7. Kết cấu của đề tài
1.3.3. Nội dung kiểm trasau thôngquan hàng hóa xuất nhập khẩu
Đối với kiểm tra sau thông quan nói chung, nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra tính đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ Hải quan; kiểm tra tính chính xác của các căn cứ tính thuế, tính chính xác của việc khai các khoản thuế phải nộp, đƣợc miễn, không thu, đƣợc hoàn; kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về thuế; kiểm tra việc thực hiện pháp luật về Hải quan.
Theo đó, kiểu tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất là kiểm tra xem việc khai báo tên hàng đã đúng với thực tế hàng
hóa chƣa?
Thứ hai là kiểm tra mã số khai báo có đúng với thực tế hàng hóa, đúng với
tên hàng không, có tuân theo 6 quy tắc chung của WCO và tuân thủ quy định hiện hành về phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu luật không? Để kiểm tra đƣợc điều này, cần đối chiếu với các thông tin đã có đƣợc trong các giai đoạn trƣớc, danh mục Biếu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khau (Biếu thuế nhập khẩu ƣu đãi và Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi đặc biệt); so sánh với các quy định hiện hành của Lào về phân loại hàng hóa.
Thứ ba là kiểm tra xuất xứ hàng hóa, có thuộc quốc gia/ vùng lãnh thổ đã kí
kết Hiệp định/ thỏa thuận ƣu đãi với Lào hay không?
Thứ tư là mặt hàng có thuộc danh mục quy định riêng của các Bộ quản lý
chuyên ngành hay không?
Thứ năm là doanh nghiệp có thuộc diện đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi
về thuế không?
Thứ sáu là với mã số và các nội dung nhƣ trên thì thuế suất thuế nhập khẩu/
xuất khẩu, thuế VAT hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) đổi với hàng hóa khai báo có chính xác không?
Để thực hiện đƣợc các nội dung trên, kiểm tra sau thông quan phải kiểm tra các thông tin về hàng hóa trên cơ sở:
+ Khai báo của chủ hàng trên tờ khai Hải quan, tờ khai trị giá + Hợp đồng thƣơng mại,
+ Chứng từ thƣơng mại
+ Chứng thƣ giám định (nếu có)
+ Kết quả kiểm hóa và áp mã tính thuế của Hải quan
+ Hàng hóa và nơi sản xuất, dây chuyền sản xuất nếu cần thiết và còn điều kiện
1.3.3.1 Kiểm tra tính chính xác của tên hàng và mã số khai báo.
Thứ nhất, cần kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa trên hợp đồng có khớp với tên hàng, mã số ở khai báo Hải quan không, trƣớc hết phải kiểm tra tính xác thực của hợp đồng: hợp đồng có đúng của lô hàng khai báo không? Khi đó tên trên hợp đồng có đúng với thực tế hàng hóa không?
Các nội dung chủ yếu cần kiểm tra trên hợp đồng thƣơng mại bao gồm: + Tên hàng hóa
+ Số lƣợng
+ Quy cách phẩm chất + Giá cả
+ Phƣơng thức thanh toán + Địa điểm, thời gian giao hàng
Cần so sánh, đối chiếu các nội dung này thông qua kiểm tra các chứng từ thƣơng mại thƣờng gặp nhƣ chứng từ vận chuyển; hóa đơn thƣơng mại; chứng từ bảo hiểm; bảng kê chi tiết; giấy chứng nhận phẩm chất; giấy chứng nhận xuất xứ.
Thứ hai là kiểm tra chứng từ vận chuyển. Kiểm tra chứng từ vận chuyển là việc kiểm tra các chứng từ do ngƣời vận chuyển hoặc đại lý của ngƣời vận chuyến lập ra để xác nhận rằng mình đã nhận hàng để chở. Việc kiểm tra thƣờng đƣợc thực hiện đối với một số loại chứng từ vận chuyến thông dụng nhƣ vận đơn đƣờng biến; giấy gửi hàng đƣờng biến; chứng từ vận tải liên hợp (COMBIDOC-Conbined transport document); chứng từ vận tăi đa phƣơng thức (MTD - Multimodal transport document); chứng tù’ vận tải hàng không (hay vận đơn hàng không - Airway Bill hoặc Aircraft Bill of lading); các chứng từ vận tái đƣờng sổng, đƣờng sắt, đƣờng bộ; hoặc các chứng từ vận tải do ngƣời giao nhận phát hành.
Việc kiểm tra chứng từ vận chuyển cho phép công chức kiểm tra sau thông quan xác định đƣợc hàng hóa khai báo trong hồsơ Hải quan có chính xác không: có
đúng tên hàng, mã số, đúng xuất xứ không, có phù hợp với họp đồng thƣơng mại và các chứng từ khác không? Vận tải đơn có đúng là của hợp đồng đó không?
