Dịch Chứng khoán Hà Nội 1.Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu tổng quan Trung tâm giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 33 - 36)

1. Định hướng phát triển

Giai đoạn 1 (2008 – 2010): TTGDCK Hà Nội sẽ chuyển thành SGDCK dưới

hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Nhà nước thông qua đại diện là Bộ Tài chính là chủ sở hữu chính. Giai đoạn đầu, Bộ Tài chính sẽ là chủ sở hữu duy nhất. Sau đó, nếu SGDCK theo mô hình công ty TNHH hoạt động ổn định, Nhà nước sẽ cho phép các CtyCK thành viên của SGDCK tham gia góp vốn. Từ đó, với hình thức này, SGDCK bắt đầu thực hiện các cơ chế quản trị và hạch toán tài chính theo mô hình công ty.

Giai đoạn 2 (sau năm 2010): Khi hội đủ các điều kiện cần thiết, Nhà nước sẽ

Nhà nước hoặc phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn cho SGDCK ra công chúng. Sau khi đã chuyển thành CtyCP đại chúng, SGDCK sẽ có thể thực hiện niêm yết trên chính sàn giao dịch do mình quản lý.

Như vậy, nếu theo phương án này, trước mắt TTGDCK Hà Nội chuyển đổi thành SGDCK theo mô hình công ty TNHH. Cơ cấu quản lý của SGDCK gồm: Hội đồng Quản trị; Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát. SGDCK là pháp nhân đặc biệt được thành lập theo Luật Chứng khoán và chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán với những đặc điểm sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu là Nhà nước: do Thủ tướng Chính phủ quyết định mô

hình, thành lập, giải thể, chuyển đổi cơ cấu tổ chức, hình thức sở hữu và cơ chế hoạt động.

Thứ hai, mục tiêu hoạt động vì sự phát triển có hệ thống của TTCK theo

thông lệ quốc tế; đảm bảo hoạt động giao dịch chứng khoán được thực hiện an toàn, công khai, minh bạch; không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu lấy thu bù chi.

Thứ ba, thành viên của SGDCK là các CtyCK được UBCKNN cấp giấy phép

hoạt động và được SGDCK chấp thuận tư cách thành viên. Theo đó, SGDCK có các quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền của SGDCK: SGDCK có chức năng tổ chức, quản lý và giám

sát hoạt động của TTCK tập trung. Các chức năng cơ bản này được thể hiện qua các quyền cụ thể gồm:

1). Ban hành các Quy chế về niêm yết, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin và thành viên sau khi được UBCKNN chấp thuận;

2). Tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại SGDCK;

3). Tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch chứng khoán theo quy chế giao dịch của SGDCK trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư;

4). Chấp thuận, hủy bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết trên SGDCK;

5). Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch; quản lý, giám sát hoạt động giao dịch của các thành viên SGDCK;

6). Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch trên SGDCK;

7). Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch;

8). Cung cấp các tiện ích phục vụ cho giao dịch chứng khoán;

9). Làm trung gian hòa giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên; hoặc giữa thành viên và khách hàng hoặc nhân viên của thành viên đó;

Nghĩa vụ của SGDCK: Bên cạnh những quyền hạn của mình, trong quá trình

hoạt động, SGDCK phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ như sau:

1). Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, trật tự và hiệu quả;

2). Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, kiểm toán và quản lý tài chính theo quy định của pháp luật;

3). Thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Luật Chứng khoán;

4). Cung cấp dữ liệu và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác điều tra và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trên TTCK;

5). Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK cho nhà đầu tư;

6). Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Điều lệ SGDCK;

7). Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch tại SGDCK trong trường hợp SGDCK gây thiệt hại cho thành viên trừ trường hợp bất khả kháng.

Trên đây là mô hình dự kiến của SGDCK trong giai đoạn đầu khi chuyển từ TTGDCK. Cùng với những thay đổi về mô hình thị trường do SGDCK Việt Nam quản lý, hệ thống giao dịch mới được hoàn thiện và đưa vào sử dụng cũng có sự thay đổi về mô hình giao dịch, thành viên giao dịch, niêm yết chứng khoán, giám sát thị trường và công bố thông tin.

Theo ông Huy Nam, chuyên viên kinh tế, chứng khoán cho rằng: “Cần tách bạch và xác định thật rõ SGDCK là khâu tổ chức, điều hành, làm hạ tầng cho thị trường giao dịch thứ cấp. Mặc dù SGDCK có thể có cơ chế tổ chức riêng, là một tổ chức thị trường đặc biệt, nhưng nhất thiết “SGDCK không làm nhiệm vụ quản lý

nhà nước nói chung đối với các thành viên cũng như các công ty niêm yết”. Được

vậy thì vai trò SGDCK sẽ thuyết phục hơn, hoạt động thị trường có chỗ dựa vững nên sẽ ổn định hơn, hiệu quả hơn”.

Cho dù, việc chuyển TTGDCK Hà Nội thành SGDCK theo một mô hình nào thì cũng phải xuất phát từ nhu cầu chủ quan và các điều kiện khách quan gắn với sự phát triển của thị trường và tiến trình mở cửa hội nhập của Việt Nam. Hiện nay, các điều kiện cần và đủ cho sự chuyển đổi dường như đã hội đủ với những yếu tố về cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ, các nguồn nhân lực và điều kiện thị trường đang rất thuận lợi. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cần được thực hiện từng bước theo lộ trình cụ thể, vì mục tiêu cuối cùng là xây dựng một TTCK hiện đại, có khả năng kết nối với các thị trường khác và có vị thế nhất định trong tương quan đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu tổng quan Trung tâm giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w