Hemingway, nhà văn với bút pháp đa dạng,nổi bật là bút pháp tượng trưng và hài hước. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa về tượng trưng: "là một hình ảnh chứa chất ý nghĩa không đơn thuần là nghĩa đen, nghĩa nôm na không đơn thuần thay thế cho điều gì đó, nó vừa là bản thân nó, vừa là điều gì đó mà nó gợi ra khá phong phú, mội thứ biểu hiện của điều gì đó quá phức tạp hoặc qua chàng màng không thể bộc lộ được bằng cách nào khác". Trong tiểu thuyết của mình, Hemingway thường dùng những biểu tượng đa nghĩa, không tham gia vào cốt truyện và hành động nhân vật, nhưng nó giãi bày được nhiều suy nghĩ của tác giả về cuộc đời và nâng tác phẩm lên ý nghĩa triết học và tượng trưng.
4.2.1.1.Bóng đêm: nhân vật của Hemingway thường rất sợ bóng đêm bởi nó là hiện thân của những mất mát, đổ vỡ. Bóng tối thường đồng nghiã với chết chóc. Catherin chết trong căn phòng lạnh lẽo, trong ánh điện yếu ớt của bệnh viện và khi Henri tắt đòn thì bóng tối ngập tràn. Henri trở về khách sạn trong bóng đêm, xuyên qua màn mưa. vSantiago ra đi trong đêm, mất con cá trong đêm và cũng quay trở về trong đem. Với Brett va Jake lần đầu tiên gặp gỡ trong đêm, để rồi đến khi Brett bỏ đi với anh chàng Romero cũng trong bóng đêm. Sự gặp gỡ, chia lia, niềm bất hạnh, hành trình xuyên qua đêm tối của các nhân vật, chẳng bao giờ mang lại điều may mắn.
4.2.1.2.Những cơn mưa: bên cạnh bóng đêm, Hemingway thường chọn những cơn mưa làm ẩn dụ. Mưa kéo dài suốt tác phẩm và xuất hiện lúc nào là sự bất hạnh của con người bắt đầu từ đó, kéo dài theo cơn mưa trong suốt tác phẩm trong "Giã từ vũ khí". Cơn mưa vừa dầm dề, vừa dai đẳng, ngay từ chương 1. Nó xuất hiện như một điềm gở báo trước "mùa đông đến, những cơn mưa dai dẳng trút xuống, và khi cùng với mưa là bệnh tả". Cơn mưa mùa đông làm cỏ cây thôi rữa, đường sá, chiến hào lầy lội và bệnh tả một lúc giết chết 7000 người. Catherin rất sợ mưa, nghe tiếng mưa là cô thảng thốt, giật mình ngay cả khi nằm bên cạnh người yêu. Trong những khoảnh khắc hạnh phúc thật ngắn nư,ủì, nàng thú nhận "vì đôi khi em thấy chết chóc ơi đó. Và có lúc em thấy anh chết trong mưa". Khi tiễn người yêu ra mặt trận, Catherin đứng ở ga, cơn mưa lại xối xả. Bóng tối và cơn mưa xuất hiện trong tiểu thuyết Hemingway, như một sự bổ sung, để nói lên tâm trạng bất ổn của nhân vật. Nhân vật trong tiểu thuyết, dù cố gắng vùng vẫy, thì bao trùm lên số phận họ, vẫn là một màn đêm bao phủ. Và cơn mưa dù rả rích hay xối xả vẫn làm cho tâm hồn họ buốt gia.
