Thực hiện chuẩn xác các nghiệp vụ thanh toán theo thông lệ quốc tế và tuân thủ các qui định của Chính phủ:

Một phần của tài liệu Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại (Trang 43 - 45)

- Rủi ro ngoại hối: Đối với các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu, vấn đề tỷ giá

3.2.2. Thực hiện chuẩn xác các nghiệp vụ thanh toán theo thông lệ quốc tế và tuân thủ các qui định của Chính phủ:

tuân thủ các qui định của Chính phủ:

* Đối với khâu phát hành L/C:

Cần kiểm tra kỹ thủ tục yêu cầu mở L/C của khách hàng (chẳng hạn, hồ sơ pháp nhân, hàng hóa.nhập khẩu không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu hoặc phải đúng với giấy phép đăng ký kinh doanh) trước khi phát hành L/C nhằm đảm bảo tính pháp lý của giao dịch.

Các điều khoản trên đơn mở L/C của khách hàng cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc. Điều này đòi hỏi mọi sửa đổi trên đơn mở L/C đều phải được ký xác nhận bởi người yêu cầu mở L/C trước khi ngân hàng tiến hành phát hành L/C. Việc phát hành L/C với điều khoản “Một bản gốc của chứng từ vận tải nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng” chỉ nên áp dụng cho các khách hàng có uy tín, và chứng từ vận tải như vậy

phải được lập theo lệnh của NGÂN HÀNG nhằm đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của người yêu cầu mở L/C khi yêu cầu ngân hàng ký hậu vận đơn để nhận hàng.

* Đối với khâu tu chỉnh L/C:

Việc sửa đổi các điều khoản và điều kiện của L/C phải được xem xét về sự ảnh hưởng của nó đến quyền lợi cũng như tính an toàn của nhà nhập khẩu cũng như của NGÂN HÀNG. Tuyệt đối không nên chấp nhận các giao dịch tu chỉnh L/C về việc “thay đổi đơn vị tiền tệ của L/C”. Có thể chấp nhận các giao dịch tu chỉnh L/C về việc “thay đổi tên và địa chỉ của người thụ hưởng hoặc của ngân hàng thông báo L/C” nhưng cần có các chỉ thị cụ thể, rõ ràng cho ngân hàng thông báo L/C gốc trong bản sửa đổi L/C gửi cho ngân hàng này, chẳng hạn như “Thu hồi lại bản L/C gốc và kịp thời thông báo bản L/C gốc này cùng với bản sửa đổi L/C cho người thụ hưởng mới thông qua ngân hàng thông báo mới được nêu theo đây”.

* Đối với khâu bảo lãnh nhận hàng:

Trong thực tế, rủi ro phát sinh từ việc phát hành bảo lãnh nhận hàng cũng là một vấn đề nan giải của các ngân hàng khi có phát sinh tranh chấp và buộc phải dính vào các vụ kiện. Với kiến thức có hạn về ngoại thương, hàng hải, luật pháp (nhất là luật pháp quốc tế, luật pháp địa phương của các nước)…của đội ngũ nhân viên vốn chỉ am hiểu về lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng cần phải biết “từ chối” đối với các yêu cầu phát hành bảo lãnh nhận hàng được chế tài bởi luật pháp của quốc gia của các hãng vận chuyển quốc tế. Ngoài ra, trong trường hợp Hãng hàng không chấp thuận giao hàng đối với vận đơn hàng không được ký hậu, ngân hàng cũng nên linh động ký hậu vận đơn hàng không thay cho việc phát hành Thư ủy quyền nhận hàng theo yêu cầu và trách nhiệm của khách hàng nhằm tiết giảm chi phí, thời gian và thủ tục.

* Đối với khâu kiểm tra và thanh toán chứng từ:

- Việc kiểm tra chứng chứng từ phải được căn cứ vào UCP600 và ISBP, L/C một cách nghiêm túc. Tuyệt đối không nên vì bảo vệ quyền lợi của khách hàng nhập khẩu mà đi ngược lại với thông lệ quốc tế.

- Cần tăng cường kiểm tra tính chân thực của bộ chứng từ, nhất là chứng từ vận tải (kể cả đối với trường hợp toàn bộ chứng từ vận tải được xuất trình qua ngân hàng), từ phía các ngân hàng đại lý ở nước ngoài hoặc từ phía các công ty vận tải hay đại lý của họ ở Việt Nam.

