Tăng trưởng cá bố, mẹ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng khẩu phần cho ăn đến sự thành thục sinh dục và thực nghiệm sinh sản cá trê vàng (clarias macrocephalus) (Trang 27)

Qua các tháng nuôi vỗ cá bố, mẹ các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng, tăng trưởng tuyệt đối, tăng trưởng tương đối được ghi nhận và có kết quả sau. Bảng 4.2.Tăng trưởng cá trê vàng ở các nghiệm thức

Thời gian Chỉ tiêu Nghiệm thức

I Nghiệm thức II Nghiệm thức III Bắt đầu thả (tháng 2/2012)

Khối lượng (g/con) 84,6±4,0 84,7±5,6 84,7±5,6

Khối lượng (g/con) 101±2,1 100±8,7 105±8,8

WG (g) 14,03±2,67b 15,58±3,15ab 20,54±3,17a

DWG (g/ngày) 0,35±0,07b 0,38±0,08ab 0,51±0,08a

30 ngày (tháng 3/2012)

SGR (%/ngày) 0,016±0,003b 0,017±0,004ab 0,022±0,003a

Khối lượng (g/con) 104,8±5,2 107,2±7,2 109,6±7,4

WG (g) 12,38±0,78c 14,64±0,63b 16,95±1,05a

DWG (g/ngày) 0,30±0,02c 0,36±0,02b 0,42±0,03a

60 ngày (tháng 4/2012)

SGR (%/ngày) 0,013±0,002b 0,015±0,001ab 0,016±0,001a

Ghi chú : các giá trị trong cùng một hàng mang mẫu tự (a,b,c), giống nhau là không khác biệt ở mức p>0,05.

Qua bảng 4.2 cho thấy, sau 30 ngày nuôi tốc độ tăng trưởng cá trê vàng ở NT 1 (14,03±2,67), NT 2 (15,58±3,15) và NT 3 (20,54±3,17). Trong đó, NT 3 có tốc độ tăng trưởng cao nhất (20,54±3,17) và có sự khác biệt với NT 1 ở

mức ý nghĩa (p<0,05). Khi cho cá ăn với khẩu phần 3% khối lượng thân/ngày thì cá sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với chỉ cho ăn 1% khối lượng thân/ngày. Sau 60 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng của cá ở NT 1 (12,38±0,78), NT 2 (14,64±0,63) và NT 3 (16,95±1,05), trong đó tốc độ tăng trưởng ở NT 3 (cho ăn khẩu phần 3% khối lượng thân/ngày) đạt cao nhất (16,95±1,05) và khác biệt có ý nghĩa với NT 1 và NT 2 (p<0,05). Tuy nhiên, sự tăng trưởng của cá ở 60 ngày thấp hơn so với 30 ngày ở cả 3 NT, có thể là do trong giai đoạn đầu nuôi vỗ lúc này cá đang trong giai đoạn tích lũy vật chất dinh dưỡng và tăng trọng nhanh. Sau đó khi gần đến mùa sinh sản thì cá lúc này bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển tuyến sinh dục nên tăng trưởng chậm hơn giai đoạn đầu. Theo Nguyễn Văn Kiểm (1999) khi nhiệt độ thấp thì thích hợp cho tích luỹ và nhiệt độ cao lại thúc đẩy quá trình thành thục của cá.

Tăng trưởng tuyệt đối tương tự như ở tốc độ tăng trưởng, sau 30 ngày nuôi thì cá có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với giai đoạn 60 ngày. Ở 30 ngày tốc độ tăng trưởng của cá cao nhất là NT 3 với (0,51±0,08) và thấp nhất là NT 1 (0,30±0,02) và có sự khác biệt giữa NT 1 và NT 3 ở mức ý nghĩa (p<0,05). Sau 60 ngày nuôi, thì tăng trưởng tuyệt đối ở cả 3 NT cũng thấp hơn so với 30 ngày cao nhất là ở NT 3 (0,42±0,03) và thấp nhất ở NT 1 (0,30±0,02) và có sự khác biệt giữa NT 1, NT 2 và NT 3 ở mức ý nghĩa (p<0,05). Theo nghiên cứu của Phạm Văn Huy (1996) nghiên cứu về ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá Basa giống (Pangasius Bocourti), thí nghiệm được bố trí với 5 nghiệm thức tương ứng với 5 khẩu phần ăn là 1%, 3%, 6%, 9% và 12%. Sau 4 tuần thí nghiệm thì kết quả thu được về kết quả tăng trưởng hàng ngày của từng nghiệm thức như sau: NT 1% thì có tăng trưởng 0,115g/ngày, NT 3% là 0,460 g/ngày, NT 6% là 0,889 g/ngày, NT 9% là 0,949 g/ngày và NT 12% là 0,922g/ngày.

Tăng trưởng tương đối về khối lượng cũng tương tự như tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng tuyệt đối. Sau 30 ngày nuôi ở NT 1 có tăng trưởng tương đối (0,016±0,002), NT 2 (0,017±0,004) và NT 3 (0,022±0,003) và có sự khác biệt giữa NT 1 với NT 3 ở mức (p<0,05), sau 60 ngày nuôi thì cá có tốc độ tăng trưởng chậm hơn 30 ngày đầu, cao nhất là NT 3 (0,016±0,001) và thấp nhất là ở NT 1 (0,013±0,002). Có sự khác biệt giữa NT 1 và NT 3 ở mức ý nghĩa (p<0,05).

Qua bảng 4.2 cho thấy, có sự khác biệt ý có nghĩa giữa 3 NT về tăng trưởng của cá nuôi. Như vậy cho thấy khẩu phần cho ăn khác nhau có sự ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của cá trong điều kiện nuôi.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng khẩu phần cho ăn đến sự thành thục sinh dục và thực nghiệm sinh sản cá trê vàng (clarias macrocephalus) (Trang 27)