4.2.1.3.Hình ảnh mái tóc: những nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Hemíngvvay được nhà văn chú ý đặc biệt một nét ngoại hình, đó là mái tóc. Mỗi nhân vật nữ được đặc tả mái tóc khác nhau. Mái tóc của Bret trong "Mặt trời vẫn mọc mái lóc của Catherin trong "Vĩnh biệt vũ khí ", mái tóc của Maria trong "Chuông nguyện hồn ai Nhà văn có chủ đích khi ca ngợi mái tóc Catherin, qua ngôn ngữ của Henri "Tôi thích gỡ tóc nàng ra. Nàng nằm trên giường không động đậy. Tôi lấy những chiếc cặp đặt lên ra giường. Tóc nàng buông xuống và tôi ngắm nàng nằm lòn bên mép giường. Lúc tôi rút nốt hai chiếc cặp cuối cùng, lóc nàng xòa lung ra, và nàng ngả đầu xuống và
chúng tôi vùi mình xuống dưới lớp dạ cơ hồ như một cái lều hay một ngọn thác. Nàng có bộ tóc lộng lẫy và tôi thường ngắm nàng cuộn tóc trong ánh sáng mờ từ ngoài cửa sổ lọt vào, ngay cả ban đêm tóc nàng cũng óng ánh như mặt nước ốnh ánh như mặt nước óng ánh cho đến lúc trời mới rạng đông" [2,84]. Nếu mái tóc dài của Catherin tượng trưng cho hạnh phúc khi gặp và yêu Henry, thí cũng mái lóc ấy, năm trước, khi người yêu cũ chết, nàng định cắt tóc để tang. Với Catherin, tóc dài tượng trưng cho hạnh phúc, còn tóc ngắn tượng trưng cho đau khổ. Cô gái chịu nhiều bất hạnh Maria, bị bọn phát xít cắt tóc và cưỡng hiếp, Maria "trông không còn là một cô gái" nữa, nhưng khi gặp Jordan, tóc cô đã mọc trở lại. Cô đẹp hơn, trông dịu đàng và quyến rũ hơn. Hạnh phúc bên Jordan, cô "cảm thấy tóc mình đang mọc, dài trở lại Khi nghĩ về tương lai, Maria vui mừng nghĩ đến lức tóc cô sẽ dài ra. Ở nhân vật Brel trong "Mặt trời vẫn mọc mái tóc ngắn nhằm để nói lên tính cách ngang làng, tóc hất ngược ra đằng sau, đầu đội mũ bêrê, mặc áo quần con trai và xử sự với đàn ông giống như những người đàn ông với nhau.
4.2.1.4.Không chỉ mái tóc, mà bút pháp tượng trưng còn được Hemingway sử dụng bằng nhiều hình tượng khác nhau. Trong "Giã từ vũ khí "để minh họa cho quan niệm của ông về cuộc đời, và những người lính phải tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa, Hemingvvay đưa ra hình ảnh Henry ngồi bên đống lửa đẩy khúc củi mục đầy kiến vào ngọn lửa đang rực cháy. Sự hỗn loạn, cùng quẫn, bế tắc và diệt vong tất yếu của đàn kiến, nhằm tượng trưng cho cuộc đời những người lính như Henry. Đến "Chuông nguyện hồn ai", bằng hình tượng vòng quay bánh xe, mội lần nữa nhà văn nhấn mạnh vào sự bế tắc, luẩn quẩn của con người. Tuy nhiên, ở đây vấn dề là sức mạnh và ý chí của con người quyết thoát ra khỏi cái vòng trùng lặp ấy để giành lấy ý nghĩa cuộc sống. Trong đêm cuối cùng của đời mình, Jordan nghĩ đến ý nghĩa cuộc đời mà anh đang dâng hiến: "Người ta nói đến vòng quay của chợ phiên... Đó là một bánh xe rộng quay trên mội mặt phảng nghiêng. Mỗi lần nó quay một vòng và rồi trở lại điểm xuất phát. Có một phía cao hơn phía kia. Liên tiếp bánh xe nâng anh lên rồi lại hạ anh xuống cái chỗ mà anh được nâng lên... Mỗi lần lên cao, người ta quay mà không hề muốn. Chỉ có một vòng, một vòng tròn elip lên rồi lại hạ xuống và rồi người ta lại thấy mình ở điểm xuất phát" [5,313]
4.2.2.Độc thoại nội tâm với bút pháp hài hước:
