Các nhân tố từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT THANH XUÂN (Trang 46)

Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Năng lực của khách hàng

Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không.

Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuyếch trương sản phẩm …thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng. Và ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả.

Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.

Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục dích khi xin vay thì sẽ không trả được nợ dúng hạn.

Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng

Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố tất yếu như người ta thường nói” rủi ro là người bạn đồng hành của kinh doanh”. Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau: do thiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp…Ví dụ như giá bán nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm lên thì sẽ bị khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm việc trả nợ Ngân hàng về mặt thời hạn.

Tài sản đảm bảo

Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng (có thể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp). Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản của các pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sỡ hữu. Tài sản cố định phần lớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp. Trong khi đó nhu cầu vay vốn ngân hàng là

rất lớn. Như vậy nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc được cho vay nhưng không đáng kể.

Từ sau khủng hoảng kinh tế 2009, tiếp theo là những khó khăn của nền kinh tế trong nước, đặc biệt là lạm phát tăng cao đã khiến cho những tài sản đảm bảo hoặc tín chấp của khách hàng bị giảm giá trị, hay nói cách khác là “mất giá”. Điều này khiến cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh gặp khó khăn lớn trong công tác thẩm định.

PHẦN 8: THU HOẠCH QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP TỔNG QUAN

Qua giai đoạn thực tập tổng quan: tìm hiểu, liên hệ thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân, em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích.

Là sinh viên năm cuối của Khoa Tài chính – Ngân hàng, Viện Đại học Mở Hà Nội, điều cần thiết đối với em là những kiến thức thực tế về tài chính, về ngân hàng và về các hoạt động trong ngân hàng. Đặc biệt,

khi phải tự mình đi liên hệ nơi thực tập, khi phải trình bày về những lý do chọn Ngân hàng là nơi thực tập, em đã có thể đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu trong việc trình bày nguyện vọng và thuyết phục người khác.

Trong giai đoạn tìm hiểu tổng quan về Chi nhánh Thanh Xuân, em đã được tiếp xúc với những cán bộ làm trong Chi nhánh, em đã học được cách làm quen với môi trường làm việc mới, hiện đại.

Qua những tài liệu về Chi nhánh mà Phó giám đốc cùng người hướng dẫn trực tiếp cung cấp thì em đã nắm được sơ lược quá trình hoạt động kinh doanh và từng bước phát triển của Chi nhánh. Các báo cáo tài chính của Chi nhánh giúp em định hình được tình hình kinh doanh, kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua việc phân tích, tìm hiểu của mình.

Thông qua quá trình thực tập tổng quan này, em đã có thể hình dung ra môi trường làm việc sau này của em rất hấp dẫn tuy công việc không phải đơn giản. Em sẽ cố gắng thực tập tốt, hoàn thành tốt chương trình thực tập để có thể tự tin khi làm việc sau này.

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG No&PTNT – CHI

NHÁNH THANH XUÂN...1

1.1 Tên doanh nghiệp...1

1.2. Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp...1

1.3. Địa chỉ...1

1.4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp...1

1.4.1 Quyết định thành lập, ngày thành lập...1

1.4.2 Vốn điều lệ...2

1.5. Loại hình doanh nghiệp (hình thức sở hữu doanh nghiệp)...2

1.7. Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ...3

PHẦN 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH...5

2.1. Đối với hoạt động huy động vốn...5

2.2. Hoạt động tín dụng...9

2.3. Đối với hoạt động dịch vụ...11

2.4. Các kết quả tài chính...12

PHẦN 3: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT...15

3.1. Thuyết minh sơ đồ quy trình tín dụng...15

SƠ ĐỒ 3.1: QUY TRÌNH TÍN DỤNG CHUNG...16

THẨM ĐỊNH...16

PHÊ DUYỆT...16

ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG...16

NHU CẦU KHÁCH HÀNG...16

THỦ TỤC HỒ SƠ & GIẢI NGÂN...16

THỦ TỤC HỒ SƠ...16

GIẢI NGÂN...16

THANH TOÁN...16

QUẢN LÝ TD...16

TỔN THẤT...16

3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất...17

3.2.1. Trang thiết bị...17

3.2.2. Bố trí mặt bằng...18

3.2.3. Môi trường làm việc và an toàn lao động...20

PHẦN 4: TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT...20

4.1. Tổ chức hoạt động kinh doanh của Chi nhánh...20

4.2. Kết cấu hoạt động của Ngân hàng...21

PHẦN 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ...23

5.1. Bộ máy tổ chức của chi nhánh được cơ cấu như sau:...24

5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban...25

5.2.1. Ban giám đốc...25

5.2.2. Phòng Kế hoạch - kinh doanh...25

5.2.4. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ:...27

5.2.5. Phòng Hành chính, nhân sự:...27

5.2.7. Các phòng giao dịch:...28

5.3. Mối liên hệ giữa các bộ phận trong Chi nhánh...28

5.3.1. Ban giám đốc...28

5.3.2. Phòng kế hoạch kinh doanh...29

5.3.3. Phòng Hành chính – Nhân sự...29

5.3.4. Các phòng giao dịch...29

PHẦN 6: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ “ĐẦU VÀO”, “ĐẦU RA” CỦA CHI NHÁNH...30

6.1. “Đầu vào”...30

6.1.1. Đối tượng lao động...31

6.1.2. Yếu tố lao động...32

6.1.3. Yếu tố vốn...36

6.2. “Đầu ra”...38

6.2.1. Nhận diện thị trường...38

6.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm (hay hoạt động tín dụng)...39

PHẦN 7: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT THANH XUÂN...42

7.1. Môi trường vĩ mô...42

7.1.1. Môi trường kinh tế:...42

7.1.2. Những nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước:...44

7.1.3. Môi trường xã hội...45

7.2. Môi trường vi mô...45

7.2.1. Sự cạnh tranh của đối thủ trong ngành tài chính ngân hàng:...45

7.2.2. Các nhân tố từ phía khách hàng...46

PHẦN 8: THU HOẠCH QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP TỔNG QUAN...48

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT THANH XUÂN (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w