. Đối với cơ cấu phanh sau:
7 Kiểm tra khả năng làm việc hệ thống phanh dẫn động khí nén.
Thực chất của việc kiểm tra khả năng dẫn động phanh khí là xác định tham số gia của áp lực khí nén tại các đường phanh nhờ đồng hồ áp lực và các đồng hồ kiểm tra trên bảng điều khiển trong cabin người lái (đồng hồ áp lực hai kim và cụm đèn kiểm tra hệ thống phanh). Người ta kiểm tra theo các van ở đầu kiểm tra, các van này được đặt ở tất cả các đường phanh khí và tháo ra các đầu nối, đường điều khiển (phanh) của đường nối dẫn động hai dòng và đầu nối của đường nối dẫn động một dòng phanh rơmooc. Các van ở đầu kiểm tra được đặt ở:
+ Đường dẫn động phanh chân bánh trước nằm trên van hạn chế áp lực
+ Đường phanh chân cụm bánh sau nằm ở dầm khung xe bên phải (theo chiều xe chạy) ở vùng cần sau.
+ Đường dẫn động phanh dự phòng và phanh tay nằm ở dầm khung xe bên phải ở vùng cần sau vùng khí nén.
+ Ở đường dẫn động phanh phụ trợ và các nguồn tiêu thụ khác nằm ở bình khí nén của đường phanh.
Trước khi kiểm tra phải khắc phục hiện tượng dò khí trong hệ thống nén phải sử dụng các đồng hồ áp lực có thang đo từ 0÷980.7KPA (0÷10kG/cm2), độ chính xác 1.5 để làm đồng hồ áp lực kiểm tra kỹ thuật.
Kiểm tra khả năng làm việc dẫn động phanh khí cần tiến hành như sau:
+ Nạp đầy khí cho đến khi bộ điều áp hoạt động, lúc này áp lực trong tất cả các đường khí và đầu nối ở đường cung cấp khí cho dẫn động 2 dòng phanh rơmooc (đầu ra P) phải đạt 367÷736KPA (6.5÷7.5kG/ cm2) và ở đầu nối loại dẫn động 1 dòng (đầu ra P) phải đạt 519.8÷740.7KPA (4.8÷5.3kG/ cm2). Tín hiệu của cụm đèn kiểm tra hệ thống phanh phải tắt khi áp lực trong các đường kiểm tra đạt 441.3÷539.4KPA (4.5÷5.5kG/ cm2) đồng thời lúc này còi tín hiệu kiểu con ve ngừng kêu.
+ Ấn hết bàn đạp dẫn động phanh chân quan sát trên đồng hồ áp lực trong buồn lái, lúc này áp lực phải hạ nhanh nhưng không hạ quá 49.0KPA (0.5kG/ cm2). Khi áp lực trong van
của đầu kiểm tra B phải đúng với trị số của thang chia trên của đồng hồ áp lực 2 kim trong cabin người lái. áp lực trong van ở đầu kiểm tra C không được thấp dưới 225.4÷264.6KPA (2.3÷2.7kG/ cm2), (đối với ôtô không chất tải) nâng thanh đứng dẫn đồng bộ điều hòa lực phanh lên trên để đạt được độ võng tĩnh của van treo.
Áp lực trong các bát phanh phải bằng chỉ số thang chia dưới đồng hồ áp lực, áp lực ở đầu nối của đường phanh có dẫn động 2 dòng (đầu ra R) phải đạt 637.5÷735.5KPA (6.5÷7.5 kG/ cm2), ở đầu nối loại 1dòng của đường nối R áp lực phải tụt xuống còn 0 đặt tay gạt dẫn động van vào vị trí định vị phía trước, áp lực trong van phải bằng áp lực trong bình khí của đường phanh tay và phanh dự phòng ở khoảng 637.5÷735.5KPA (6.5÷7.5 kG/ cm2), áp lực ở đầuở đường phanh dẫn động 2 dòng (đầu ra R) phải bằng 0, ở đầu nối loại 1dòng đầu ra R phải đạt 470.7÷519.8KPA (4.8÷5.3 kG/ cm2)
+ Đưa cần dẫn động van phanh tay vào vị trí định vị sau. ở cụm đèn kiểm tra hệ thống phanh, đèn kiểm tra phanh tay phải nhấp nháy. áp lực trong van ở đầu ra kiểm tra và đầu nối loại 1dòng (đầu ra R) phải tụt xuống 0, còn ở đầu nối loại của đường phanh dẫn động 2 dòng (đầu ra R) phải đạt8,0÷735,5KPA
(6,2÷7,5 kG/ cm2).
+ Khi cần van ở vị trí định vị sau phải ấn nút van nhả lò xo bó phanh dự phòng, áp lực trong van kiểm tra phải bằng trị số đồng hồ áp lực 2 kim trong cabin người lái, cần bát phanh phải về vị trí ban đầu.
+ Buông nút xả phanh dự phòng áp lực của van ở đầu kiểm tra phải tụt xuống 0.
+ Ấn van phanh phụ trợ cần của xylanh khí điều khiển bộ tiết lưu phanh động cơ và xylanh khí cắt đường nhiên liệu phải đi ra. áp lực khí nén trong bát phanh rơmooc phải bằng 58,8÷68,8KPA (0,6÷0,7 kG/ cm2).
Trong quá trình kiểm tra khả năng làm việc dẫn động phanh khí khi áp lực ở các đường phanh giảm xuống còn 441,3÷539,4KPA (4,5÷5,5 kG/ cm2) còi tín hiệu kiểu con ve phải làm việc và đèn kiểm tra của các đường phanh tương ứng trên bảng đồng hồ trong cabin phải sáng.
+ Kiểm tra tình trạng tang trống, guốc, má phanh lò xo căng và các cam phanh , khi bảo dưỡng cơ cấu phanh phải lưu ý đến chiều cao còn lại của các tấm ma sát với đỉnh đinh tán, nếu chiều dầy này nhỏ hơn 0,5 mm phải thay thế má phanh, không được để dầu rơi vào má phanh. sẽ làm giảm hiệu quả phanh. Khi bị dính dầu cho phép ta đánh sạch được lớp dầu rơi vào bằng phương pháp rửa và đánh sạch. Nếu cần phải thay một trong những má phanh của phanh trái hoặc phải, thì phải thay toàn bộ các má phanh ở cả 2 bên. Sau khi đặt các tấm ma sát mới và gia công lại guốc phanh.
Trục của cam phanh phải quay dễ dàng không bị kẹt trong giá đỡ. Nếu không đạt yêu cầu này, phải làm sạch bề mặt đỡ của trục giá đỡ, kiểm tra tình trạng các vòng chắn mõ, sau đó bôi mỡ lên phần bạc đỡ trục.
Trục vít của cần điều khiển phải quay dễ dàng, không vướng. Nếu không đạt yêu cầu này phải rửa phần bên trong cần bằng xăng, làm khô và bôi mỡ
cho cần điều chỉnh.
* CÁC HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRONG HỆTHỐNG PHANH. THỐNG PHANH.
Những hư hỏng thường gặp của cơ cấu dẫn động khí nén trong hệ thống phanh và phương pháp khắc phục:
Nguyên nhân hư hỏng Phương pháp khắc phục