Ảnh hưởng từ Mác Tuên, trong tiểu thuyết của Hemingway cũng thể hiện rõ tính hài hước. ơ "Gia từ vũ khí " Henri tham gia chiến đấu với tinh thần tự nguyện. Anh sẵn sàng chịu đựng gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Có những lúc anh tự thấy sự phi lí của cuộc chiến, nhưng lại tự ru ngủ mình bằng danh dự của người lính Mĩ. Dần dần thực tế đã cho anh nhận ra, trong cuộc chiến này chẳng có gì là danh dự, là lương tâm mà anh phải hi sinh. Anh bị thương đúng lúc đang ăn pho mát trong hầm. Nhưng điều đó lại là công trạng để được thưởng huân chương vì lòng can đảm. Santiago trong "Ông già và biển cả" mang về đất liền chiến lợi phẩm là một bộ xương cá, đó như một chiến công lớn nhất của cả cuộc đời đi biển của người ngư dân. Hoặc ông lão luôn tự nhủ "chẳng một ai phải cô đơn trên biển" thì trong tác phẩm vẫn cứ hiện diện một ông già cô độc. Tấn bi hài kịch, sự mỉa mai ở đây càng làm tăng thêm nỗi bi đát của Santiago.
Trên đây là mội số biểu hiện của những yếu tố tượng trưng và hài hước. Tuy nhiên, nhà văn sử dụng những yếu tố này để chuyển tải những nội dung của các tác phẩm, một cách khéo léo và tinh vi. Nhưng nếu gọi Hemingway là nhà văn tượng trưng hay hài hước là hoàn toàn không thỏa đáng.
KẾT LUẬN
1.Việc nghiên cứu Hemingvvay từ trước đến nay đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Hiện lượng Hemingway, cả cuộc đời và sáng tác đang còn rất nhiều tranh cãi. Do vậy, những suy nghĩ của chúng tôi chỉ như một hợp âm, góp thêm vào dàn hợp ca vốn đã rất nhiều bè. Mong muốn nhỏ bé của chúng tôi là nghiên cứu sự phức tạp ngay trong cái giản dị. Đến với những văn bản đa thanh để tìm sự giao thoa chồng chéo nhau và giải mã văn bản cuộc đời vốn không bao giờ là dễ hiểu. Illya Ehrenburg đã nói những lời ca ngợi rất chân thành về tài năng của Hemingway :
"Mỗi khi nhìn lại con đường của mình, tôi thấy có hai nhà văn trong số những người tôi may mắn được gặp, đã giúp tôi không những giải thoát cho mình khỏi cái chu nghĩa tình cảm, khỏi những sự biện luận lê thê và những tầm nhìn thiển cận, mà qua thật còn giúp tôi thở, làm việc và đứng vững được. Đó là Babel và Hemingway. Con người ở tuổi tôi có thể thú nhận điều đó?'[33].
2.Hemingway, một nhà văn chiến sĩ, tự chọn cho mình một cuộc đời sóng gió. Ống đối mặt với hiểm nguy, gian khổ để tạo cho mình lòng tin, để gióng lên hồi chuông nguyện hồn ai, để nói lời giã từ vũ khí, để tin vào mặt trời vẫn mọc, và thể hiện khí phách hiên ngang của con người trước biển cả. Với một nghệ thuật viết rất gây ấn tượng, nhà vãn đã gợi mở biết bao vấn đề trong bốn cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của ông. Milan Kundera ca ngợi Hemingway: "Những cuốn sách của ông vừa cúi xuống tận mặt đất vừa bay lên đến vòm trời nghệ thuật Đó là một thứ văn phong đơn giản, rõ ràng, có tính ngầm văn ban, đầy các câu đối thoại "băm nhỏ"[33, 294]. Trong tác phẩm hoàn toàn vắng bóng sự đánh giá của tác giá về những hành động, suy nghĩ của nhân vạt và những lời bình luận, chú giải. Vì thế, văn phong của ông, từ truyện ngắn đến liều thuyết thường để mở, có thể có nhiều cách lí giải khác nhau, tạo nên tính đa nghĩa cho lác phẩm. Einkeschein nhận xét về tác phẩm của Hemingway -."Bên ngoài thì đơn giản, bên trong thì phức tạp, chính xác mà đa nghĩa, rõ ràng mà đi vào chiều sâu, cô đọng như ngôn ngữ điện tín mà đầy ý ngầm và chất thơ, nhưng không phải đã lộ ra ngay tức khắc."
