2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Sở.
Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 28-03-1991 theo quyết định 76QĐ/TCCB của Tổng giám đốc ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Năm 2006 vừa qua, Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã kỷ niệm 15 năm thành lập 1991-2006 và đón nhận huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Ngày 19 tháng 04 năm 2008 vừa qua Sở đã đón nhận Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước trao tặng. Đây chính là sự khẳng định cho những công lao to lớn mà Sở đã đóng góp cho đất nước trong suốt thời những gian qua.
SGDI - BIDV là đơn vị thành viên lớn nhất trong hệ thống BIDV, hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực như dầu khí, viễn thông, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ… với đội ngũ nhân viên được đào tạo ở trình độ cao, với hệ thống trang thiết bị và công nghệ hiện đại được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO – 9001.
Năm năm đầu tiên (1991-1995) là bước đi chập chững của SGDI - BIDV, Sở đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, cấp phát vốn ngân sách và giám sát kiểm tra sử dụng vốn đúng nơi, đúng mục đích cho các dự án.
Năm năm tiếp theo (1996-2000) là giai đoạn khởi động, Sở chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế chủ động, tự trang trải.
Đến tháng 3/2001, kỷ niệm 10 năm thành lập, Sở đã đạt quy mô tổng tài sản hơn 9.900 tỷ đồng, huy động vốn đạt 5.755 tỷ đồng, dư nợ cho vay là 4.846 tỷ đồng, thu phí dịch vụ hàng chục tỷ đồng và cơ cấu dịch vụ chiếm 16,27% lợi nhuận trước thuế. Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng năm 2001 là sự ghi nhận kết quả của giai đoạn khởi động ngoạn mục này.
Trong 5 năm liên tiếp (2002-2006), Sở đã tách và nâng cấp 4 đơn vị thành chi nhánh cấp I trực thuộc NHĐT&PT trên địa bàn. Đó là chi nhánh Bắc Hà Nội (2002), chi nhánh Hà Thành (2003), chi nhánh Đông Đô (2004) và chi nhánh Quang Trung (2005) với tổng tài sản mỗi đơn vị trên 1.000 tỷ đồng và hàng trăm cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ. Cơ cấu lại họat động cùng với việc cơ cấu lại tổ chức, các nghiệp vụ bán lẻ, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ được chuyển giao cho các chi nhánh mới tách ra, Sở giao dịch tập trung vào 3 mục tiêu chính: huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại chỗ và góp phần tăng nguồn vốn cho toàn hệ thống; phục vụ các khách hàng lớn, tập đoàn, tổng công ty không phân biệt hình thức sở hữu; phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Tiếp tục phấn đấu lớn mạnh về mọi mặt, nay với gần 300 cán bộ nhân viên công tác tại 15 phòng nghiệp vụ và mạng lưới 15 điểm giao dịch, bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại hóa hệ thống thanh toán ngân hàng và quản lý chất lượng ISO 9001:2000, Sở đã đóng góp đáng kể vào kết quả chung của toàn hệ thống. Trong giai đoạn tới , Sở sẽ phấn đấu hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh 2006-2010: tăng trưởng huy động vốn bình quân 22- 25%/năm, tăng trưởng dư nợ vay bình quân 18-20%/năm, tăng trưởng thu dịch vụ bình quân 25-27%/năm, trích đủ dự phòng rủi ro, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách và đảm bảo doanh thu ngân hàng.
Sơ đồ1: Các sản phẩm dịch vụ chính của Sở:
Sở giao dịch
Tín dụng Dự thầu
Thực hiện hợp đồng Bảo lãnh Hoàn trả tiền ứng trước
Bảo hành chất lượng sản phẩm Nộp thuế
Mua thiết bị trả chậm Vay vốn nước ngoài Thanh toán
Đối ứng Tín dụng ngắn hạn
Tín dụng trung và dài hạn Cho vay cán bộ công nhân viên Cho vay mua nhà, mua ô tô Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
Huy động vốn
Tiết kiệm thông thường Tiết kiệm dự thưởng Tiết kiệm bậc thang
Dịch vụ
Thanh toán quốc tế : L/c hàng nhập, L/c hàng xuất, Nhờ thu ( nhờ thu đến, nhờ thu đi, nhờ thu sec), Chuyển tiền, Chiết khấu, Ký hậu vận đơn, bảo lãnh nhận hàng Dịch vụ khác: ATM, homebanking, thanh toán trong nước, trả lương tự động, thấu chi ( thẻ ATM power), dịch vụ thu chi hộ, chuyển tiền kiều hối, ….
