Phải tiếp thu tư tưởng học tập, rèn luyện, tu dưỡng và co

Một phần của tài liệu Nho giáo trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay (Trang 30)

5. Kết cấu đề tài

3.2.3.Phải tiếp thu tư tưởng học tập, rèn luyện, tu dưỡng và co

việc dạy học và học theo tinh thần của Khổng Tử: "Dạy không biết chán, học không biết mỏi" cũng mang một nét chính trị mới:

"Khổng Tử" là người thầy vĩ đại của muôn đời, Khổng Tử là khuôn mẫu mô phạm cho những người thầy trong suốt mấy nghìn năm trở lại đây, xứng đáng được tôn sùng là "Vạn thế sư Biểu". Sự tôn sùng này không phải chỉ bởi tư tưởng chính trị bất phàm được ngàn đời nhắc đến mà đặc biệt vì tính mô phạm do kết hợp được sự nghiệp giáo dục và phấn đấu chính trị "(1).

Là một người thầy vĩ đại Ông đã đưa ra những phương pháp giáo dục:

Một là: gợi mở tư duy - có nguyên cớ mới giảng dạy (khải phát tư duy, nhân tài thí giáo).

Hai là: học để ứng dụng - lời nói và việc làm phải nhất trí( học để trí dụng -ngôn hành nhất trí).

Ba là: khiêm tốn hiếu học - thái độ nghiêm túc

(1) Giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài khoa học 1993-2003, NXB CTQG, tr.96

Bốn là: suy nghĩ độc lập - ôn cũ biết thêm điếu mới. (Độc lập tự khảo -ôn cố tri tân)(2).

Tư tưởng của ông về việc học tập và dạy học là "dạy không biết chán, học không biết mới".

Tư tưởng của ông về rèn luyện, tu dưỡng là:

Nội tỉnh bất cứu (luận trị xét mình nên không cần lo lắng có khuyết tật): khắc kỷ luật kỷ (giữ mình, đưa mình vào khuôn khổ); xuất phu bất khả đoạt trí (dù là kẻ bình thường cũng không định đoạt, mất ý trí của mình); nhân ái, ái nhân yêu thương người); nhân chính danh thuận; trọng nghĩa khinh lợi; tâm huyết với giáo dục(3). Sự tiếp biến tư tưởng rèn luyện, tu dưỡng, học tập và coi trọng việc học của nho giáo (Khổng Tử) ở nước ta diễn ra từ rất sớm, các triều đại phong kiến Việt Nam đã kế thừa để xây dựng một nền giáo dục cho quốc gia, việc tuyển và đào tạo nhân tài cho đất nước: Như thời Lý năm 1070 đã xây dựng Quốc tử giám, các sách Nho học được sử dụng vào làm sách dạy và học chính trong trường .

Trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay đã có nhiều phương pháp dạy và học mới, hiện đại song ta nên tham khảo tiếp thu những tư tưởng về giáo dục tiến bộ của Nho giáo (Khổng Tử ) về rèn luyện, tu dưỡng, học tập để đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục, đó là cung cấp những con người có đức, có tài để phục vụ đất nước trong tinh hình hiện nay. Vì vậy học tập theo tinh thần của Khổng Tử "dạy không biết chán, hoc không biết mỏi " nên được áp dụng để tạo một tinh thần học tập tốt cho thanh, thiếu niên học sinh, sinh viên , mọi đối tượng trong xã hội ngày nay cũng là một việc cần thiết trong công tác chính trị.

Một phần của tài liệu Nho giáo trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay (Trang 30)