Kiểu nhân “tầng đời nền móng”

Một phần của tài liệu nhân vật nữ trong truyện ngắn việt nam từ năm 1986 đến năm 2000 qua sáng tác của các nhà văn nữ (Trang 81)

3.1.1. Kiểu nhân vật giàu đức hi sinh

Chiến tranh đã lùi xa, đủ độ lùi thời gian để nhìn nhận lại một thời con người biết xả thân vì nghĩa lớn, quên mình vì mọi người. Chiến tranh không chỉ cướp đi

(*)“Mẹ tôi là như vậy, sống bằng tình thương là nhiều, lặng lẽ sống bằng thói quen nhường nhịn và hy sinh là nhiều… Những người đàn bà như mẹ tôi bao giờ cũng lẫn vào đám đông, cái đám đông những con người lao động của cái tầng đời nền móng, lúc nào và ở đâu cũng gợi lên cái cảm tưởng lầm lũi và lẳng lặng chịu đựng”

mạng sống, chiến tranh còn để lại những lại những vết tích không dễ xóa mờ. Trong văn học Việt Nam hôm nay, chiến tranh trở thành một đề tài quan trọng, thu hút một đội ngũ sáng tác hùng hậu. Viết về chiến tranh, văn học đã tái hiện được không khí trận mạc của một thời lửa đạn cũng như những mặt trái của nó. “Có thể nói trong cảm hứng nhận thức lại, tầm bao quát đề tài của các tác giả nam có tính nhân loại. Điều đó cho thấy tư duy phân tích, khái quát là đặc điểm ưu trội của các nhà văn nam. Còn các văn nữ với sự nhạy cảm riêng của phái mình đã có những cách biểu đạt riêng. Họ phản ánh mặt trái cuộc chiến bằng những câu chuyện giản dị mà giàu lòng trắc ẩn”[131]. Mặt khác, “phụ nữ “can dự” đến chiến tranh không ít hơn nam giới. Thậm chí, trong chiến tranh, không phải chỉ những người lính đàn ông trực tiếp chiến đấu mới phải chịu đựng những đau đớn của việc kề cận sống chết, mà phụ nữ mới chính là người chịu mất mát “kép”. Với họ, chiến tranh là những bất an, là khao khát, là vọng phu, là những chấn thương thể xác và tinh thần”[5]. Truyện ngắn của các nhà văn nữ hôm nay đã đề cập, đi sâu, bóc tách đến tận cùng những nỗi đau, những thân phận bi kịch. Đó là tiếng nói cảm thông, giãi bày, chia sẻ.

Chiến tranh đã cướp đi của người phụ nữ nhiều thứ: tuổi trẻ, tình yêu, thiên chức làm vợ, làm mẹ... Hai Mật trong truyện ngắn Trên mái nhà người phụ nữ của Dạ Ngân đã ba lần đứng trước cơ hội có gia đình. Một mái ấm gia đình bình dị, đơn sơ giống như bao người phụ nữ bình thường khác. Điều tưởng chừng như đơn giản ấy lại vượt quá tầm tay của chị. Bão tố chiến tranh đã ba lần cướp mất những người đàn ông thân yêu của chị. Họ ra trận và không bao giờ trở về. Chỉ có người phụ nữ vò võ hằng đêm nhìn lên mái nhà chông chênh, ở đó, “đêm đêm cuộc chiến tranh vẫn chưa hề nguội lạnh”[101, tr.38]. Chị chấp nhận số phận của mình, chấp nhận sự cô đơn trống vắng mà không hề ca thán, không hề oán trách. Việc nhận thức được phẩm giá của mình giúp cho con người khiêm tốn, kiên cường và bản lĩnh hơn. Tác phẩm là tiếng nói lên án bão tố chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh phũ phàng của nó.

