ĐỐI THOẠI DIỄN TRÌNH :( DIALOGUE EXPLICATIVE )

Một phần của tài liệu đối thoại và độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của hemingway (Trang 33)

2.1.1.Thông thường theo quan niệm truyền thống, tiểu thuyết là những câu chuyện về các nhân vật. Để kể về nhân vật của mình, nhà văn sử dụng một hệ thống các phương tiện nghệ thuật rất phong phú : như miêu tả ngoại hình, miêu tả thiên nhiên,và dùng ngôn ngữ người kể chuyện để phân tích, bình luận hành vi, tính cách của nhân vật. Đối thoại diễn trình ở Hemingway lại khấc, nó xuất hiện dưới dạng nhân vật tự kể về mình, tự giải thích các hành động và suy nghĩ của mình. Dạng đối thoại này đã góp phần quan trọng giải thích nhân vật trong kích thước thời gian và không gian. Đặc điểm của nó là dài hơi và liền mạch.

2.1.2.Trong tiểu thuyết của mình, Hemingway không có ý định miêu tả ngoại hình. Ông chỉ tập trung vào những đặc điểm in đậm dấu vết cuộc đời đã qua. Những vết hằn sâu bởi tuổi tác, những vết cứa dọc ngang bởi nghề nghiệp lam lũ ở người đánh cá Santiago : "Thân hình lão già và khô đét, phía sau gáy mang nhiều nếp răn sâu hoắm. Những vết rám nâu của cái thứ ung thư vô hại ngoài da do ánh phản quang của vầng thái dương trên mặt biển nhiệt đới gây nên in rõ trên hai má lão. Các vệt rán đó choán khắp hai bên khuôn mặt lão và hai bàn tay lão mang nhiều vết sẹo hằn sâu là

dấu vết của nhiều phen cọ xát với những sợi dây câu trĩu cá. Nhưng không có vết sẹo nào mới (...) ở con người của lão, cái gì nom cũng gia cỗi chỉ trừ có đôi mắt vui đời và gan góc xanh xanh màu nước biển". [5,9-10] Miêu. tả ngoại hình của Brét trong "Mặt trời vẫn mọc", một cô gái trẻ trung, đang hăm hở đi tìm một miền đất hứa : "Brót trông đẹp không tưởng. Nàng mặc áo len thun chui đầu vào chiếc váy bằng vải fuýp, tóc nàng chảy ngược ra sau như tóc con trai. Nàng bắt đầu tất cả, nàng được tạo lập với những đường cong như thân một con thuyền đua..." [Ì, 33] Hay mái tóc ngắn của Maria trong "Chuông nguyện hồn ai", thể hiện những khổ đau, bất hạnh do chiến tranh gây ra. Hoặc dáng vẻ nặng nề, nông dân của Pablo : "Khuôn mặt tròn, cái đầu cũng tròn, thụt xuống vai. Đôi mắt hắn nhỏ và dang rộng ra, đôi tai hắn nhỏ và đán vào sọ. Đó là một người đàn ông cao lớn và dinh dàng với chân tay mập bự, mũi gãy, miệng đứt ở một góc, một cái sẹo vắt ngang môi trên và hàm dưới hiện rõ sau những chân râu phủ đầy mặt hắn." [ 4, 145] Hemingvvay chỉ chú ý đến những nét chúm phá cho cuộc đời, tính cách của nhân vật qua hình thức. Vì vậy, nếu quan niệm hình thức như các nhà văn hiện thực thế kỉ XIX thì nhân vật "dường như không có chân dung."

2.1.3.Nếu quan niệm: "hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ những việc làm của nhân vật ( ... ) không chỉ là yếu lố cần thiết để bộc lộ qứa trình phát triển của bản than, tính cách mà còn là yếu tố không thể thiếu để góp phần thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cối truyện" [59,104-105] thì trong cả bốn tiểu thuyết; hành động của các nhân vật rất đơn giản. Một nhón thanh niên mất hối niêm tin vào cuộc sống, họ đã chơi bời, phá phách hết cỡ trong "Mặt trời vẫn mọc ". Một người lính Mĩ ( Henry )bị thương, nằm viện, quen và yêu mội cô y lá người Anh. Henry cùng người yêu bỏ trốn, đi tìm một thế giới riêng cho tình yêu. Cuối cùng tình yêu rơi vào tuyệt vọng sau cái chết của Catherine, Henry "Giã từ vũ khí" - giã từ những vòng tay. Đến "Chuông nguyện hồn ai" là hành động của một nhóm du kích chuẩn bị phá cầu. Trong nhổm du kích này có người chiến sĩ lình nguyện Robert Jordan. Anh chỉ huy trộn đánh cầu, và cuối cùng Jordan bị thương nằm lại, để yểm hộ cho toàn nhóm rút lui.(Một ông lão câu được một con cá, đấu tranh bảo vệ chiến lợi phẩm suôi ba ngày đêm trong "ông già và biển cả". Qua những hành động có phần đơn điệu và tẻ nhạt, Hemingway muốn lấy Ý thức_của nhân vật làm điểm tựa để xây dựng tác phẩm. Nhà văn muốn truyền tải một thông điệp về thái độ của mỗi con người trước tình thế nan giải của cuộc sống.