3.Những biện pháp nghệ thuật mà Hemingway sử dụng trong sáng tác nói chung, và trong tiểu thuyết nói riêng không phải là hoàn toàn mới mẻ, chưa từng xuất hiện.
Nhưng với ông, những biện pháp này, nhất là đối thoại và độc thoại nội tâm đã phái huy hết ưu thế của mình trong việc thể hiện tâm hồn, tình cảm, tính cách của nhân vật. Bằng cách cho nhân vật tự bộc lộ qua đối thoại, đặt trường nhìn vào bên trong, nhập thân vào nhân vật. Hemingvvay nghiễm nhiên trở thành bậc thầy ở hai biện pháp nghệ thuật này.
4.Mối quan hộ giữa đối thoại và dộc thoại nội lâm giúp người đọc hiểu một cách hoàn chỉnh hơn, sâu hơn về bản chất con người. Có thể nhận thấy rằng,£con người theo quan niệm của Hemingway, sống là đấu tranh, con người luôn phải tự đấu tranh với mình và đấu tranh với thế giới, để tự khẳng định mình. Xuyên suốt trong tác phẩm là những cuộc đối thoại bên ngoài và bên trong. Chúng luôn song hành cùng nhau, xen kẽ nhau, đan cài vào nhau. Hemingway triệt éỉể khai thác mối quan hệ chặt chẽ, để đạt đến chiều sâu của cả hai hiện tượng. Ông đạt đến trình độ điêu luyện trong việc thể hiện chiều sâu tâm lí của con người.
5.Đặc biệt, Hemingway đã thể hiện tay nghề của mình qua việc mở rộng khuôn khổ của những đối thoại. Ông đưa ra một cách riêng, khác lạ để nâng cao hơn nữa khả năng thể hiện của thủ pháp đối thoại đã góp mặt từ rất lâu trong lịch sử vãn học. Bằng những đối thoại mang vẻ tự nhiên, dung dị trên bề mặt, nhưng lại phức tạp, đa nghĩa ở bề sâu, Hemingway vận dụng hình thức tiết kiệm đến lối giản của thứ ngôn ngữ điện tín, để ẩn dấu những ý tưởng sâu sác, những tầng ngầm của vãn bản. Đặc biệt là những đối thoại ở dạng thô, chưa tinh chế, có vẻ rất khó hiểu với người đọc, nhưng lại rất trong sáng với người trong cuộc, nhờ ngữ cảnh là cuộc sống thật.
6.Tiến trình sáng lấc của Hemingway là cả một sự chuyển di không mệt mỏi. Bắt đầu từ đối thoại chiếm ưu thế trong truyện ngắn,sang tiểu thuyết, Hemingway tiếp lục phát triển nghệ thuật đối thoại, cùng với độc thoại nội tâm. Ông phá tung ranh giới kiểu ngôn ngữ truyền thống, để tạo ra một thứ ngôn ngữ nhân vật rất riêng của Hemingway. Bắt đầu xuất hiện dòng tâm tư, yếu tố đồng hiện trong chuỗi ngôn từ của các nhân vật.
