Lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn “Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam” (Trang 29 - 33)

2. Một số kinh nghiệm về công nghiệp hóa của một sốn ước có thể

2.1. Lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa phù hợp

Trong bối cảnh quốc tế mới, việc lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa phù hợp là hết sức quan trọng, ví nó không chỉđáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế mà còn đảm bảo các mục tiêu chính trị - xã hội đối với sự phát triển của đất nước.

Trên thực tế, công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu không còn phù hợp vì nền kinh tế toàn cầu đang tiến gần đến sự vận hành như một guồng máy thống nhất. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997) cho thấy công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu cũng không phải là hoàn toàn tối

ưu. Vì sự lệ thuộc vào nguồn vốn, công nghệ, thị trường bên ngoài tiềm ẩn những rủi ro mà hậu quả không lường trước được.

Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy, với Việt Nam trong công nghiệp hóa đang đứng trước thực tế phải lựa chọn giữa công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu hay công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Thực tế, sự lựa chọn dựa nhiều vào các yếu tố bên trong hay dựa nhiều vào các yếu tố bên ngoài là tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nước và những thay đổi trong đời sống kinh tế quốc tế. Kinh nghiệm cho thấy, dựa vào bất kỳ phía nào một cách thái quá cũng đều bất lợi. Vậy cần có sự bổ sung kinh tế nghĩa là bổ sung những nhân tố thiếu để kết hợp chúng với những nhân tố thiếu để kết hợp chúng với những nhân tố sẵn có bên trong các nước đang phát triển nhằm đạt tới hiệu quả tối đa xét cả về mặt kinh tế và xã hội.

Việt Nam đang thiếu vốn, thiếu kỹ thuật tiên tiến, thiếu thị trường, vì vậy cần mở cửa nền kinh tếđể tranh thủ những khả năng đó. Đồng thời để phát triển, trong công nghiệp hóa chúng ta cũng không thể coi trọng những lợi thế bên trong về lao động, tài nguyên và thị trường trong nước. Đảng ta đã chỉ rõ, công nghiệp hóa theo đường lối đổi mới hướng vào xây dựng hệ thống kinh tế mở trên cơ sở giao lưu thông suốt trên thị trường trong nước và hội nhập với kinh tế trên thế giới. Thực tế cho thấy:

- Cơ cấu sản xuất vàđầu tư tối ưu phải hướng vào những sản phẩm và dịch vụ tận dụng được lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Nhập khẩu nhiều không hẳn là lệ thuộc vào bên ngoài nếu cán cân thương mại quốc tếđi dần tới cân bằng và tiến tới xuất siêu.

- Hướng mạnh về xuất khẩu, thực chất làđặc sản phẩm trong nước (kể cả hàng hóa và dịch vụ) trong quan hệ so sánh với sản phẩm của nước ngoài, buộc sản phẩm trong nước phải có sức mạnh cạnh tranh không chỉ trên thị trường quốc tế mà cả thị trường trong nước. Chỉ có hướng mạnh về xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh, mới phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng được thị

trường trong nước và ngoài nước, đẩy nhanh đổi mới công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả.

- Hướng về xuất khẩu không có nghĩa là coi nhẹ thị trường nội địa; hàng xuất khẩu được thì cũng đáp ứng được nhu cầu trong nước, cạnh tranh được với hàng nước ngoài trên thị trường nội địa; kim ngạch xuất khẩu tăng thì sức mua nội địa tăng, khả năng nhập khẩu cho sản xuất vàđời sống trong nước cũng được nâng cao. Hướng về xuất khẩu không loại trừ việc thay thế nhập khẩu, nhưng không phải thay thế với bất cứ giá nào mà phải lựa chọn những mặt hàng sản xuất trong nước có hiệu quả, có sức cạnh tranh với hàng nước ngoài.

