5. Kết cấu đề tài
3.2.1. Kế thừa và phát triển tư tưởng chính trị của Nho giáo trong
đề quản lý nhà nước.
Ở Việt Nam trong truyền thống, các tư tưởng Nho giáo đã có những tác động sâu sắc đến những tầng lớp lãnh đạo của nhà nước phong kiến. Ở Việt Nam, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, giai cấp cầm quyền đã nhận thấy ưu điểm của Nho giáo trong việc củng cố vương triều, tổ chức của nhà nước, thiết lập quan hệ chặt chẽ với nhà nước và nhân dân. Tứ thư, Ngũ kinh đã từng là cơ sở cho việc chọn quan lại trong các Triều đình phong kiến Việt Nam trước đây. Sau cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, trong nhiệm vụ xây dựng nhà nước cách mạng, vấn đề đặt ra đối với các tư tưởng đã từng ảnh hưởng đến Việt Nam là đánh giá cao vai trò của chúng, đặc biệt là Nho giáo.
Hồ Chí Minh là một người đã từng tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng chính trị của Nho giáo.
Ngày nay, dưới ánh sáng đổi mới của Đảng, Việt Nam chúng ta đang trên con đường thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và các chính sách đổi mới của Đảng đã làm khởi sắc bộ mặt của xã hội Việt Nam. Nhà nước trong thời kỳ chuyển đổi đã có những đóng góp to lớn vào thành tựu của đất nước, các phương thức quản lý nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước... đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để đổi mới.
Trong việc hoàn thiện quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay chúng ta đương nhiên phải tiếp thu những lý thuyết hiện đại về quản lý nhà nước. Nhưng để trong việc quản lý nhà nước có hiệu quả, chúng ta cần tính đến sự tiếp thu một cách sáng tạo những hạt nhân hợp lý của những tư tưởng về quản lý nhà nước của Khổng Mạnh. "Việt Nam là một xã hội phương Đông, Nhà nước Việt Nam phải có những đặc thù của nhà nước phương Đông, tiếp thu được những lý thuyết hiện đại về quản lý nhà nước đồng thời kết hợp các hạt nhân hợp lý trong
các tư tưởng về quản lý nhà nứơc của truyền thống phương Đông, đặc biệt là Nho giáo"(1).
Vậy chúng ta có thể vận dụng những tư tưởng quản lý nhà nước của nho giáo với những tư tưởng sau :
Thứ nhất: Một nhà nước do dân, vì dân, các chính sách quản lý nhà nước phải phát huy được sức mạnh của nhân dân: tư tưởng trên được rút ra từ tư tưởng "nhân trị ","đức trị" trong Nho giáo, thực chất đây chính là những tư tưởng về Nhà nước vì dân, đây là tư tưởng mà vẫn còn giá trị đối với chúng ta ngày nay...
Điều 2: Hiến pháp Việt Nam đã khẳng định nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, vậy nó phù hợp với nội dung tư tưởng Nho gia.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, người đã thấm nhuần các giá trị tiến bộ của tư tưởng Nho giáo, đã sớm chỉ ra cho chúng ta thấy sức mạnh của nhân dân một nhà nước do dân: "gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân". Người cũng đã dạy phải lấy dân làm gốc. Đó là sự kế thừa các giá trị tiến bộ của các nhà tư tưởng đi trước. Nhưng người xưa mới chỉ thấy sức mạnh của nhân dân, mà chưa thấy nhân dân là người chủ quyền cai trị, tức là quyền lực nhà nước, Chủ Tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân đã đi đến khẳng định rằng, nhân dân là nguồn gốc của quyền lực nhà nước : "nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân".
Như vậy trong nhà nước ta, nhân dân không những là một sức mạnh to lớn, mà con là nguồn gốc của quyền lực nhà nước. Do vậy, mọi công việc của nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, xuất phát từ ý nguyện của nhân dân. Còn trách nhiệm của người cầm quyền là phải làm "người đầy tớ trung thành của nhân dân".
Thứ hai: coi trọng vai trò của yếu tố con người trong quản lý nhà nước: tài năng đạo đức cán bộ, công chức nhà nước.
Nho giáo đề cao vai trò của con người trong việc thực hiện chính sách của nhà nước. Nho giáo nói đến vấn đề trị nước là đều gắn với chủ thể là con người: vua, quân tử…yếu tố con người có vai trò quyết định. Trong nhiều bất cập của quản lý Nhà nước Việt Nam hiện nay, đôi khi không phải lý do từ bộ máy tổ chức hay chính là thể chế mà chính là con người thực hiện. Tình trang tham nhũng là một chứng minh cho việc kém hiệu quả của việc lý Nhà nước có nguyên nhân từ yếu tố con người. Trong nhiều trường hợp chính sách quản lý Nhà nước không phải không tốt, nhưng khi được triển khai trong thực tế, thì chính do con người thực hiên do thiếu khả năng, thiếu đạo đức, vì những lợi ích cá nhân mà đã làm cho mục đích tốt đẹp của chính sách không đạt được. Trong các nội dung hoàn thiện việc quản lý Nhà nước Việt Nam hiện nay, phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ, công chức.