Vậy thì khi kiểm tra chứng từ vận chuyến cần tập trung vào những nội dung sau:
+ Tên tàu;
+ Cảng xuất phát, cảng xếp hàng; + Cảng đển, cảng dỡ hàng;
+ Ngày và nơi kí phát vận tải đơn; + Ngƣời lập chứng từ vận tải; + Ngày xếp hàng lên tàu;
+ Tên, địa chỉ hãng vận chuyến;
+ Kí mã hiệu lô hàng; số hiệu các container, kiện hàng; + Sổ lƣợng kiện, container, bao hàng;
+Mô tả hàng hóa; trọng lƣợng hàng hóa; + Các ghi chú về cƣớc phí.
+ Một nội dung rất quan trọng là số vận đơn (B/L number, hoặc MTD number nếu là chứng từ vận tải liên hợp)
Tại sao phải kiểm tra nội dung ngày kí phát vận đơn? Vì nếu theo đúng trình tự của việc chấp hành hợp đồng ngoại thƣơng thì ngày kí phát vận đơn - tức là ngày ngƣời vận chuyển xác nhận nhận hàng để chở - ngày này phải sau ngày kí kết hợp đồng thƣơng mại; có thế trƣớc hoặc sau ngày kí hóa đơn thƣơng mại vì hóa đơn là chứng từ đòi nợ của ngƣời bán nó có thể đƣợc kí phát sau tùy thuộc vào ngƣời bán. Nẻu ngày kí phát vận đơn diễn ra trƣớc ngày kí phát hóa đơn thƣơng mại thì cũng
chƣa có cơ sở khắng định hàng hóa trên vận đơn và trên hóa đơn là không cùng một lô hàng.
Nếu vận đơn này đã xác định đúng là của lô hàng đang đƣợc kiểm tra sau thông quan thì cần phải xem tên hàng ghi trên vận đơn xem có đúng nhƣ trong khai báo Hải quan không, nếu đúng thì mã số hàng hóa khai báo đã đúng chƣa.
Trên vận đơn có mục ghi cảng bốc hàng, từ đây có thế đối chiếu với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ đỏ xác định xem hàng hóa có thuộc diện đƣợc ƣu đãi về thuế suất không?
Ngoài ra thì phƣơng tiện dùng để chuyên chở hàng hóa cũng là một điếm cần lƣu ý. Phƣơng tiện chuyên chở phải phù hợp với tính chất, kích thƣớc và trọng lƣợng hàng hóa, phù hợp với quãng đƣờng vận chuyến, nếu không sẽ là điểm nghi
vấn trong khai báo của ngƣời xuất/ nhập khẩu. Ví dụ khi doanh nghiệp khai báo hàng hóa đƣợc nhập khẩu là mặt hàng ô tô mà phƣơng tiện chuyên chở lại là máy bay; hay hàng hóa có xuất xứ từ Côn Minh Trung Quốc, mà lại chở bằng đƣờng biến theo vận đơn đi thắng (Straight Bill of Lading) đển Móng Cái;...cũng là điều đáng lƣu ý.
Thứ ba là kiểm tra Hóa đơn thƣơng mại (Commercial Invoice). Kiểm tra hóa đơn thƣơng mại là kiểm tra chứng từ do ngƣời bán (ngƣời xuất khẩu) lập ra để đòi tiền ngƣời mua (ngƣời nhập khẩu) phải trả số tiền cho hàng hóa đƣợc giao. Hóa đơn thƣơng mại cũng có nhiều loại nhƣ hóa đơn tạm thời; hóa đơn chính thức; hóa đơn lãnh sự; hóa đơn chiếu lệ.
Việc kiểm tra hóa đơn tập trung vào một số nội dung cơ bản nhƣ: + Hóa đơn phải thể hiện do ngƣời thụ hƣởng phát hành
+ Nếu thanh toán bằng thƣ tín dụng thì tiền trên hóa đơn phải ghi bằng loại tiền của L/C
+ Trên hóa đơn thƣơng mại mô tả hàng hóa (description of goods) phải giống với mô tả hàng hóa trên các chứng từ khác
+ Kiểm tra số, ngày trên hóa đơn, so sánh với ngày kí hợp đồng, ngày kí phát vấn tải đơn; đối chiếu số B/L, số L/C trên hóa đơn.
Khi kiểm tra cần lƣu ý là số tiền trên hóa đơn có thế vƣợt quá số tiền cho phép của L/C và hóa đơn có thể không có chữ ký của ngƣời bán.