Truyện ngắn Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo gieo vào lòng người đọc sự ám ảnh không nguôi về thân phận những cô gái thanh niên xung

phong ở chốn giáp ranh giữa địa ngục và trần gian. Chiến tranh đã bào mòn hình hài của họ nhưng trái tim yêu thương và khát vọng hạnh phúc thì vẫn còn nguyên vẹn. Bi kịch của Thảo, của chị Thắm, của những cô gái Trường Sơn là bi kịch của một thế hệ đã dấn thân vì đất nước. Chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, vẻ đẹp thanh xuân của những cô gái nơi chiến trường. Không những thế, họ còn bị tổn thương bởi sự cô đơn đặc quánh và khắc nghiệt của cuộc chiến, càng ngày họ càng trở nên tách biệt với đồng loại, trở nên hoang dã và nhiều lúc như người hoá điên: “Trên sàn chòi khấp khểnh, ba cô gái đang vừa cười vừa khóc, tay dứt tóc và xé quần áo. Còn một cô khác trẻ hơn đang chạy tới chạy lui ôm đầu đầy tuyệt vọng”[47, tr.88]. Phải chăng, sự cô độc, thiếu vắng bóng dáng của người khác giới; mặt khác, sự ẩn ức, những ham muốn dồn nén đã được các cô gái Trường Sơn thể hiện bằng những tràng cười man dại, những thân thể trần truồng, những vẻ mặt bơ phờ… Võ Thị Hảo đã có một cái nhìn nhân bản về hành động của những cô gái trong chốn hoang vắng ở Rừng Cười. Đó là cái nhìn vừa trần trụi, vừa cảm thông. Là cách lý giải hiện tượng tính dục dưới ánh sáng của phân tâm học, đi vào ẩn ức tâm sinh lí của người nữ. Là một bức thông điệp đầy tính nhân văn về quyền sống của người phụ nữ.

Chiến tranh là một thảm họa do con người tự tạo ra. Chiến tranh đồng nghĩa với chết chóc, mất mát, chia lìa. Nhưng trong tột cùng của đau thương vẫn nảy nở những tình yêu vĩ đại. Mô típ “vọng phu” trở nên quen thuộc và phổ biến của truyện ngắn giai đoạn này. Với ngòi bút sắc lạnh và tỉnh táo khi viết về những người phụ nữ ở hậu phương, về trận tuyến ở nơi không tiếng súng nhưng không kém phần ác liệt ấy, truyện ngắn nữ hôm nay đã đi đến tận cùng, bóc tách những nỗi đau thầm kín của người phụ nữ, những nỗi đau âm ỉ và dai dẵng nhưng không dễ giải bày. Truyện ngắn Hồn trinh nữ của Võ Thị Hảo đã tái hiện lại bi kịch của một gia đình có nhiều kiếp đàn bà chôn chân chờ chồng đi lính. Chỉ là một lát cắt của chiến tranh, nhưng mấy ai thầm hiểu nỗi đau xé lòng của người phụ nữ nơi hậu phương. Bao nhiêu năm kiên trinh chờ chồng, họ được gì, mất gì hay chỉ là những giọt nước mắt khóc thầm: “…tất cả đều đẹp nhưng mái đầu ta và ông ấy tự lúc nào đã ngã màu sương”[47, tr.35]. Thời gian và chiến tranh đã cướp đi của họ nhiều thứ: tình

