Giải pháp kiến nghị về vai trò của chính phủ và ngân hàng nhà nước trong việc điều tiết và quản lý hoạt động thâu tóm sáp nhập ngân hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG m&a GIỬA các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

2. Các giải pháp phát triển M&A ngân hàng tại Việt Nam:

2.7. Giải pháp kiến nghị về vai trò của chính phủ và ngân hàng nhà nước trong việc điều tiết và quản lý hoạt động thâu tóm sáp nhập ngân hàng.

quản lý hoạt động thâu tóm sáp nhập ngân hàng.

2.7.1 Thứ nhất là

Hiện nay, các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động thâu tóm và sáp nhập ngân hàng chưa có, do đó quá trình thực hiện thương vụ thâu tóm và sáp nhập trong ngành ngân hàng diễn ra rất khó khăn và tốn kém nhiều thời gian. Các ngân hàng muốn thực hiên M&A phải nộp hồ sơ xin phép Ngân

hàng Nhà nước và chờ ngân hàng nhà nước xem xét và trả lời bằng văn bản. Không có văn bản pháp luật nào quy định trình tự thủ tục và thời gian giải quyết vấn đề sáp nhập ngân hàng. Vì vậy, vấn đề này phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của phía ngân hàng nhà nước. Để thúc đẩy quá trình sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần được diễn ra thuân lợi phù hợp với thông lệ quốc tế quốc tế thì rất cần có khung pháp lý điều chỉnh riêng cho hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng. Đảm bảo hoạt động này diễn ra theo qui luật thị trường, đảm bảo lợi ích cho các ngân hàng đặc biệt là cổ đông. Qua đó thúc đẩy sự hợp tác và tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP trước khi bị các ngân hàng nước ngoài thôn tính.

2.7.2 Thứ hai là

Việc quản lý các hoạt động thâu tóm và sáp nhập ngân hàng nhằm tạo ra thị trường mua bán và sáp nhập ngân hàng tại Việ Nam diễn ra lành mạnh, công khai, minh bạch thì vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý hoạt động này là hết sức quan trọng. Hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động M&A ngân hàng tuân thủ các qui định của pháp luật, phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn ngành ngân hàng là mục tiêu quan trọng nhất của ngân hàng nhà nước đối với thương vụ này. Ngân hàng nhà nước phải quản lý các hoạt động thâu tóm và sáp nhập để đảm bảo lợi ích cho các cổ đông thiểu số, người lao động và quyền lợi chung của khách hàng. Các quy định về thị phần cũng cần được quy định rõ để hướng dẫn các hoạt động M&A diễn ra thuận lợi, tránh tạo nên những thế lực độc quyền và phá vỡ thế cạnh tranh trong ngành ngân hàng tài chính. Hơn thế nữa đối tượng thực hiện thương vụ cũng cần phải qui định rõ ràng nhằm tránh hiện tượng các tập đoàn lớn, tổng công ty hay các tổ chức tài chính phi ngân hàng thâu tóm ngân hàng nhằm mục đích kiểm soát ngân hàng để phục vụ mục đích kinh doanh riêng. Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế nếu ngân hàng đổ vỡ sẽ gây nên những hệ luỵ vô cùng khủng khiếp cho nền kinh tế. Bài học về cuộc khủng hoảng tài chính –ngân hàng ở Mỹ là một bài học vô cùng quí giá đối với Việt Nam trong quá trình quản lý và ban hành các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động thị trường tài chính-ngân hàng trong nước.

2.7.3 Thứ ba là

Vấn đề xây dựng quy chế mua lại cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTMCP Việt Nam cũng cần được ngân hàng nhà nước quan tâm. Bởi nếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tới 30% cổ phần thì chắc chắn họ có tiếng nói vô cùng quan trọng trong hội đồng quản trị. Khi nhà đầu tư nước ngoài có thể là đối tác chiến lược của hơn một ngân hàng do vậy khó có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cùng có vốn góp, điều này sẽ tạo một cục diện không ổn định cho hệ thống ngân hàng trong nước. Trong bối cảnh hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng cùng với sự quản lý của ngân hàng nhà nước còn yêú thì việc

mở cửa thị trường tài chính ngân hàng quá nhanh sẽ không thận trọng. Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính Thái Lan năm 1997 sau đó lan rộng ra toàn khu vực châu Á là một ví dụ.