Do vậy, trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta cần có những biện pháp để bảo vệ nền công nghiệp trong nước, nhất là những ngành công nghiệp non trẻ có nhiều triển vọng có xu hướng phát triển thành công trên thị trường thế giới. Thực tế, tự do hóa quan hệ kinh tếđối ngoại và bảo hộ công nghiệp trong nước là hai mặt không hềđối lập nhau, mà bổ sung cho nhau. Sự kết hợp giữa hai loại biện pháp đóđang là một thực tếở một số nước đang phát triển. Vì vậy với nước ta, sự tồn tại song song, xen kẽ của hai chiến lược thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu sẽ cho phép chúng ta khai thác được những hạt nhân hợp lý của lý thuyết về lợi thế so sánh để mở rộng sự tham gia vào phân công lao động quốc tế, tranh thủ cơ hội phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Như vậy, thừa nhận tính tất yếu của chiến lược hướng về xuất khẩu, có thay thế nhập khẩu đóng vai trò bổ sung có nghĩa là xét về lâu dài thì hướng vào xuất khẩu sẽ là xu hướng chi phối nền kinh tế nước ta trong quá trình công nghiệp hóa. Việc bảo hộ một số ngành công nghiệp trong nước là cần thiết để tiến tới xây dựng một nền kinh tế quốc dân mạnh làm chỗ dựa vững chắc cho độc lập dân tộc.

Tuy nhiên, hội nhập quốc tế khi cạnh tranh quốc tế ngày càng diễn ra gay gắt, công nghiệp hóa theo hướng hội nhập quốc tế trong bối cảnh tình

hình kinh tế có nhiều biến động sẽ có những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoáở nước ta. Do vậy:

+ Khi triển khai công nghiệp hóa cần kịp thời nắm bắt tình hình biến động của kinh tế thế giới đểđiều chỉnh sự phát triển kinh tế, sắp xếp cơ cấu kinh tế theo hướng năng động, hiệu quả nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh cũng nhưđảm bảo sự phát triển bền vững. Thực tếấy chỉ ra rằng, nước ta cần phải kết hợp tốt công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, thực hiện tăng trưởng bền vững theo hướng hội nhập quốc tế. Trong đó, công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu là trọng tâm, đóng vai trò quyết định và chi phối, còn thay thế nhập khẩu sẽđóng vai trò bổ sung.

+ Phải tuân thủ quy luật phát triển khách quan của thị trường trong nước và ngoài nước, phải tính đến xu thế mới, tận dụng được thời cơ, vượt qua được thách thức để mở mang kinh tếđối ngoại, không thể bị lôi cuốn với bất cứ giá nào, trong đóý thức tự lực tự cường, tự trang trải, tự hạn chếđể tìm tòi từng bước đi vững chắc ổn định vàđiều tư phải giữ cho được. Như vậy, hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới phải trên cơ sở phát huy tới mức cao nhất nội lực và không thể bỏ quên thị trường nội địa. Phải khẳng định nước ta có một dung lượng thị trường với khoảng 80 triệu dân nên với ta vấn đề là cách sản xuất thay thế nhập khẩu phải được thực hiện như thế nào cho có hiệu quả và việc nhập khẩu được khuyến khích khi nó góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước và cũng để tăng cường xuất khẩu.

+ Để rút ngắn giai đoạn phát triển, cần thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Tính chiến lược của các ngành này được thể hiện qua các tiêu chuẩn sau: một là, phải có tốc độ tăng trưởng cao, có giá trị gia tăng cao và duy trì trong một thời gian dài, ít nhất là 5 năm, hay dài hạn hơn; hai là, chúng phải có tác động lan truyền quyết định và mang tính đột phá tới tăng trưởng của nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế; ba là, phải có hàm lượng công nghệ tiên tiến đảm bảo nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên

thị trường, đồng thời có tác động đổi mới công nghệ tới nhiều ngành và nhiều lĩnh vực của nền kinh tế; bốn là, chúng có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Đó có thể là các ngành như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, điện tử.

+ Đểđẩy mạnh được xuất khẩu trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay gắt cần đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu đi đôi với việc xây dựng một số hàng hóa xuất khẩu chủ lực; tăng phần chế biến các hàng hoá xuất khẩu thôđể tăng giá trị gia tăng cho hàng hóa, tăng hàm lượng lao động và công nghệ trong hàng hóa và cũng để tạo thêm việc làm nâng cao năng lực công nghệ trong nước.

Một phần của tài liệu Luận văn “Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam” (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)