CHƢƠNG 2: BỐ TRÍ LAI.

Một phần của tài liệu Bố trí mặt bằng (Trang 27)

Bố trí lai sửa đổi (và / hoặc) kết hợp một số khía cạnh của bố trí theo sản phẩm và bố trí theo quá trình. Nội dung dưới đây sẽ đề cập về ba loại bố trí lai: Mô hình tế bào, hệ thống sản xuất linh hoạt và mô hình dây chuyền lắp ráp hỗn hợp.

1.Mô hình tế bào. 1.1 Khái niệm.

Mô hình tế bào là sự nỗ lực để kết hợp tính linh hoạt của bố trí theo quá trình với sự hiệu quả của bố trí theo sản phẩm. Dựa trên khái niệm công nghệ nhóm (GT), các máy móc khác loại được nhóm lại thành một nơi làm việc chung, gọi là tế bào, để gia công các bộ phận có nhiều hình dạng giống nhau hoặc những yêu cầu gia công tương tự.

1.2 Đặc điểm.

Các tế bào được bố trí liên quan với nhau để việc di chuyển nguyên vật liệu được giảm thiểu. Các máy móc lớn không thể bị chia tách giữa các tế bào (tức không thể để nó ở nhiều tế bào cùng lúc) thì được đặt gần với các tế bào sẽ sử dụng chúng, đó được gọi là điểm sử dụng chúng.

Hình 7: Cho thấy một họ các chi tiết có hình dạng tương tự nhau

Việc bố trí các máy móc trong mỗi tế bào giống như một dây chuyền lắp ráp nhỏ. Như vậy, có thể sử dụng thủ tục cân bằng chuyền với một số điều chỉnh để sắp xếp các máy bên trong tế bào. Bố trí giữa các tế bào lại với nhau là một bố trí theo quá trình. Vì vậy, những chương trình máy tính như CRAFT có thể

Nhóm 1 Trang 28 được sử dụng để xác định vị trí các tế bào và các thiết bị còn sót lại trong phân xưởng.

Hình 8: Bố trí theo quá trình

Xem xét bố trí theo quá trình trong hình 8. Máy móc được nhóm lại theo chức năng thành bốn bộ phận riêng biệt. Các chi tiết cấu thành nên sản phẩm được sản xuất trong vùng được bố trí theo hình thức bố trí theo quá trình của nhà máy sau đó được lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh trên dây chuyền lắp ráp. Các chi tiết di chuyển theo nhiều đường dẫn dòng chảy khác nhau xuyên qua các tế bào. Ba tuyến đường đại diện cho 3 bộ phận A, B và C được thể hiện trong hình. Điều này đòi hỏi phải thông báo khoảng cách mà mỗi chi tiết phải đến trước khi hoàn thành và sự bất thường của các tuyến đường của các chi tiết khác. Bố trí này cũng cần một số lượng đáng kể "công việc giấy tờ" cần thiết để chỉ dẫn các dòng chảy của chi tiết riêng lẻ và để xác nhận rằng sự hoạt động đúng đã được thực hiện. Những công nhân có tay nghề tại trạm điều hành các loại máy móc trong các bộ phận đơn lẻ và đặc thù có thể điều khiển nhiều máy tại một thời điểm.

Nhóm 1 Trang 29 Hình 9: Ma trận phần định tuyến hoàn chỉnh

Hình 9 cho một ma trận phần định tuyến hoàn chỉnh với 8 chi tiết được xử lí xuyên suốt trong phân xưởng sản xuất. Trong mô hình này, các tuyến đường chưa được sắp xếp rõ ràng và cụ thể. Chúng ta sẽ áp dụng PFA - Sản xuất theo đặc tính kỹ thuật (PFA), trong đó, một nhóm nghiên cứu kỹ thuật sẽ sắp xếp ma trận phần định tuyến để xác định các họ chi tiết với các yêu cầu gia công tương tự nhau. Quá trình sắp xếp có thể đơn giản như việc lập danh sách trong đó các bộ phận có 4 máy làm việc chung, sau đó có 3 máy làm việc chung, 2 máy làm việc chung. Và như vậy, có thể tinh vi như mô hình nhận dạng các thuật toán từ lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo.

Hình 10 là kết quả của việc sắp xếp lại hình 9. Bây giờ, các họ chi tiết và các tế bào được hình thành rõ ràng. Tế bào 1, bao gồm máy 1, 2, 4, 8, 10 sẽ gia công các chi tiết A, D, F. Tế bào 2, bao gồm máy 3, 6, 9 sẽ gia công chi tiết C và G. Và tế bào 3, bao gồm máy 5, 7, 11, 12 sẽ gia công chi tiết B, H, E. Một mô hình tế bào hoàn chỉnh cho thấy ba tế bào cung cấp chất liệu cho dây chuyền lắp ráp cuối cùng được cho ở hình 11. Các dòng chảy chi tiết đại diện cho các bộ phận A, B, C thì trực tiếp hơn (đi theo những đường cụ thể và cố định hơn) so với bố trí theo quá trình. Ở đó thì không có sự trở lại và lai truyền chéo giữa các tuyến đường và các bộ phận di chuyển một khoảng cách ngắn hơn để gia công. Chú ý rằng bộ phận G và E không thể hoàn tất việc gia công trong tế bào 2 và 3 với những thứ mà chúng đã được giao.

Nhóm 1 Trang 30 Tuy nhiên, hai tế bào được định vị như là một kiểu để di chuyển các chi tiết giữa các tế bào mà không đòi hỏi phải di chuyển nhiều hơn.

Hình 10: Ma trận phần định tuyến đã được sắp xếp

Nhóm 1 Trang 31 Hình dạng chữ U của các tế bào 1 và 3 là một sự sắp xếp phổ biến cho các tế bào sản xuất vì nó tạo điều kiện chuyển động quay của người lao động trong một vài máy. Người lao động trong mô hình tế bào thường vận hành nhiều hơn một máy, đó giống như trong bố trí theo quá trình. Tuy nhiên, người lao động được giao cho mỗi tế bào phải được đa chức năng - đó là kỹ năng vận hành nhiều loại máy khác nhau, không chỉ là một loại như trong bố trí theo quá trình. Ngoài ra, người lao động được giao 1 con đường để theo dõi bao gồm các máy mà họ vận hành, có thể hoặc không trùng với con đường mà sản phẩm đi xuyên suốt các tế bào. Hình 12 cho thấy một tế bào sản xuất hình chữ U bao gồm cả đường đi của công nhân.

Nhóm 1 Trang 32

1.3 Những lợi thế và bất lợi.

Lợi thế

Một phần của tài liệu Bố trí mặt bằng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)