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy của Sở: Phòng tín dụng 1 Phòng tín dụng 2 Phòng tín dụng 3 Phòng thẩm định Phòng quản lý tín dụng
P. Thanh toán quốc tế P. DV khách hàng DN P. DV khách hàng cá nhân P. tiền tệ kho quỹ
P. kế hoạch nguồn vốn P.Tài chính kế toán P. Tổ chức cán bộ P. Hành chính quản trị P. Điện toán
P. Kiểm tra nội bộ Phòng giao dịch 1 Phòng giao dịch 2 Ban giám đốc Khối tín dụng Khối dịch vụ
Khối quản lý nội bộ
Khối đơn vị trực thuộc
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Sở trong thời gian qua. 2.1.2.1. Về hoạt động Huy động vốn.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Sở giai đoạn 2005 – 2007. Đvt: Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tuyệt đối TT (%) Tuyệt đối TT (%) Tuyệt đối TT (%) I. Huy động vốn 7.569 6,49 10.111 35,57 13.621 34,71 1.Tiền gửi TCKT 4.407 18,95 7.285 65,28 11.821 62,27 - TG KKH 845 -17,17 1.645 94,76 3.427 108,28 - TG CKH 3.563 32,67 5.640 58,29 8.394 48,84
2. Tiền gửi dân cư 3.049 -8,09 2.791 -8,44 1.765 -36,78
- TG tiết kiệm 2.168 -1,83 2.290 5,61 1.601 -30,08
- Kỳ phiếu 231 -49,92 122 -47,07 28 -77,41
- CCTG , TP 650 0,35 379 -41,63 136 -64,10
3. Huy động khác 113 31,64 35 -69,43 35 -
(Nguồn số liệu: Cung cấp bởi Phòng Quản lý tín dụng SGDI - BIDV)
Trong 2 năm 2006 và 2007 huy động vốn của Sở đạt mức cao, tốc độ tăng trưởng năm 2006 là 33,6% còn năm 2007 là 34,7%; mức huy động vốn năm 2006 là 10.111 tỷ đồng còn năm 2007 là 13.621 tỷ đồng. Có thể thấy uy tín của Sở ngày càng tăng, khả năng thu hút vốn tốt. Điều này giúp Sở có một nguồn vốn ổn định, từ đó đảm bảo tính ổn định trong hoạt động cho vay đồng thời tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Trong hoạt động huy động vốn thì vốn huy động từ dân cư giảm dần còn vốn huy động từ các TCKT lại tăng mạnh. Điển hình năm 2006, vốn huy động từ dân cư tại Sở đạt 2.791 tỷ đồng, còn năm 2007 chỉ đạt 1.765 tỷ đồng, giảm 1.026 tỷ đồng (tương ứng với 36,78%) so với năm 2006. Nguyên nhân là do Sở đã tập trung vào khối doanh nghiệp, coi đây là khách hàng chiến lược và tích cực khai thác tiềm năng từ nhóm khách hàng này. Và Sở cũng đã đạt những kết quả không thể phủ nhận: năm 2006, tiền gửi TCKT tăng 65,3%
và đạt 7.285 tỷ đồng; năm 2007 tốc độ tăng trưởng là 62,3% và đạt mức 11.821 tỷ đồng.
Có thể thấy nguồn vốn huy động vẫn tập trung và phụ thuộc rất nhiều vào một số khách hàng tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính lớn, nên tính ổn định chưa cao (bị động về nguồn khi những khách hàng này có nhu cầu thanh toán đột xuất các món lớn và cạnh tranh trong huy động vốn làm tăng lãi suất huy động).
Thị phần huy động dân cư có nguy cơ giảm sút do mạng lưới hoạt động của các NHTM Cổ Phần liên tục được mở rộng, uy tín ngày càng được nâng cao cùng với mức lãi suất hấp dẫn.
