Công ty Ford đã quản lý môi trường của nó như thế nào.
Công ty xe hơi Ford có một lịch sử lâu đời trong việc tìm kiếm các giải pháp mới để quản lý môi trường của mình ( nhà cung cấp, khách hàng, vv…) nhằm kiểm soát các nguồn lực cần thiết . trong những năm đầu ford phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra động cơ, hộp số và bánh xe. Ford đã soạn thảo nhiều loại hợp đồng khác nhau dành cho các nhà cung cấp, tuy nhiên không bao lâu ford đã gặp sự cố duy trì chất lượng của các linh kiện. hơn nữa các linh kiện được sản xuất bởi một nhà cung cấp có khuynh hướng không phù hợp với linh kiện do nhà cung cấp khác sản xuất, vì vậy ford đã dành nhiều thời gian thực hiện điều chỉnh để cải tiến chất lượng của các linh kiên tự động, ford bắt đầu tự mình sản xuất . công ty đã kiểm soát một số nhà cuung cấp và sát nhập các nhà cung cấp này vào công ty ford, nhưng vẩn tự thực hiện những hoạt động tự cung ứng. ford nhanh chóng trở thành một công ty tích hợp theo chiều dọc được đánh giá cao-đó là nó tự sản xuất các linh đầu vào. Ví dụ:
Để tiếp cận các nguồn tài nguyên ford sở hữu nhiều quặng sắt ở phía bắc Michigan và vận chuyển những quặng sắt này băng qua vùng hồ superior trên những sà lan của mình. ở tại nhà máy luyện kim nằm ngoài Detroit ford đã sản xuất và định hình các linh kiện dành cho xe hơi và xe tải của ford.
Trong những năm 1950 chiến lược theo chiều dọc trở nên quá tốn kém. Sắt tấm và các nguyên liệu đầu vào khác mà ford sản xuất tốn kém hơn các nguyen liệu mua từ nhà cung cấp.do đó ford đã thực hiện các hợp đồng dài hạn để quản lý các mối quan hệ của mình với nhà cung cấp. ford đã sử dụng sức mua của minh để thương lượng giá cả ưu đãi để dành được lợi thế về chi phí so với hãng GM, công ty này hiện vẩn là công ty tích hợp theo chiều dọc được đánh giá cao.
Trước những năm 1980 việc kinh doanh với các đối thủ cạnh tranh đã gây ra không ít khó khăn cho ford. Không có các đối thủ cạnh tranh lớn ở nước ngoài, nên 3 hãng GM, Chrysler và ford đã có thể lien kết thực hiện các chính sách giá cả không chính thức, để tránh cạnh tranh với khách hàng. GM, một công ty lớn nhất và có nhiều quyền hạn nhất đã xây dựng cho mình một chính sách giá cả mà nó ấn định các mức giá cho các dòng xe khác nhau. Ford và Chrysler đã đưa ra các mức giá tương ứng cho các dòng xe của mình. 3 công ty lớn này đã cạnh tranh vơi nhau về chất lượng và tính năng.
Tuy nhiên trong những năm 80 các nhà sản xuất xe hơi mỹ phải đương đầu với một môi trường cạnh tranh khốc liệt khi các nhà sản xuất xe hơi nhật bản dành được ngày càng nhiều khách hàng. Sự phất triển của nhiều công nghệ quản lý môi trường tài nguyên đã giúp cho các công ty nhật dành được lợi thế hơn hẳn so với các công ty ở mỹ. ví dụ : Toyota va Nissan, mỗi công ty đều sở hữu một lượng lớn các nhà cung cấp cho rieng mình, và do đó nó có thể kiểm soát giá cả và chất lượng tốt hơn so với 3 công ty của mỹ và cũng dành được nhiều lợi ích từ hệ thống kiểm kê theo thời gian. “ keiretsu” là cơ chế lien kết không chính thức giữa các công ty ở nhật, không chỉ lien kết các công ty nhật với các nhà cung cấp linh kiện mà còn lien kết với các ngân hàng lớn và các công ty thuộc lĩnh vực khác. Các hình thức lien kết như vậy làm tang sưc mạnh tài chính của Toyota va Nissan và khiến cho họ có khả năng kiểm soát được các nguồn tài nguyên. Ngoài ra chính phủ nhật sẻ phê chuẩn cho các tập đoàn công nghiệp và các tổ chức được thành lập bởi các đối thủ cạnh
tranh để vốn thực hiện các nghiên cứu kiểm soát ô nhiễm, nghiên cứu về chất nhựa cao cấp và vv…
Những nổ lực của các công ty nhật trong việc kiểm soát môi truopwngf của họ đã không được ford để mắt tới mà ford đã chuyển sang hình thành một hình thức lien kết kiểu “ keiretsu” riêng cho mình . ford đã mua lại cổ phiếu của công ty Cumming U.S, đây là công ty sản xuất động cơ, tập đoàn công nghiệp excel, sản xuất của sổ và công ty quốc tế Decoma, sản xuất linh kiện và bánh xe, ford cũng đã lien kết với các đối thủ: nó sở hữu 25% cổ phần của mazda. Nó mua lại công ty Aston Martin Lagonda và jaguar của anh, cũng như động cơ Kia moto cảu nhật bản, để có được nguồn lực và kỷ năng của họ.
Ngoài việc liên kết với các nhà sản xuất xe hơi và nhà cung cấp khác, fors đã sở hữu nhiều đơn vị kinh doanh thực hiện chức năng thương mại và cấp tín dụng cho khách hàng hay hổ trợ vốn cho các đại lý mua xe hơi. Ford sở hữu 49% cổ phần của công ty cho thuê xe Hertz, điều này không có gì ngạc nhiên khi công ty này sử dụng xe ford và Ford có những cam kết với các công ty thuê xe khác, đẻ sử duungj sản phẩm của Ford. Ford cũng thuộc tập đoàn gồm 8 ngành công nghiệp trong đó ford gia nhập cùng với GM , Chrysler và các công ty khác để cấp vốn nghiên cứu các dự án như là dự án lien doanh trị giá 200 triệu USD để phát triển dòng Pin nhẹ hơn và hiệu quả hơn dành cho xe ô tô điện. rỏ ràng ford đã thực hiện một chiến lực rất phức tạp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm soát môi trường và bảo vệ chất lượng sản phẩm, và cung ứng các nguồn lực khan hiếm.
Câu hỏi thảo luận.
1. Hãy liệt kê những cách thức mà ford đã áp dụng để quản lý môi trường của mình.
2. Tại sao ford thay đổi các phương pháp mà ford đã sử dụng để quản lý môi trường của mình.
■ TRẢ LỜI .