Thứ tƣ là kiểm tra Giấy chứng nhận phâm chat (Certificate of quality). Kiểm tra là giấy chứng nhận phấm chất là việc kiểm tra chứng từ xác định phẩm chất, quy cách của lô hàng. Đây là căn cứ để xem xét việc mô tá hàng hóa của chủ hàng. Qua việc kiểm tra chứng từ này giúp công chức KTSTQ xác định đƣợc việc kahi báo chất lƣợng hàng hóa có đúng không, tránh trƣờng hợp khai sai chất lƣợng để áp dụng mức thuế suất thấp hơn.
Thứ năm là kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) (C/O). Kiểm tra C/O là việc kiểm tra văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan đển xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.
Mục đích của việc kiểm tra C/O là để kiểm tra tính chính xác việc khai báo tên, mã hàng hóa; đặc biệt là phát hiện gian lận trong việc áp dụng mức thuế suất ƣu đãi không đúng. Vì vậy việc kiểm tra cần xem xét đển các chính sách, chế độ ƣu đãi của Nhà nƣớc ta trong thời điểm xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa.
Tùy theo nƣớc xuất xứ mà hàng hóa sẽ áp dụng một mẩu C/O khác nhau vì thế việc kiểm tra thƣờng đƣợc thực hiện đối với một số form C/O thông dụng đó là: C/O mẫu A (Form A); C/O form B; C/O form C; C/O form D; C/O form E; C/O form AK; C/O form T; C/O form O; C/O form X; C/O mẫu Handlooms; C/O mẫu Handicrafts; C/O form S.
Đặc biệt cần chú trọng khi kiểm tra các C/O form D, form AK, form E, form S vì hàng hóa có C/O form này đƣợc hƣởng mức thuế ƣu đãi nên hay bị doanh nghiệp gian lận để trốn thuế.
Việc kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ là một nội dung rất quan trọng trong công tác KTSTQ về mã số và thuế suất. Vì trên C/O thể hiện rất rõ tên thƣơng mại, ngay cá mã HS của hàng hóa. Ví dụ nhƣ trên C/O form A của hàng xuất khẩu sang EU, Nhật, AFTA mà có sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu thì ghi chữ "W" và mã HS của hàng hoá đó:
Hoặc trên C/O form AK ngay trên C/O có yêu cầu rất rõ trong phần mô tả hàng hóa phải có kèm theo mã HS của hàng hóa.
Vì vậy kiểm tra tính xác thực của C/O là một điều rất cần thiết. Điều này đƣợc thể hiện ở chữ kí và con dấu của Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O. Ngoài ra, nhờ vào việc kiểm tra C/O công chức KTSTQ biết đƣợc hàng hóa có xuất xứ tù’ nƣớc nào, có đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế suất hay không.
Ngoài ra, việc kiểm tra khai báo tên hàng, chất lƣợng, mục đích sử dụng hàng hóa có thể thực hiện trên chứng từ bảo hiểm (nhƣ Giấy chứng nhận bảo hiểm - Insurance Certifícate, hoặc Đơn bảo hiểm - Insurance Policy); chứng từ ngân hàng (lệnh chuyến tiền, giấy báo Có/báo Nợ, yêu cầu mở L/C,...); chứng từ thanh toán (thƣ tín dụng, điện chuyển tiền,...)
Thứ sáu là kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán
Mục đích của việc kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán là kiểm tra tính chính xác của tên hàng hóa khai báo, chất lƣợng, mục đích sử dụng, thông qua kiểm tra hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Nội dung kiểm tra bao gồm:
+ Kiểm tra chứng từ kế toán nhƣ phiếu nhập kho, xuất kho; hóa hơn bán hàng; hợp đồng kinh tế, giấy báo Có, báo Nợ;
+ Kiểm tra tài khoản kế toán. Việc kiểm tra tiến hành đối với một số tài khoản chủ yếu nhƣ: TK tiền mặt 111; TK tiền gửi ngân hàng 112; TK nguyên liệu vật liệu 152; TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 154; TK thành phâm 155; TK hàng hóa 156; các tài khoản chi phí (chi phí nguyên vật liệu trục tiếp 621; chi phí sản xuất chung 627; chi phí mua hàng 611); TK doanh thu 511/doanh thu nội bộ 512; TK xác định kết quả sản xuất kinh doanh 911; các tài khoản phản ánh số thuế phải nộp (TK thuế VAT đƣợc khấu trừ 131; TK thuế phải nộp 333 (3331, 3332, 3333));...