2.1.4.Khác với I Iemmgway, Lép Tônxtôi dùng thiên nhiên như một cái nền, để làm nổi bật ý nghĩa những lình huống cuộc sống hoặc như một điểm tựa, như cánh cửa mở vào tâm hồn nhân vật. Thiên nhiên góp phần tô đậm mọi cung bậc tình cảm, những biến chuyển tinh thần tinh tế nhất. Ánh trăng trong vườn Otradnoye làm sáng lên tâm hồn trong trắng, hồn nhiên của Natasa. Và cũng ánh trăng tháng sáu ấy, đã rọi vào tâm hồn Anđrây một thứ men kì lạ, khiến chàng như trẻ lại cùng cây sồi, cái cây sồi già nua, và buồn rầu bữa nọ Hemingway nói đến thiên nhiên chỉ như một hình tượng không gian, môi trường để ở đó nhân vật sống, hành động và bày tỏ những nghĩ suy của mình. Trong "Mặt trời vẫn mọc " Hemingway miêu tả bầu trời, dòng sông, ánh nắng nhưng không nhằm để tham gia vào qua trình bộc lộ tâm lí nhân vật.Thiên nhiên không đóng vai trò hỗ trợ cho việc khắc họa tính cách nhân vật.

2.1.5.Trong khi mội số nhà văn viết theo kiểu văn chương lòe loẹt trang sức ở Mĩ đầu thế kỉ, thì Hemingway tìm cho mình một phong cách riêng. Đó là "trốn tránh mọi thứ đễ dãi", phải tìm cách cho các nhân vật của mình hành động thay vì miêu tả chúng". Theo ông thì đối thoại cũng là một kiểu hành động của nhân vật.

Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Hemingway rất ít xuất hiện, nhà văn dường như vắng bóng, nếu đôi khi xuất hiện thi cũng hướng về thái độ trung hòa.

Trở lên chúng ta thấy, khác với một số nhà văn, hầu như Hemingway rất ít đùng ngôn ngữ miêu tả, kể chuyện, giải thích, hay lời phân tích, bình luận của tác giả để nói lên tính cách nhân vật. Nhân vật chỉ có thể được khắc họa qua ngôn ngữ trực tiếp của mình. Trong đó đối thoại như có sự lấn át so với độc thoại nội tâm.

2.1.6.Đối thoại _ Nhân vật tự kể về mình:

2.1.6.1.Qua đối thoại nhân vật kể cho nhau nghe về cuộc sống, những phác họa về gia đình, những biến cố xảy ra trong cuộc đời mỗi nhân vật. Tuy nhiên, qua những đối thoại trong tiểu thuyết của Hemingway, các nhân vật không những chỉ truyền đạt nội dung câu chuyện, mà họ còn cho thấy thái độ, tình cảm của những nhân vật đối thoại với câu chuyện họ quan tâm. Vì thế, đối thoại kể chuyện đóng vai trò đáng kể trong sự thể hiện đề tài, chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

tranh. Một cuộc chiến bi đất không có đất cho tình yêu tồn tại. Catherine kể về một cuộc tình thài đẹp trước khi gặp Henry, nhưng cũng bị tan biến nhanh như bong bỏng xà phòng bởi chiến tranh. Nàng đau xót kể lại:

"Chiếc gậy này của một thanh niên bị giết năm ngoái. Xin lỗi.

Anh ấy rất dễ thương, sắp cưới tôi thì bị tử thương trong trận Somme. Khủng khiếp quá.

Ông có dự trận đó không ? Không.

Tôi có được nghe kể lợi. (... )

Cô và anh ấy hứa hôn với nhau chưa ?

Tám năm chúng tôi sống chung trong một gia đình, Nhưng tại sao không tổ chức cười ?

Cũng chẳng biết làm sao nữa. [2, 22]

2.1.6.2.Santiago cả cuộc đời gắn liền với biển khơi, nhưng vấn đề mà ông thường quan tâm không chỉ là thời tiết, là biển động hay không, mà ông thường nghĩ về những vấn đề lớn hơn, như sức mạnh trong mỗi con người, việc thắng bại trong mỗi trận đánh. Ông kể với chú bé Manolin về trận bóng mà ông quan tâm :

"Thằng bé hỏi :

Thế còn trận đấu bóng thế nào ? Lão già nói một cách hân hoan : Bác đã bảo rồi càn gì, trong Liên đoàn châu Mĩ, đội Hoa kì là cừ nhất. Chú bé nói

Lần này bọn họ thua.

