Làm tốt công tác hỗ trợ cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại (Trang 46 - 47)

- Rủi ro ngoại hối: Đối với các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu, vấn đề tỷ giá

3.2.5.Làm tốt công tác hỗ trợ cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:

* Thường xuyên rà soát hoạt động của các ngân hàng đại lý để có sự điều chỉnh phù hợp mối quan hệ giữa Ngân hàng với các ngân hàng đại lý không phát sinh giao dịch thực tế cũng như bổ sung kịp thời vào danh sách các ngân hàng đại lý của Ngân hàng những ngân hàng chưa có quan hệ đại lý nhưng lại thường xuyên có giao dịch với hệ thống Ngân hàng.

* Mở rộng hơn mối quan hệ với các ngân hàng đại lý thông qua việc chủ động thương lượng, ký kết các thỏa ước hai chiều về giới hạn tín dụng, về mức thấu chi, về thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế như thông báo L/C của một bên thứ ba, trả tiền cho ngân hàng chỉ định thay mặt ngân hàng phát hành L/C, xác nhận L/C, phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng …

* Thiết lập và mở rộng quan hệ với các tổ chức có liên quan đến hoạt động TTXNK, nhất là các công ty vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa và các đại lý của nó. Thông qua mối quan hệ này, việc trao đổi các mẫu chứng từ, chữ ký hữu quyền, dấu công ty…sẽ được thực hiện thường xuyên và là cơ sở then chốt để ngân hàng đối chiếu, phát hiện chứng từ giả mạo, ngăn chặn kịp thời các hành vi lừa đảo, gian lận thương mại…

* Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược về ngoại tệ phục vụ thanh toán nhập khẩu bằng cách đa dạng hóa việc sử dụng ngoại tệ và đẩy mạnh các biện pháp thu hút ngoại tệ từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là các nguồn thu từ thanh toán xuất khẩu

* Nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa các quy trình nghiệp vụ phù hợp với các qui định của Ngân hàng nhà nước về quản lý ngoại hối, về thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp

* Xây dựng hệ thống thông tin rủi ro và cập nhật liên tục, kịp thời các tình huống rủi ro, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động TTXNK, được thu thập và tổng hợp từ trong nội bộ hệ thống Ngân hàng cũng như từ các ngân hàng thương mại khác là cách truyền đạt tốt nhất các bài học kinh nghiệm về rủi ro cho đội ngũ nhân viên cũng như cán bộ điều hành trong lĩnh vực TTXNK.

* Duy trì và cũng cố công tác kiểm toán nội bộ trong lĩnh vực TTXNK nhằm kịp thời phát hiện, sửa chữa các sai sót trong nghiệp vụ và kịp thời động viên khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc chấp hành và vận dụng các chế độ, văn bản pháp lý của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước.

* Trích dự phòng rủi ro đầy đủ và theo đúng tỷ lệ qui định trên cơ sở phân loại đúng các loại nợ về chiết khấu chứng từ xuất khẩu, về cam kết thanh toán theo L/C.

* Xây dựng và điều chỉnh mức ký quỹ mở L/C theo hướng gia tăng mức ký quỹ đối với các khách hàng thanh toán chậm trễ, các giao dịch có trị giá lớn.

* Ký kết thỏa ước với các công ty bảo hiểm về việc mua bảo hiểm rủi ro đối với các giao dịch có giá trị lớn hoặc các giao dịch có thể nhìn thấy rủi ro ngay từ lúc đầu là cách san sẽ tổn thất, hạn chế thiệt hại khi có phát sinh rủi ro.

Một phần của tài liệu Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại (Trang 46 - 47)