- Khi chứng từ bị bất hợp lệ, nhanh chóng thông báo cho người yêu cầu mở L/C về tình trạng sai biệt của bộ chứng từ để đưa ra quyết định kịp thời là chuyển giao chứng từ cho người yêu cầu mở L/C khi họ xuất trình văn bản chấp nhận chứng từ và nộp đủ tiền thanh toán, hay chuyển trả lại chứng từ cho ngân hàng nước ngoài khi người yêu cầu mở L/C từ chối nhận bộ chứng từ như vậy. Trong trường hợp việc thanh toán đã được thực hiện trước đó (tức, khi nhận được điện đòi tiền của ngân hàng xác nhận có xác nhận chứng từ phù hợp), xúc tiến ngay thủ tục đòi lại tiền từ ngân hàng này hoặc ghi nợ tài khoản của họ ngay nếu chứng từ bất hợp lệ không được chấp nhận bởi người yêu cầu mở L/C.

Đối với tài trợ xuất khẩu, khi xử lý chứng từ bất hợp lệ theo L/C, nếu các sai sót có thể sửa chữa được, kịp thời thông báo và lưu ý với khách hàng về việc sửa chứng từ trong thời hạn xuất trình chứng từ được qui định trong L/C nhằm tránh tình trạng chứng

từ bị từ chối thanh toán do xuất trình trễ hạn. Nếu chứng từ có các sai biệt quan trọng không thể hiệu chỉnh, ví dụ như giao hàng trễ hạn so với qui định của L/C, cần thiết nêu cụ thể sai biệt này để xác định rõ trách nhiệm kiểm tra chứng từ của một ngân hàng thương lượng. Tư tưởng “cứ phớt lờ sai biệt và xác nhận chứng từ hợp lệ nhằm để cho ngân hàng phát hành xác định tình trạng chứng từ” không được xem là một cách xử lý tốt, thậm chí còn bị đánh giá thấp về trình độ nghiệp vụ và vị thế của ngân hàng. Cách tốt nhất trong việc xử lý các bộ chứng từ bất hợp lệ là điện thông báo các sai biệt cho ngân hàng phát hành để đạt được sự chấp nhận từ người yêu cầu mở L/C trước khi gửi chứng từ đi đòi tiền nhằm tránh các bước thương lượng với người yêu cầu mở L/C về sau cũng như các chi phí liên quan đến việc gửi đi và gửi trả lại chứng từ trong trường hợp người yêu cầu mở L/C từ chối thanh toán.

Khi chứng từ phù hợp với L/C bị từ chối: Xem xét kỹ lý do từ chối và có sự phản biện kịp thời nếu lý do từ chối không hợp lệ bằng cách kiểm chứng lại thời hạn thông báo từ chối chứng từ, đối chiếu các sai biệt được nêu bởi ngân hàng phát hành với các qui tắc, qui định và hướng dẫn trong UCP, ISBP. Nếu lý do từ chối của ngân hàng phát hành hợp lệ và có liên quan đến việc gửi thiếu chứng từ hoặc chứng từ có những lỗi có thể hiệu chỉnh, cần thông báo ngay cho khách hàng để kịp thời gửi bổ sung chứng từ thiếu hoặc hiệu đính chứng từ sai trong thời hạn hiệu lực xuất trình chứng từ. Trong trường hợp khách hàng không thể bổ sung chứng từ thiếu hoặc không thể hiệu đính chứng từ sai, cần lưu ý với khách hàng về việc.

Khi tài trợ xuất khẩu dưới dạng cho vay hoặc chiết khấu chứng từ: Khi thẩm định cho vay, tài trợ xuất khẩu trên cơ sở các L/C bản gốc dựa vào quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, cần phải xem xét kỹ các điều kiện của L/C để tránh rơi vào bẫy và bị mất vốn.

3.2.3.Nhanh chóng hoàn thiện kỹ thuật công nghệ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán xuất nhập khẩu:

3.2.3.1.Về kỹ thuật công nghệ:

Thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng giúp cho công tác TTXNK trở nên nhanh chóng, đồng bộ và dễ quản lý hơn.

Một phần của tài liệu Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w