2.7.4 Thứ tư là

Kế hoạch phát triển hệ thống ngân hàng dài hạn trong vòng 10-20 năm tới cần thiết phải được ngân hàng nhà nước thiết lập nhằm duy trì ổn định sự phát triển của toàn bộ hệ thống, ổn định thị trường vốn từ đó tạo đà cho các ngân hàng phát triển. Kế hoạch chiến lược phát triển dài hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ giúp cho các đối tượng muốn lập ngân hàng mới, muốn thâu tóm và sáp nhập ngân hàng có định hướng cho mình trước khi lập kế hoạch cụ thể để thực hiện ý tưởng của mình

2.7.5 Thứ năm là tăng tính công khai và minh bạch.

Các ngân hàng ở Việt Nam phần lớn được thành lập từ nguồn vốn của nhà nước sau đó được cổ phần hóa thành các ngân hàng thương mại cổ phần. Nhiều ngân hàng còn bị ảnh hưởng bởi cách thức làm việc trước kia khép kín và thiếu công khai. Các ngân hàng nhìn chung trình độ quản lý và chuẩn mực hoạt động còn thấp so với mặt bằng của khu vực và trên thế giới. Luật Chứng khoán hiện hành cũng đã quy định về nghĩa vụ công bố thông tin đại chúng. Tuy nhiên việc thực hiện còn yếu và không đầy đủ. Thực tế việc có nhiều cổ phiếu của ngân hàng lên sàn trong thời gian vừa qua nhưng đầu mối để theo dõi và giám sát quản lý thông tin là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và ngân hàng trung ương. Điều này làm cho việc công bố thông tin trong hoạt động của các ngân hàng thương mại còn rất nhiều hạn chế. Chính điều này đã cản trở việc mua bán hợp nhất ngân hàng diễn ra. Chính vì vậy để thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng cần có những chính sách, các kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động của các ngân hàng.

2.7.6 Thứ sáu là việc thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện tổ chức hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Xu hướng các thương vụ M&A ngân hàng diễn ra trong tương lai sẽ được thực hiện thông qua việc mua bán hoặc chuyển nhượng chứng khoán thông qua thị trường chứng khoán. Chính vì vậy mà thị trường chứng khoán đóng một vai trò vô cùng quan trọng. TTCK tập trung ở Việt Nam trải qua mười năm phát triển đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng song vẫn còn nhiều hạn chế. Hình thức giao dịch của thị trường còn thô sơ, tính minh bạch trong hoạt động còn thấp. Trong khi các tổ chức trung gian hoạt động trên thị trường như các công ty chứng khoán, công ty quản lý vốn còn yếu kinh nghiệm và kiến thức về hoạt động M&A còn nhiều hạn chế. Đặc biệt thị trường chứng khoán chứng khoán Việt Nam còn mang nặng tính đầu cơ, các nhà đầu tư thực hiện theo tâm lý số đông tạo nên những mất cân đối đã dẫn đến những biến động lớn cho thị trường. Thị giá của cổ phiếu xa rời với giá trị thực tế của nó, làm cho giá trị vốn hóa quá thấp hoặc quá cao mà thị trường trong giai đoạn 2007-2008 là một ví dụ. Điều này là trở ngại

lớn cho hoạt động mua bán sáp nhập diễn ra tại Việt Nam. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng hoạt động M&A ngân hàng thì thúc đẩy sự phát triển và hoạt thiện hoạt động của thị trường chứng khoán đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Việc này cần sự hợp tác từ nhiều phía đặc biệt là Chính Phủ- Ủy ban chứng khoán nhà nước và ngân hàng trung ương có những cải cách điều chỉnh, đổi mới cách thức hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trên TTCK phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam trong từng thời kì đồng thời tiến sát với các chuẩn mực quốc tế.

2.7.7 Thứ bảy là việc phát triển hệ thống các tổ chức tư vấn trung gian.

Thị trường M&A đặc biệt là M&A trong ngân hàng cần sự tham gia của nhiều chuyên gia chuyên sâu về nhiều lĩnh vực như luật pháp, tài chính –ngân hàng, kế toán kiểm toán…Thị trường Việt Nam hiện nay các tổ chức tham gia vào quá trình này còn ít, hoạt động thiếu chuyên nghiệp, hiểu biết về hoạt động M&A còn nhiều hạn chế chuẩn mực hoạt động chưa cao. Một số ngân hàng đầu tư lớn nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường Việt Nam song thường có khuynh hướng phân khúc thị trường và không nắm rõ yếu tố văn hóa xã hội nên hiệu quả hoạt động không cao. Do đó có thể nói rằng thị trường Việt Nam thiếu vắng những nhà tư vấn có năng lực. Chính vì vậy để thúc đẩy và hoàn thiện hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam thì việc phát triển đội ngũ các trung gian tư vấn là vô cùng quan trọng. Trong kinh tế thị trường, yếu tố dẫn dắt hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận khi thị trường M&A tại Việt Nam là tiềm năng và hứa hẹn nhiều lợi nhuận trong sẽ hấp dẫn nhiều tổ chức tư vấn M&A phát triển. Tuy nhiên chương trình phổ biến kiến thức, hành lang pháp lý, chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước và ngân hàng trung ương cùng với nguồn nhân lực có trình độ cao về M&A từ các trường đại học trên cả nước là những yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức này.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG m&a GIỬA các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w