Chẳng sao. Cầu thủ trứ danh Đi Magiô đã lại sức rồi. Trong đội còn nhiều cầu thủ khác nữa.

và Philađenphiơ bác dám cuộc là Bơrukơlin thế nào cũng thắng. Bác cứ nhớ anh Địch Xitslư với những cú với bóng cảo. anh ta, cái lần ở sân bóng cũ ấy. " [5,20]

2.1.6.3.Tuổi trẻ của mỗi cuộc đời luôn là quảng thời gian đẹp nhất, tự tin nhất, vì thế ông lão thường nghĩ về tuổi trẻ, để củng cố niềm tin, ông kể cho thằng bé nghe những điều ấy:

"Ngày bằng tuổi cháu, bác đã từng trèo lên cột buồm một chiếc thuyền chạy đường Phi châu và vào buổi chiều, bác đã mắt thấy những con sư tử trên các bãi biển." [5,21]

2.1.6.4.Ở "Chuông nguyện hồn ai", chỉ trong khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi ba ngày ba đêm, các nhân vật mới chỉ kịp quen nhau, họ đã kể cho nhau nghe về quãng đời trước đây của mình. Những hồi ức buồn đau hòa trong những mất mát do cuộc chiến tranh gây ra :

Qua đối thoại Maria kể cho Jordan nghe về tội ác của bọn phát xít đã gây ra cho gia đình :

"... Cha em là một xã trưởng, một con người đáng lánh. Mẹ em là một người đàn bà đáng kính và là một người tốt theo đạo Thiên chúa, chúng giết mẹ em và cha em vì chánh kiến cua cha mẹ em, ông ấy theo đảng Cộng Hòa. Em đã trông thấy hai người bị bắn. Lúc đó cha em đứng tựa vào tường lò heo trong làng và hô to "Viva ỉa Republica". Mẹ em cũng đứng tựa vào cùng một vách tường đó, hô "Viva". Chồng tối, xã trưởng làng này". [4, 546] Maria kể tiếp về việc chúng cai tóc nàng, đánh nàng, và lấy i ốt viết chữ lên trán nàng. Đặc biệt, nàng kể cho Jorcian nghe về nỗi đau khủng khiếp nhất của đời mình: "...Khi người la lăm nhục em, em vừng vẫy chơ tới khi,., cho tới khỉ...cho tới khi một tên trong bọn hụ ngồi trên đầu .em...và em đã cấn hắn...và rồi người ta bóp miệng em và người ta giữ chặt hai tay em ra sau đầu ...và những tên khác làm nhục em. " [4,115]

Cũng trong tác phẩm này, Joaquin tâm sự với Pilar về số phận của những người thân :

"Vụ tàn sát những người trong gia đình đồng chí đã xảy ra như thế nào? Pilar hỏi Joaquin:

Không có gì đặc biệt, Joaquin nói. Những người trong gia đình tôi thuộc phe tả, như nhiều người khác trong thành phố Valladolid. Khi bọn phát xít thanh lọc thành phố, chúng hắn cha tôi trước. Ông đã bỏ phiếu cho những người theo xã hội chủ nghĩa. Rồi tụi nó bắn mẹ tôi. Bà cũng đã bỏ phiếu như vậy. Đó là lần đầu tiên trong đời bù đi bỏ phiếu. Sau đó tụi nó bắn người chồng của một trong hai người chị của tôi. Anh này là một đoàn viên trong nghiệp đoàn tài xế xe điện. Hiển nhiên là ảnh sẽ không lái xe điện được nếu không có chân trong nghiệp đoàn. Nhưng ảnh đâu có để ý gì tới chính trị. Tôi biết rõ điều đó. Anh hơi nhu nhược nữa là đằng khác. Tôi lại không tin ảnh có thể là một đồng chí tốt nữa. Kế đó là người chồng của người chị gái khác của tôi, cũng trong nghiệp đoàn tài xế xe điện và cũng đã vào núi như tôi Tụi nó tưởng chị biết ảnh ở đâu. Nhưng thật ra chị không biết. Cho nên tụi nó bắn chị vì chị không chịu khai chỗ ở của ảnh." [4, 220 ]

Trong những câu chuyện tâm tình, chia sẻ với nhau, mỗi nhân vật đều như mang nặng trong lòng những hồi ức rất u ám về quá khứ của riêng mình. Pilar đã kể cho Jordan nghe câu chuyện về đời tư :

"Tất cả mọi người đều cần được nói chuyện với một kẻ nào đó, người đàn bà nói. Trước đây, người ta có tôn giáo và những trò điên rồ khác. Bây giờ mỗi người cần phải có một kẻ nào đó để nói một cách thẳng thắn. Mặc dù người ta có thể có tất cả sự can đảm, càng lúc người ta vẫn cảm thấy cô đơn thêm.