Nho giáo đã chỉ ra rằng, người quản lý Nhà nước phải là người hiền, tức là người quân tử, người có tài đức. Nho giáo nhấn mạnh người quản lý Nhà nước phải học nhiều để có tài, có đức mới đáng làm người lãnh đạo thiên hạ. Những yêu cầu này cũng đúng với đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên nội dung có khác. Tài năng không phải là lục nghệ, đạo đức không phải đạo đức phong kiến mà là đạo đức xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "đạo đức ngày càng cao rộng hơn. Không phải chỉ có hiếu với bố mẹ, mà còn chung với nước, hiếu với dân. Đạo lí của các cụ ngày xưa nêu lên không phải ai cũng làm được, vì con người sống trong xã hội cũ là xã hội người đi bóc lột người, quan hệ giữa người với người thường là áp bức, là xấu. Bây giờ trong xã hội mới, không có áp bức, bóc lột, ai cũng có thể vươn tới điểm cao đạo đức cách mạng. Những gương thánh hiền ngày xưa chỉ có mấy chục và là chuyện của nước ngoài, chuyện tưởng tượng ra. Còn thánh hiền ngày nay bao gồm hàng triệu con người có thật trong nhân dân Việt Nam ta"(1).
Phần thiếu hụt cơ bản nhất của đội ngũ cán bộ công chức quản lý Nhà nước hiện nay là quản lý hành chính Nhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học và kiến thức do đòi hỏi của nền kinh tế khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền và mở cửa hội nhập quốc tế. Đội ngũ công chức
phục vụ sự nghiệp có trình độ chuyên môn không theo kịp, tụt hậu so với thế giới. Cán bộ chính quyền cơ sở số lượng đông nhưng chất lượng thấp; cá biệt ở một số vùng miền núi dân tộc, cán bộ còn mù chữ.
Như vậy vấn đề đặt ra trước hết là phải tăng cường việc đào tạo cán bộ công chức. Việc tuyển dụng nhân sự trong các cơ quan hành chính Nhà nước phải căn cứ vào tài năng của đối tượng. Người có trình độ phải được bố trí vào vị trí xứng đáng trong các cơ quan nhà nước. Người không có tri thức, không có tài năng thì không xứng đáng để làm người quản lý đất nước, theo tư tưởng của Nho giáo.
Thứ ba: Phân phối quân bình - Nhà nước phải đóng vai trò là người điều tiết quan bình trong xã hội, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo.
Nho gia nói rất nhiều đến sự phân phối quân bình để xã hội không có người giàu quá, kẻ nghèo quá. Đây là một ý tưởng còn ý nghĩa lớn đối với chúng ta hiện nay, trong thời kỳ đổi mới đất nước ngày nay chúng ta phải kế thừa phát huy và sáng tạo để đưa tư tưởng tiến bộ này áp dụng vào chính sách của Nhà nước và đời sống nhân dân đem lại sự công bằng bình quân cho xã hội ta.
Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống của nhân dân ta được cải thiện đáng kể. Nhiều hộ gia đình đã thích ứng nhanh chóng với cơ chế kinh tế mới và làm giàu một cách hợp pháp. Những hộ giàu tăng đáng kể. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng tạo ra một sự phân hoá giàu nghèo ngày càng cao. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhận định; "Mức sống nhân dân, nhất là nhân dân ở một số vùng quá thấp. Chính sách tiền lương và phân phối trong xã hội còn nhiều điều bất hợp lý. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng dân cư tăng lên nhanh chóng"(1). Chính vì vậy Đảng ta đặt ra nhiệm vụ phải " thực hiện công bằng trong xã hội ", "thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, thông qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương, sớm đạt mục tiêu không còn hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo".
Vậy nên, Nhà nước phải áp dụng tư tưởng của Nho giáo để có chính sách phân phối quân bình trong xã hội, thu dần khoảng cách và trình độ phát triển giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư, giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
Thứ tư: Tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản của Nhà nước và nhân dân. Các nhà Nho đều đưa ra tư tưởng là phải tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản của Nhà nước và nhân dân. Tư tưởng này vẫn còn có giá trị lớn đối với chúng ta, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Vậy hiện nay, để phát triển đất nước, chúng ta không thể không thực hiện chính sách tiết kiệm sử dụng một cách hợp lý tài sản của quốc gia.
Nhà nước phải có chính sách sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm tài sản của quốc gia. Nhà nước ta phải có chính sách động viên, khai thác, sử dụng tối đa các nguồn lực để tập trung cho sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Phải coi trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong phân bổ và sử dụng các nguồn lực của đất nước, thể hiện trong chi tiêu thường xuyên và trong các dự án đầu tư của Nhà nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội. Chính sách và cơ chế tài chính tiền tệ phải hướng dẫn các thành phần kinh tế sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lựccó sẵn, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.
Hơn nữa Nhà nước cũng phải tăng cường các biện pháp chống lại những tác nhân làm hư hao, thất thoát tài sản của Nhà nước và của nhân dân như tham nhũng, lãng phí. Nước ta còn nghèo, dân ta còn nhiều khó khăn nên Nhà nước cùng với việc phải có kế hoạch sử dụng thật tiết kiệm hiệu quả tài sản của nước, của dân, còn phải kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí tạo một cơ sở hợp hiến pháp có công cuộc chống tham nhũng, chống lãng phí, tiết kiệm để phát triển đất nước.