yêu, tuổi trẻ, nhan sắc… và ném trả lại cho họ khuôn mặt già nua của sự chờ đợi cùng nỗi đau âm ỉ vì một thời đáng lẽ ra họ được sống, được yêu. Cô gái bé bỏng trong gia đình bất hạnh ấy cũng là nạn nhân của chiến tranh, nàng đã hy sinh tuổi thanh xuân để chờ đợi người yêu đi lính đến lỡ thì: “Đã mười bảy năm rồi, cô gái chờ người lính ấy. Từ một thiếu nữ như nụ hoa chớm hé, nàng đã trở thành một cô gái quá lứa lỡ thì”[47, tr.38]. Chiến tranh đã cướp đi của nàng một chàng trai bẽn lẽn, ngượng ngùng ngày nào và ném trả lại cho nàng một người đàn ông hoàn toàn xa lạ. Ngày đoàn viên nàng đã khóc “vì nàng phải chờ đợi quá lâu, và người nàng chờ nay đã biến thành một người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép”[47, tr.39]. Từ vóc dáng, cử chỉ, hành động cho đến lời nói của anh hằn sâu sự khốc liệt của chiến tranh, ngay cả trong tiệc cưới anh “không biết nói chuyện gì khác ngoài chuyện chém giết. Anh kể về những bữa tiệc sơn hào hải vị và ngập máu trong triều đình, về cung cách người ta giết nhau trong thời bình và say sưa mô tả các kiểu chết của nhiều người khác nhau dưới tay kiếm của anh”[47, tr.40]. Người trinh nữ hoàn toàn tuyệt vọng, kể từ đó nàng luôn sống trong nỗi ám ảnh và sợ hãi về tội ác mà chồng nàng đã gây nên. Sau đêm tân hôn ám ảnh, chồng nàng bỏ đi biệt xứ, “chỉ còn lại nơi quê nhà người trinh nữ lỡ thì. Nàng sống âm thầm như một cái bóng”[47, tr.44]. Bi kịch của người trinh nữ cũng chính là bi kịch của đời người. Mòn mõi chờ đợi trong cuộc chiến, bước ra khỏi cuộc chiến với nỗi đau nhức về tinh thần lẫn thể xác. Vết tích chiến tranh và thời gian hằn sâu trên khuôn mặt và cuộc đời của họ.

Chị Niềm trong Dù phải sống ít hơncủa Dạ Ngân lại mang một bi kịch khác. Lúc Thịnh ra đi, chị là vợ chưa cưới của anh. “Vắng anh hai chục năm trời, chị vẫn giữ nguyên vẹn cái dáng con gái ấy chờ anh. Giờ quá tuổi, chị không thể có con được, không thể có vẻ tươi tròn sau cái vặn mình sinh nở nhưng chị có cái dáng son trẻ ngày nào. Nét đẹp của chị dừng ở cái quãng cô dâu sau ngày cưới”[101, tr.41]. Sau chiến tranh, Thịnh, chồng chưa cưới của chị, lành lặn trở về. Dù đã nên duyên vợ chồng sau hai mươi năm đằng đẳng chờ chồng. Nhưng hạnh phúc đi kèm với nỗi bất hạnh vì giờ đây chị không thể sinh con. Nỗi đau lớn nhất trong đời của người

phụ nữ là không một lần được hưởng trọn niềm vui làm mẹ. Đó còn là nỗi đau của người vợ đã hóa điên và hành trình phiêu bạt đi tìm người chồng mà chị tin là vẫn còn sống trong truyện ngắn Trận gió màu xanh rêu của Võ Thị Hảo. Là bi kịch của người vợ thủy chung, tần tảo chờ đợi chồng ngoài mặt trận, vừa chia sẻ cùng chồng nỗi đau nhức khi người lính ấy trở về từ cuộc chiến trong truyện Bản lý lịchcủa Y Ban.

Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận nhưng họ đều là nạn nhân của chiến tranh. Khi viết về nỗi đau của người phụ nữ trong chiến tranh, các nhà văn nữ thể hiện sự cảm thông, sự thấu hiểu đồng thời trân trọng những hy sinh thầm lặng nhưng phi thường của họ. “Dám nhìn thẳng vào mặt trái của chiến tranh cũng là một cách thể hiện một thái độ thẳng thắn tiếng nói của chính giới mình”[131].