2.1.2.2. Về hoạt động Tín dụng.
Bảng 2: Chỉ tiêu về Hoạt động tín dụng. Đvt: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tuyệt đối TT (%) Tuyệt đối TT (%) Tuyệt đối TT (%) Tín dụng 4.814 13,96 5.001 3,88 5.185 3,69
1. Cho vay ngắn hạn 1.724 101,50 1.960 13,66 2.302 17,45
2. Cho vay TDH TM 1.013 -24,73 624 -38,41 980 57,17
3. Cho vay đồng tài trợ 1.396 24,68 1.895 35,71 1.522 -19,68
4. Cho vay KHNN 375 -27,28 256 -31,58 138 -46,17
5. Cho vay ủy thác, ODA 306 -21,12 266 -13,02 243 -8,68 (Nguồn số liệu: Cung cấp bởi Phòng Quản lý tín dụng SGDI - BIDV)
Nhờ có nguồn vốn ổn định mà hoạt động tín dụng của Sở trong các năm qua cũng được duy trì ổn định. Ổn định cả về mặt số lượng và tốc độ tăng trưởng. Dư nợ tín dụng năm 2005 là 4.814 tỷ đồng, năm 2006 là 5.001 tỷ đồng, và năm 2007 đạt 5.185 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng cũng ổn định tuy
nhiên lại khá thấp so với tốc độ tăng huy động vốn. Năm 2006 tăng 3,88%, còn năm 2007 là 3,69%. Nguyên nhân là do đối tượng khách hàng chính của Sở là khối doanh nghiệp vừa và lớn, do đó tốc độ tăng nhu cầu vốn không cao. Hơn nữa trong thời gian vừa qua Sở đầu tư khá nhiều vào cơ sở hạ tầng nhằm tạo nền móng vững chắc cho hoạt động trong thời gian tới.
Tuy nhiên khách hàng nền tảng là các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa có dư nợ lớn nên tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh chưa đạt được kế hoạch Hội sở chính giao.
Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo chưa đạt được định hướng ngành giao. Việc quản lý và đánh giá tài sản đảm bảo nhất là đối với động sản vẫn còn nhiều bất cập khó khăn.
Trình độ cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng còn trẻ được đào tạo bài bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, bản lĩnh thương trường.
2.1.2.3. Một số chỉ tiêu khác.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu khác. Đvt: tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tuyệt đối TT (%) Tuyệt đối TT (%) Tuyệt đối TT (%) 1. Thu dịch vụ ròng 36 4,48 62 72.22 81 30.65 2. LNTT 94 11,69 185 97,37 272 46,99 3. Tổng TS 11.181 2,10 14.142 26,48 17.462 23,48 (Nguồn số liệu: Cung cấp bởi Phòng Quản lý tín dụng SGDI - BIDV)
Tốc độ tăng tổng tài sản của Sở khá cao, năm 2006 đạt 26,5%, năm 2007 đạt 23,5%. Tính đến cuối năm 2007, tổng tài sản của Sở đã đạt khoảng 17.462 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng với tốc độ khá cao, năm 2006 là 97,37% (tương ứng 185 tỷ đồng), năm 2007 là 46,99% (tương ứng 272 tỷ đồng). Thu dịch vụ ròng cũng ngày càng tăng, năm 2006 là 62 tỷ đồng, năm
2007 là 81 tỷ đồng. Điều đó cho thấy Sở hoạt động ngày càng ổn định và có hiệu quả, quy mô ngày càng được mở rộng.
2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ XNK tại SGDI - BIDV thời gian qua. 2.2.1. Các sản phẩm dịch vụ về tài trợ XNK tại Sở hiện nay.
2.2.1.1. Cho vay vốn lưu động để thu mua, chế biến sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương ký kết, đơn đặt hàng.
Hình thức này được tiến hành trước khi giao hàng, được âp dụng khi Sở vừa là ngân hàng cho vay, vừa là ngân hàng thanh toán cho L/C hàng xuất. Để giám sát và kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích, thông thường Ngân hàng thực hiện tài trợ như sau:
- Sở yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải tham gia vốn tự có cùng với vốn vay ngân hàng để thu mua hàng hóa, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu. Hàng hóa được sản xuất ra hoặc được thu mua sẽ được nhập tại kho mà Sở có thể giám sát được, đảm bảo việc xuất hàng ra khỏi kho phải có sự đồng ý của ngân hàng. Thường Sở cho vay không quá 70% giá trị lô hàng xuất khẩu.
- Sau khi giao hàng xong, doanh nghiệp lập bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C nộp vào ngân hàng để đòi tiền. Trên hối phiếu đòi nợ ghi rõ Sở sẽ là người hưởng lợi trực tiếp trên hối phiếu. Sở kiểm tra bộ chứng từ hợp lý chuyển ra nước ngoài đòi nợ ngân hàng mở L/C. Khi nhận được điện chuyển tiền từ phía ngân hàng mở L/C, Sở ghi Có trên tài khoản cho vay để thu nợ, số tiền còn thừa có thể chuyển trả vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp.
2.2.1.2. Chiết khấu chứng từ hàng xuất.
Hiện nay Sở chỉ thực hiện Chiết khấu truy đòi nhằm tránh rủi ro trong việc thu hồi nợ. Khi nhà xuất khẩu nộp bộ chứng từ vào Sở yêu cầu được
chiết khấu truy đòi, Sở nhận và kiểm tra cẩn thận bộ chứng từ này nhằm tránh những sai sót có thể dẫn đến bộ chứng từ không được thanh toán.