Hemingway có những trăn trở, tìm tòi thử nghiệm nghiêm túc về những điều muôn nói. Ông theo nguyên lí "Văn học là nhân học Văn học không phản ánh các sự kiện, mà chủ yếu là khám phá và biểu hiện tâm hồn, tính cách, sức sống của con người
qua những số phận rất khác nhau trong muôn vàn sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Phẩn lớn sáng lác của ông, chứ ý đến số phận những con người trong chiến tranh. Nhà văn đi sâu vào những bi kịch cá nhân nằm trong bi kịch chung của dân tộc Mĩ ở những cuộc chiến. Qua những bi kịch ấy, tính cách và bản ngã con người đã được bộc lộ. Tuy nhiên, dù viết về bi kịch, nhưng cuối cùng tác giả bao giờ cũng đem lại cho người đọc niềm tin vào cuộc sống và con người.
7.Tiểu thuyết của Hemingway đề cập đến rất nhiều đề tài. Đó là chiến tranh, tình yêu và câu cá.... Nhưng một đề tài chung nhất là thân phận con người. Đó là những nỗi đau có thể gụi được tên, và những nỗi đau buốt lạnh trong tâm khảm mỗi thân phận. Đề lài ấy được gởi gắm trong những nhân vật anh hùng kiểu Hemingway. Họ là những người luôn quan tâm đến ý chí, nghị lực, và tư cách của con người. Trong chiến tranh họ" là những người có kỉ luật tốt nhất, lành mạnh nhất. Họ tham gia cuộc chiến bằng tất cả sức lực và khả năng, nhưng tự trong sâu thắm lâm hổn, các nhân vật không tán thành chiến tranh đổ máu. Cho dù Jordan tự nguyện tham gia cuộc chiến tranh chính nghĩa, thì đỏ cũng là việc làm bất khả kháng, giải pháp tình thế mà thôi. Đặc biệt là cách nhìn của nhà văn về những cuộc chiến.
Hemingway không phơi bày sự tàn khốc của chiến tranh, mà đi sâu vào tâm hồn, trí tuệ, niềm tin, lí tưởng của họ. Sự cao cả của ý nghĩ, hành động của nhân vật đã khắc sâu hơn tính chất của mỗi cuộc chiến, họ luôn sống trong ám ảnh bởi những thương tổn về tâm hồn. Logic của vấn đề là ở đây.
8.Kết cấu tiểu thuyết của Hemingway rất đa dạng, nhiều tầng, nhiều lớp. Quá khứ và hiện lại dan cài, cỏ khi cả huyền thoại xen lẫn với hiện thực. Giọng điệu cũng vậy, không chỉ một giọng mà có rất nhiều giọng khác nhau. Có giọng thật dung dị và trầm tĩnh, có những giọng thô mộc và dân dã (của những người Tây Ban Nha). Đôi khi xuất hiện những giọng buồn sâu lắng, đắng cay khi nói đến những thân phận.
9.Chủ nghĩa khắc kỉ là một nét đặc sắc trong những sáng tác của Hemingway. Bôrix Xuskov trong "Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực" đã nhận định:"Chủ nghĩa khắc kỉ là tư tưởng quyết định sáng tác của Hemingway và quan niệm về thái độ khclc kỉ đối với cuộc sống đã xuyên suốt mọi tác phẩm của ông."Tâm lí và hành vi các nhân vật trong tiểu thuyết của Hemingway diễn biến theo tư tưởng chịu đựng
dũng cảm. Con người luôn tự chủ, bình tĩnh, nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh. Họ luôn bình thản sống cũng như bình thản đón nhận cái chết. Chủ nghĩa khắc kỉ còn ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ đối thoại. Các nhân vật của ông nói năng đơn giản, ngắn gọn vì bản chất khắc kỉ của họ. Dường như họ không muốn bộc bạch tâm sự, nhưng đằng sau mỗi chữ là những tâm trạng, những nghĩ suy về cuộc đời một cách rất tự