Qua thời gian nuôi vỗ các chỉ tiêu môi trường (nhiệt độ, pH, oxi), được ghi nhận định kỳ và có kết quả như sau.
Bảng 4.1.Các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ cá bố, mẹ
Nhiệt độ (0C) Oxy (mg/L) pH
Tháng
Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều
2/2011 28,17±0,3 29,33±0,3 3,1±0,25 3,6±0,25 7,87±0,22 8,17±0,22 3/2012 28,40±0,5 29,80±0,5 3,2±0,27 3,8±0,27 8,34±0,21 8,34±0,21 4/2012 28,87±0,8 30,25±0,6 3,4±0,25 3,9±0,25 8,32±0,24 8,32±0,24 Qua bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ ở các tháng dao động không quá lớn từ 28,170C đến 28,870C ở buổi sáng và buổi chiều dao động từ 29,330C đến 30,250C. Ở tháng 2 có nhiệt độ thấp buổi sáng 28,170C và buổi chiều 29,330C trong tháng này có nhiệt độ thấp là do trời ít nắng và có không khí lạnh nên ảnh hưởng đến nhiệt độ trong ao. Nhiệt độ cao nhất là ở tháng 4 buổi sáng 28,870C và buổi chiều 30,250C trong tháng này trời có nắng tốt do đó nhiệt độ trung bình trong ao tương đối cao. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2000) theo quy luật chung thì những cá sống ở vĩ độ cao, nhiệt độ thấp thì có tuổi thành thục cao hơn so với cá sống vĩ độ thấp nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp nhất để cho cá tham gia sinh sản 24 - 28 0C. Qua đó cho thấy nhiệt độ trong ao trên là thích hợp cho sự thành thục sinh dục của cá trê vàng.
Hàm lượng oxi hoà tan giữa các tháng dao động từ 3,1 mg/L đến 3,4 mg/L vào buổi sáng, và buổi chiều dao động từ 3,6 mg/L đến 3,9 mg/L. Sự biến động hàm lượng oxi hoà tan giữa các tháng không lớn. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) hàm lượng oxy hòa tan trong nước là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá bố mẹ. Theo nguyễn Văn Kiểm (2004) thì hàm lượng oxi hoà tan trong nước thích hợp cho cá bố, mẹ thành thục từ 3-4 mg/L. Như vậy qua bảng số liệu cho thấy hàm lượng oxi hoà tan nằm trong khoảng thích hợp cho sự thành thục của cá.
Nhưng theo Dương Nhựt Long (2003) cá trê vàng có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt như ao tù, mương rãnh, nơi có hàm lượng oxi thấp vì cá trê có cơ quan hô hấp phụ gọi là hoa khế giúp cá hô hấp được nhờ khí trời. Do đó dù điều kiện trong ao nuôi có mức oxi thấp thì cá vẫn sống và thành thục tốt.
Hàm lượng pH trong quá trình nuôi vỗ dao động từ 7,87 đến 8,32 vào buổi sáng và buổi chiều dao động từ 8,17 đến 8,32 (Bảng 4.1). Sự dao động pH không quá lớn qua các tháng. Theo Trương Quốc phú (2006) pH là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn trực tiếp hoặc gián tiếp đối với động vật thuỷ sản như sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. Cá sống trong môi trường pH thấp sẽ làm cá chậm phát dục, nếu pH quá thấp sẽ không đẻ hay đẻ ít. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì pH thích hợp cho các loài cá nuôi từ 7- 8. Như vậy độ pH trong ao nuôi nằm trong khoảng thích hợp cho sự thành thục của cá bố, mẹ.