2.2.1.3. Mở L/C thanh toán hàng nhập.
Điều kiện để Sở mở L/C :
- Doanh nghiệp phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính lành mạnh và có uy tín trong quan hệ tín dụng.
- Hàng hóa nhập khẩu phải có giá cả hợp lý. Nếu mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập khẩu của Nhà nước thì đơn vị phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do Bộ thương mại cấp.
- Về nguồn vốn thanh toán L/C khi đến hạn:
+ Nếu nguồn vốn thanh toán L/C là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp
thì doanh nghiệp có thể ký quỹ 100% hoặc ký quỹ một phần nhưng phải có tài sản đảm bảo cho số tiền thanh toán còn lại theo đúng chính sách khách hàng của Sở để đảm bảo khi L/C đến hạn thì công ty sẽ nộp đủ số tiền còn lại để Sở thanh toán cho phía nước ngoài.
+ Nếu nguồn vốn thanh toán L/C là nguồn vốn vay ngắn hạn tại Sở: Số tiền L/C phải nằm trong hạn mức tín dụng của công ty tại Sở.
+ Nếu nguồn vốn thanh toán L/C là nguồn vốn vay trung dài hạn tại Sở: hàng hóa nhập khẩu phải nằm trong danh mục dự án đã được Sở duyệt vay và số tiền L/C phải nằm trong giới hạn hợp đồng tín dụng trung dài hạn đã ký.
Trên cơ Sở thẩm định cụ thể, Sở sẽ quyết định mức ký quỹ. Ký quỹ được thực hiện bằng cách trích tài khoản ngoại tệ của khách hàng để chuyển vào tài khoản ký quỹ L/C.
2.2.1.4. Cho vay thanh toán hàng nhập.
Khi doanh nghiệp nhập khẩu muốn nhận hàng tại cảng thì phải có đầy đủ chứng từ về lô hàng. Lúc này Sở với vai trò là ngân hàng mở L/C đang giữ bộ chứng từ này. Để được nhận bộ chứng từ thì doanh nghiệp phải nộp tiền
thanh toán hàng nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên khoảng thời gian này khá dài và đôi khi doanh nghiệp không có đủ tiền, khi đó Sở sẽ tiến hành thẩm định tính toán hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng tài chính, khả năng trả nợ, thế chấp tài sản, để quyết định cho doanh nghiệp vay vốn.
2.2.1.5. Bảo lãnh nhận hàng.
Nếu được yêu cầu từ phía nhà nhập khẩu, Sở sẽ xem xét đứng ra bảo lãnh nhà nhập khẩu sẽ nhận hàng. Nếu khi hàng về đến cảng mà nhà nhập khẩu vì lý do nào đó không nhận hàng (vi phạm hợp đồng) thì Sở sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nhà xuất khẩu.
2.3. Thực trạng hoạt động tài trợ XNK tại SGDI – BIDV từ 2005 – 2007. 2.3.1. Các kết quả đã đạt được.
Bảng 4: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động tài trợ XNK. Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu về hoạt động tài trợ XNK 2005 2006 2007 1. Tổng dư nợ tài trợ XNK 113 148 182
a. Dư nợ tài trợ nhập khẩu 107,7 141,8 175
- Doanh số tài trợ 1.752,7 1.866,8 2.334
- Doanh số thu nợ 1.645 1.725 2.159
b. Dư nợ tài trợ xuất khẩu 5,3 6,2 7
- Doanh số tài trợ 59,3 72,2 93
- Doanh số thu nợ 54 66 86
2. Dư nợ tài trợ XNK/Tổng dư nợ tín dụng 2,34% 2,95% 3,51% 3. Thu nhập lãi thuần từ tài trợ XNK 20,3 27,6 34,5 4. Thu nhập lãi thuần từ tài trợ XNK/Tổng
thu nhập lãi thuần
1,27 1,18% 12,68%
5. Lãi treo của dư nợ tài trợ XNK 1,35 1,59 2,06
(Nguồn số liệu: Cung cấp bởi Phòng Quản lý tín dụng SGDI - BIDV)
- Quy mô dư nợ tài trợ XNK được mở rộng qua các năm: Tính đến thời điểm cuối năm 2007, Sở đã đạt mức dư nợ tài trợ XNK là 182 tỷ đồng, tăng
22,97% so với năm 2006 (cao hơn khá nhiều so với mức tăng của hoạt động tín dụng chung, chỉ có 3,69%). Trong đó Sở đã tập trung tài trợ đối với các