...Đó là những lời lẽ dông dài về Valence và con người vất đi đang đi xe ngựa kia. Tôi đã làm tổn thương hắn nhiều với câu chuyện nọ. (... )

Bằng cách nào đồng chí tới với hắn ?

Như người ta tới với bất luận kẻ nào đó. Trong những ngày đầu của cuộc chiến, và trước đó nữa, hắn là một cái gì. Một cái gì đàng hoàng. Nhưng mà bây giờ thì hết thời rồi. Người ta mở nứt ra và tất cả rượu đều đã chảy ra khỏi vò. " [4,147]

Pila còn kể về trận tấn công thành phố, trừng trị bọn phát xít;

"Lúc bọn cỉviỉes trong trại đầu hàng thì trời vừa mới sáng, Pilar bắt đầu. Đồng chí đã tấn công trại lính ? Robert Jordan hỏi.

thoại, đặt chất nổ dưới một bức tường và kêu gọi bọn guardỉa civiỉ đầu hàng. Chúng nó không đầu hàng. Và lúc tảng sáng hắn cho nổ tung bức tường. Súng nổ. Hai tên trong bọn chúng bị hạ. Bốn bị thương và bốn đầu hàng.

Tất cả chúng tôi nằm trên mái nhà, dưới đất và dưới chân tường của các tòa nhà trong ánh nắng của buổi sáng, đám bụi do vụ nể chưa tan vì chúng bốc lên cao trên không và không có một cơn gió nào đến mang đi. Tất cả chúng tôi nhả đạn về phía tòa nhà bị phá vỡ, chúng tôi nạp đạn và bắn tưới xượi vào đám khói và trong ấy còn lóe lên mấy phát súng trường. Rồi từ trong đám khói có tiếng kêu thôi bắn, và bốn tên civiỉes đi ra, tay giơ lên cao. Một khoảng lớn của mái nhà bị đổ xuống và tường câng đã bay mất. Bọn chúng bước ra đầu hàng." [4, 164 ]

2.1.6.5.Qua những đoạn đối thoại trên, ta hiểu thêm về qua khứ của Pila, người đàn bà một thời đã là vợ của anh chàng đấu bò Pinito, trước khi sống cùng người chỉ huy du kích Pablô. Đồng thời, từ những nét tiểu sử riêng của một người phụ nữ. ta như lại hiểu thêm về cuộc sống của Tây Ban Nha trước nội chiến. Đó là thời kì của những lễ hội sầm uất, những điệu nhạc quyến rũ và thơ mộng. Tây Ban Nha của những người đấu bò vốn sinh ra không phải để làm người dũng cảm. Họ bị buộc vào cái nghề nguy hiểm chỉ vì "ở cái xứ này không một người nghèo nào có thể làm ra tiền nếu không là một tên tội phạm (...) hoặc một tay đấu bò...". Nhưng khi đã giơ chiếc khăn đỏ rực, đứng trước con vật hung dữ, thì biết không được quyền sợ hãi mà lui bưóc. Những con người trung thực, qua cảm đã làm giàu đẹp xứ sở Tây Ban Nha, bằng những hành động đũng cảm, khi tham gia chiến đấu vì một nền cộng hòa. Mỗi cuộc đối thoại như một mảng hồi ức rời rạc, và rất riêng tư. Nhưng nếu xâu chuỗi lại, thì đó chính là một bức họa rất nhiều mảng màu tối và buồn về cuộc đời.

2.1.6.6.Nhân vật đối thoại với nhau, không chỉ kể chuyện, để chia sẻ buồn vui, mà họ còn bộc lộ những suy nghĩ của mình. Có những đoạn đối thoại rất ngắn, song cũng đủ cho chúng ta hiểu được phần nào bản chất, lí tưởng của những người cộng hòa trong "Chuông nguyện hồn ai"

"Anh có phải là người cộng sản không ? Không, tôi là người chống phát xít.

Từ bao nhiêu lâu rồi ?

Từ ngày tôi hiểu được chủ nghĩa phát xít" [4,284]

Trình tự thời gian các sự kiện được kể có sự đảo lộn, sau câu chuyện về quá khứ, là những dự tính cho hành động tương tương lai. Khi kết thúc câu chuyện mình bị cạo trọc đầu, Maria thổ lộ với Tordan khao khát được tham gia trận phá cầu cùng với Jordan, để được tự tay giết bọn Phalănggit:

"Nhưng mình sẽ giết bọn phát xít chớ ? Chính tụi đó đã làm việc ấy.

Tụi nó không có ra trận, chàng buồn bã đáp. Chúng chém giết ở hậu phương.

Một phần của tài liệu đối thoại và độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của hemingway (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)