Truyện ngắn của các nhà văn nữ hôm nay có cái nhìn khách quan và chân thực về cuộc chiến, không phải bất kì người đàn bà nào cũng biết vượt qua nghịch cảnh, kiên trinh chờ chồng. Cuộc chiến ở nơi không tiếng súng cũng không hề yên ả. Vẫn có những người phụ nữ ngã quị. Người lính trong truyện ngắn Biển cứu rỗi

của Võ Thị Hảo trở về sau cuộc chiến mường tượng ra viễn cảnh người vợ như một nàng Tô Thị bồng con đón chồng. “Nhưng chẳng ai ra đón anh cả. Trong căn nhà lá tối mờ có đến ba đứa trẻ lít nhít trứng gà trứng vịt với ba gương mặt hoàn toàn khác nhau. Vợ anh hốc hác, nửa thân trên gần đổ về phía anh, nhưng chân cứ như bị chôn chặt trong xó nhà, ngó anh trân trân rồi sụp xuống đất, òa lên tức tưởi”[47, tr.7,8]. Ngôi nhà bên đường chiến tranh, động mạch của chiến tranh, những cuộc giao hoan vội vã thoảng mùi chết chóc trước khi đi vào họng tử thần đã cướp mất của người lính một mái nhà yên vui, để rồi anh chua chát nhận ra rằng “số phận không dành cho anh người đàn bà bạc tóc chờ chồng”[47, tr.8]. Nhà văn Võ Thị Hảo nêu lên mặt trái, góc khuất của chiến tranh. Dẫu biết rằng đây chỉ là hiện tượng mang tính cá biệt nhưng nó có nguyên do riêng. Bởi ở những ngôi làng vắng bóng đàn ông ấy, những người phụ nữ ngày ngày âm thầm làm thay những công việc của đàn ông. Họ cần được che chở, họ cũng có những khát khao ham muốn của đời người. Để rồi ngã quị. Thấu hiểu được tâm trạng và nỗi lòng của những người phụ nữ phải gánh

chịu những đau thương mất mát quá lớn ấy, nhà văn không chỉ hướng ngòi bút vào việc lên án chiến tranh mà còn thể hiện sự cảm thông chia sẻ. Đó là tiếng nói tri âm của người đồng giới.

Cùng với mô típ “vọng phu”, mô típ “góa phụ” cũng được nhiều nhà văn đề cập đến trong sáng tác của mình. Truyện ngắn Nhà không có đàn ông của Dạ Ngân là nghịch cảnh đau đớn và nghiệt ngã về một đại gia đình gồm năm người phụ nữ của ba thế hệ sống âm thầm dưới một mái nhà. Họ có điểm chung là không chồng, người thì chồng mất sớm, người thì quá lứa, người thì chồng hy sinh ngoài mặt trận. Ấn tượng với người đọc là hai chị em Hai Thảo và Út Thơm, hai cô gái trẻ, bước qua cuộc chiến với nỗi đau âm ỉ của đời người. Họ trở thành góa phụ. Nếu Út Thơm “ở góa từ rất sớm, hồi mới hai mươi tuổi, ngay hôm đất nước hòa bình”[114, tr.40] thì Hai Thảo, chị của Út Thơm “cũng có một anh bộ đội trên bàn thờ nhưng bất hạnh hơn cô em là không kịp sanh với chồng một đứa con, mỗi khi nhớ lại mối tình tức tưởi của mình, chị cũng nhớ được số lần hai người gần nhau mà chị có thể đếm trên đầu ngón tay”[114, tr.43]. Như rất nhiều người phụ nữ trên đất nước này, bước ra khỏi cuộc chiến với nỗi đau nhức vì sự mất mát quá lớn, Hai Thảo, Út Thơm âm thầm chịu đựng nghịch cảnh của mình. Dạ Ngân đã nhạy cảm với nỗi đau của người trong cuộc, “đau cái đau của người cùng giới”[130, tr.70]. Mỗi trang viết, mỗi nhân vật là sự thổ lộ, giãi bày nỗi lòng và khát vọng tình yêu, hạnh phúc của con người.

