Chútrọng phát triển nông nghiệp gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn “Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam” (Trang 33 - 36)

2. Một số kinh nghiệm về công nghiệp hóa của một sốn ước có thể

2.2. Chútrọng phát triển nông nghiệp gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn

hóa, hin đại hóa nông thôn

Kinh nghiệm của Malaixia cho thấy, nông nghiệp không phải là một ngành sản xuất độc lập hoàn toàn với các ngành sản xuất và các lĩnh vực khác, trái lại khi đã vượt qua ngưỡng sản xuất tự túc sang sản xuất hàng hóa theo xu hướng tiến triển của công nghiệp hóa thì mối quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác ngày càng chặt chẽ. Vấn đề này cần được xem xét và xử lý phù hợp. Trong suốt thời gian dài công nghiệp hóa ở Malaixia, nông nghiệp luôn được coi trọng là tiền đề cho phát triển công nghiệp trong bước đi ban đầu và khi cơ cấu kinh tếđã có sự thay đổi dưới tác động của công nghiệp hóa, Malaixia vẫn chú trọng đến phát triển nông nghiệp.

Hiện nay, nước ta có trên 60% lao động làm nghề nông và 80% dân cư sống ở nông thôn. Sản xuất nông nghiệp, nông thôn nước ta về cơ bản còn mang tính chất sản xuất nhỏ, thủ công, lạc hậu và phân tán, trình độ phát triển kinh tế hàng hóa còn thấp kém. Thực tếấy cho thấy, phát triển nông nghiệp nông thôn cũng là một vấn đề mấu chốt trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đểđưa nông thôn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đang là một trong những nội

dung màĐảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nông thôn nước ta có nhiều tiềm năng, đó là nền nông nghiệp với nông, lâm, thủy sản, ngoài nông nghiệp nhiều vùng nông thôn. Tuy vậy, tự thân nông nghiệp và nông thôn không thể phát huy được những tiềm năng đó. Do vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn cần phải cóđược sự tác động mạnh mẽ từ phía Nhà nước. Thực tế khu vực nông thôn không thể tự mình đổi mới công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, giải quyết lao động dôi dư và nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển. Trong điều kiện đó, sự hỗ trợ của Nhà nước và các ngành kinh tế với phát triển nông nghiệp và nông thôn làđiều kiện không thể thiếu được. Giải quyết được vấn đề này sẽ tạo ra những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn, đồng thời chính công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn sẽ tạo ra những điều kiện tiên đề có tính chất trọng yếu về kinh tế - xã hội cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Do vậy theo quan điểm của Đảng ta, nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phải gắn liền với việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với phân công lại lao động ở nông thôn; phát triển thị trường nông thôn đặc biệt là chú trọng giải quyết vấn đề tiêu thụ nông phẩm, nông sản; thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn cần tập trung phát triển sản xuất gắn với công nghiệp chế biến một số loại sản phẩm thiết yếu cho nhân dân. Trên cơ sởđó sẽ khai thác có hiệu quả tiềm năng to lớn vềđất đai, rừng biển, tiềm năng lao động ở nông thôn và hướng nông thôn phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo sựổn định chính trị - xã hội nông thôn. Vì vậy:

- Phát triển kinh tế nông thôn phải được đặt trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu, nội dung và bước đi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần phải được quán triệt không chỉ trong nhận thức mà

trong mọi hoạt động của Nhà nước, của các ngành kinh tếđối với nông nghiệp.

- Nhà nước cần có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thực tế tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp, nông thôn hiện nay còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần hỗ trợ tích cực hơn nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, nhà nước cần cung cấp nguồn tín dụng trung hạn, dài hạn để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của nông thôn. Đồng thời Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể về hỗ trợ kỹ thuật, chính sách trợ giá và cung cấp những thông tin kinh tế - kỹ thuật, thông tin về giá cả cho người sản xuất. Đặc biệt khi chuyển sang kinh tế thị trường, kinh tế nông thôn thường gặp nhiều trở ngại so với khu vực đô thị trong việc tiếp cận các loại thị trường khác nhau nên họ thường bị thua thiệt và cần có sự can thiệp của nhà nước. Điều đó cho thấy, cần có sự kết hợp hài hòa giữa mở mang thị trường với các chính sách kinh tếđối với nông thôn làđiều kiện đảm bảo cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả. Trước những vấn đề bất cập về sản xuất và tiêu thụ nông phẩm ở nông thôn hiện nay, Nhà nước cần tạo môi trường mở mang phát triển thị trường tiêu thụ nông phẩm, cùng với việc phát triển các dịch vụ sản xuất (chế biến, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo ngành nghề kỹ thuật…) nhằm khuyến khích và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất trong nông thôn.

- Nhà nước cần có những biện pháp tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo phân công lao động tại chỗ trên cơ sởđa dạng hóa ngành nghề nông thôn. Chính trên cơ sởđó sẽ tạo ra bước chuyển biến về phân công lao động xã hội nông thôn. Lao động nông nghiệp sẽđược chuyển dần sang hoạt động công nghiệp và dịch vụở nông thôn. Điều đó sẽ giải quyết vấn đề bức xúc của nông thôn hiện nay, tình trạng dân số tăng nhanh, diện tích ruộng đất có hạn, thiếu việc làm, thu nhập thấp.

- Nhà nước cần xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn, gắn với việc quy hoạch ngành nghề, định hướng phát triển ngành nghề. Do vậy, phát triển công nghiệp nông thôn hiện nay cần tập trung vào các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống; công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây dựng; các ngành nghề truyền thống, gia công hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, kể cả nhận gia công, chế tạo bộ phận, các chi tiết của sản phẩm cho xí nghiệp ở thành thị và khu công nghiệp tập trung. Đồng thời phát triển giao thông vận tải; dịch vụ thương mại, kỹ thuật cảđầu vào vàđầu ra phục vụ sản xuất và tiêu dùng ở nông thôn.

Kinh nghiệm cho thấy, cần xác định rõ thế mạnh và thế yếu của nông thôn so với đô thịđể tập trung phát triển các ngành nghề mà công nghiệp nông thôn có khả năng phát triển ổn định, lâu dài, đem lại hiệu quả cao, như ngành nghề sử dụng nhiều lao động, cần ít vốn, sử dụng ít năng lượng và nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, quy mô sản xuất nhỏ… cho phù hợp với điều kiện của nông thôn, nhất là trong thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Từđó sẽgóp phần cải thiện mức sống, chất lượng sống tại các vùng nông thôn và hạn chế dòng dân di cư quá mức từ nông thôn ra thành thị.

Một phần của tài liệu Luận văn “Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam” (Trang 33 - 36)