+ Kiểm tra sổ sách kế toán, bao gồm: sổ cái và sổ chi tiết các tài khoăn 111,112,131,152,154,155,156,511,512,611,621,627,911
Ngoài ra việc kiểm tra việc phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn đƣợc thực hiện thông qua việc so sánh, đối chiếu tên hàng, mã số doanh nghiệp khai báo với tên hàng, mã số đƣợc Hải quan Lào hƣớng dẫn toàn ngành hoặc Trung
tâm phân tích phân loại đã xác định; so sánh, đổi chiếu tên hàng, mã số doanh nghiệp khai báo với tên hàng, mã số hàng hóa đa số các doanh nghiệp khác khai, và đã đƣợc Hải quan chấp nhận; so sánh, đối chiếu tên hàng, mã số doanh nghiệp khai báo với tên hàng, mã số hàng hóa đã đƣợc Hải quan (Hải quan cửa khấu, kiểm tra sau thông quan) xác định lại cho doanh nghiệp khác.
1.3.3.2 Kiểm tra việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào mã số HS trong danh mục Biểu thuế và áp mã thuế
Việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải tuân thủ theo 6 quy tắc phân loại của WCO (xem chi tiết cụ thế tại Phụ lục số 01) và quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Vỉ vậy kiểm tra việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào mã sổ HS trong danh mục Biểu thuế và áp mã thuế bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất là kiểm tra sự tuân thủ trong việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo 6 quy tắc của WCO.
Trƣớc hết KTSTQ cần phải kiểm tra xem ngƣời khai Hải quan có áp dụng đúng trình tự không. Vì các quy tắc đƣợc áp dụng tuần tự từ quy tắc thứ nhất cho đển quy tắc thứ 6, và quy tắc sau chỉ đƣợc áp dụng nếu không thể áp dụng nguyên tắc trƣớc. Quy tắc 1 bao giờ cũng đƣợc áp dụng đầu tiên, vì thế kiểm tra việc áp dụng quy tắc này cũng đƣợc thực hiện đầu tiên. KTSTQ sẽ kiểm tra nội dung của nhóm hàng mà ngƣời khai Hải quan đã phân loại hàng hóa vào đó, đồng thời kiểm tra các chú giải phần, chƣơng liên quan, xem hàng hóa đó có đúng là đƣợc phân loại vào phần, chƣơng, nhóm đó không. Vì có những hàng hóa thoạt nhìn sẽ đƣợc phân loại vào một phần, chƣơng nào đó nếu chỉ dựa vào tên của phần, chƣơng đó tuy nhiên trong phần chú giải của phần, chƣơng, hàng hóa lại bị loại trừ ra, hoặc đƣợc hƣớng dẫn là phân loại vào chƣơng khác.
Việc KTSTQ về phân loại, áp mã đổi với những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu là những hàng hóa chƣa hoàn chỉnh, hoàn thiện; phôi có hình phác của sản phẩm hoàn chỉnh; hàng hóa đã hoàn chỉnh, hoàn thiện nhƣng ở dạng chƣa lắp ráp hoặc tháo rời; và những hàng hóa là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu hoặc chất đƣợc
thực hiện qua kiểm tra việc áp dụng quy tắc 2. Khi kiểm tra cần tập trung vào một số nội dung nhƣ:
+ Hàng hóa là sản phẩm chƣa hoàn chỉnh, hoàn thiện đã có đặc trƣng cơbản của sản phẩm hoàn chỉnh, hoàn thiện chƣa
+ Các hàng hóa khai báo là phôi có hình phác của sản phẩm hoàn chỉnh có sử dụng trục tiếp ngay đƣợc không, có bề ngoài giống với sản phấm hoàn chỉnh không, phôi đó có thực sự đƣợc sử dụng để hoàn thiện thành sản phấm hoàn chỉnh không.
+ Đối với các hàng hóa đã hoàn chỉnh, hoàn thiện nhƣng ở dạng chƣa lắp ráp hoặc tháo rời, cần phải kiểm tra mục đích của việc tháo rời đó. Nêu việc hàng hóa xuất nhập khẩu là các bộ phận cấu thành của một sản phẩm, chỉ đƣợc phân loại vào cùng mã số với sản phấm hoàn chỉnh đó nếu việc chƣa lắp ráp hoặc tháo rời là để thuận tiện cho việc đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyến, và sau đó các bộ phận này đƣợc lắp ráp với nhau bằng những thiểt bị đơn giản nhƣ vít, bu lông, ê cu,...Việc nhập khẩu các sản phấm bộ phận cấu thành của một sản phấm hoàn chỉnh, hoàn thiện nhƣng với mục đích để kinh doanh nội địa từng bộ phận cấu thành đó hoặc không phải để lắp ráp thành một sản phấm hoàn chỉnh thì không đƣợc áp dụng quy tắc 2. Trong truờng hợp nếu các bộ phận cấu thành cần phải lắp ráp bằng đinh tán