Người mẹ trong truyện Đôi giày đỏ của Nguyễn Thị Thu Huệ đã vượt lên nghịch cảnh để một mình vò võ nuôi con khôn lớn. Chiến tranh đã cướp mất người chồng, nhưng không thể cướp mất của chị niềm khát khao hạnh phúc và niềm tin vào cuộc sống. “Anh đã mất mười bốn năm. Em nuôi con khôn lớn, ăn học. Mai con mười tám tuổi em định làm cơm xin phép anh cho em đi bước nữa. Một mình, em cô đơn lắm, anh lại không về. Ngay đến nắm xương cũng chẳng có mà thờ”[52, tr.96]. Cảm giác cô đơn choán ngợp trong phần đời còn lại khiến người phụ nữ giật mình, muốn đi bước nữa. Trong giấc mơ kì lạ mà đứa con gái kể lại về ngày mẹ đi lấy chồng, về đôi giày đỏ, về nụ cười xa vắng của bố. Người mẹ cảm thấy chạnh lòng và đi đến một quyết định khó khăn: “Em chẳng đi đâu nữa. Em ở nhà, thờ

anh”[52, tr.96]. Bởi cảm giác và linh tính mách cho chị biết: “Bố không vui đâu. Mẹ biết bố cười đấy nhưng bố đau khổ lắm. Càng cười càng khổ”[52, tr.96]. Chỉ có tấm lòng bao dung, tình yêu chồng, yêu con vô bờ bến chị mới chấp nhận hy sinh tất cả. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã hướng ngòi bút của mình đến vấn đề rất “nhạy” của người phụ nữ: cảm giác cô đơn trong những ngôi nhà không có bóng đàn ông.

Mỗi người là một thân phận, một cuộc đời. Họ có nỗi đau riêng, bi kịch riêng nhưng có cùng điểm chung: họ đều là nạn nhân của chiến tranh. “Mỗi người trong số họ là đánh dấu cho một cuộc chiến tranh. Nhiều người trong đó không biết chữ. Thế nhưng họ đều là hiền nhân cả đấy và không tan trong thời gian, bởi vì họ là những người đầu tiên kêu gọi nhân loại hãy phỉ nhổ sự đẫm máu, bằng bản năng mềm yếu đầu tiên của giống yếu. Nhưng khi cuộc chiến xảy ra, thì họ lại chính là những người nhoi nhoai ra khỏi nó muộn nhất, và gần như không bao giờ họ nhoài ra được cái vùng đẫm máu ấy. Trong trường hợp đó, nỗi đau khổ của đàn bà cũng như một sự cứu chuộc thế giới”[46, tr.12]. Chấp nhận chờ đợi, chấp nhận mất mát, đây là kiểu nhân vật mang đậm vẻ đẹp tính nữ. Chính họ “đã để lại cho hôm nay một tư thế bất tử từ thiên chức của người phụ nữ giữa chiến tranh và chết chóc”[101, tr.93]. Viết về chiến tranh, các nhà văn nữ thường đi sâu vào những khao khát phụ nữ, vào thế giới nội cảm, chiến tranh và nhân bản. Qua đó thể hiện sự đồng cảm, trải nghiệm về số phận người phụ nữ trong và sau chiến tranh. “Từ cái nhìn “thiên tính nữ” (cái nhìn của những nhân vật nữ, những nhà văn nữ hay những nhà văn nam đã đặt mình vào địa vị phụ nữ để cảm nhận về chiến tranh), văn xuôi hậu chiến viết về chiến tranh đã có thêm một khuôn mặt khác trước – khuôn mặt phụ nữ giàu tính nhân bản”[5].

Mô típ “góa phụ”, “vọng phu” khá phổ biến trong văn xuôi viết về chiến

Một phần của tài liệu nhân vật nữ trong truyện ngắn việt nam từ năm 1986 đến năm 2000 qua sáng tác của các nhà văn nữ (Trang 81)