Ở Việt Nam việc phát triển cá Trắm Cỏ chủ yếu là thực hiện trong ao đất và lồng. Cá Trắm Cỏ là loài có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường. Hiện nay, nuôi cá Trắm Cỏ đang được người nuôi cá quan tâm. Loài cá này thường thả ghép với mật độ rất thưa trong các ao nuôi cá truyền thống nhằm tận dụng nguồn thức ăn có trong ao như ốc tự nhiên có trong ao. Cá Trắm Cỏ được nuôi ghép với các loài khác (ví dụ như cá Mè Vinh, cá Chép thông thường, Rohu và Mrigal…) là phổ biến. Cá Trắm Cỏ có thể được thả là một trong hai loài chính hoặc thứ cấp. Cá Trắm Cỏ thường chiếm 60 phần trăm của tổng số mật độ thả 1,5 - 3cá/m² (phụ thuộc vào mức độ cường độ) trong ao và kích thước giống là 5 - 6cm (miền núi) và 12 - 15cm (vùng đất thấp). Tỷ lệ thả vào các lồng nuôi là 20 - 30con/m³ nhưng giống lớn hơn nhiều được sử dụng (thường là 5 - 10g). Cá Trắm Cỏ thường được nuôi bằng cỏ trên đất liền, lá sắn, chuối, thân cây và lá ngô trong quá trình nuôi. Cá Trắm Cỏ sản xuất thường chiếm 60 phần trăm tổng sản lượng (70 - 10tấn/ha) trong ao. Kích thước tiếp theo cho cá Trắm Cỏ là 1 - 1,5kg và 1,5 - 2,5kg trong ao và lồng tương ứng.
21
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cá Trắm Cỏ.
- Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn từ cá hương lên cá giống.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm tiến hành: Trại cá giống Hòa Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành: Từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 5 năm 2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát khả năng sinh trưởng của cá Trắm Cỏ trong ao nuôi của Trại. - Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ, pH môi trường đến sự sinh trưởng của cá.
- Tình hình nhiễm bệnh của cá Trắm Cỏ và biện pháp phòng trị. - Đánh giá tỷ lệ nuôi sống.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm STT Diễn giải Ao B1 Ao B2 1 Diện tích (m 2 ) 500 500 2 Độ sâu (m) 1,2 1,2 3 Chất đáy Bùn cát Bùn cát
4 Lượng vôi tẩy 8kg/m2
5 Mật độ thả 1 vạn 1 vạn
6 Thời gian nuôi (tháng) 3 3
22
- Phương pháp theo dõi trực tiếp: Hàng ngày theo dõi, quan sát ao nuôi, ghi chép số liệu về số lượng cá thả, nhiệt độ và pH của nước ao.
- Phương pháp khảo sát (cân, đo) khối lượng cá và các chiều đo chính như dài thân, rộng thân qua các tháng nuôi.
3.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
* Khả năng sinh trưởng của cá:
- Kích thước chiều đo (dài thân, rộng thân,dày thân) dùng thước thẳng đơn vị cm; thước kẹp (mm)… số cá bắt để kiểm tra n = 30.
Phương pháp đo:
- Dùng thước thẳng đơn vị cm đo chiều dài cá từ đầu mút mõm dến đầu mút đuôi.
Phương pháp tiến hành: Dùng vợt vớt ngẫu nhiên cá đã được đưa về giai sau đó thả vào chậu đã chuẩn bị nước để kiểm tra (số cá kiểm tra n=30con/ao).
Sau đó đặt lần lượt từng cá thể lên thước thẳng cm (có chia vạch chính xác đến mm) để đo.
- Đo chiều dày của cá: Dùng thước kẹp, kẹp vào phần giữa thân của cá. - Đo khả năng tăng trưởng về chiều rộng của cá: Đo chiều rộng của từng cá thể từ gốc vây lưng xuống phần bụng (khoảng cách cao nhất cao nhất của thân cá).
* Khả năng tăng trưởng về khối lượng: - Sinh trưởng tích lũy. - Sinh trưởng tuyệt đối. - Sinh trưởng tương đối. Phương pháp đo:
- Khối lượng cá qua các kì cân: BĐ, 1, 2, 3 tháng nuôi (bắt ngẫu nhiên 30 con, cân từng con để xác định khối lượng trung bình/con). Dùng cân điện tử để cân khối lượng cá 1 cách chính xác.
23
Hình 3.1. Cân điện tử để cân khối lượng cá
* Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường: - Nhiệt độ:
+ Đo nhiệt độ nước dùng nhiệt kế thông thường: Nhúng nhiệt kế xuống nước tại 4 điểm khác nhau trong ao rồi lấy giá trị trung bình. Ngày đo hai lần sáng chiều.
- Độ đục độ trong của nước:
+ Cấu tạo đĩa Secchi gồm: Đĩa secchi dạng hình tròn; làm bằng vật liệu không thấm nước (innox, thiếc,…) chia đĩa làm 4 phần đều nhau, sơn hai màu đen và trắng xen kẽ nhau. Đĩa được treo trên một que hay trên một sợi dây có đánh dấu khoảng cách mỗi khoảng chia là 5 hoặc 10cm.
Khi đo, cầm đầu dây thả từ từ cho đĩa ngập nước và ghi nhận lần 1 khoảng cách từ mặt nước đến đĩa khi không còn phân biệt được hai mầu đen trắng trên đĩa. Sau đó ta kéo lên từ từ đến khi phân biệt được hai mầu đen trắng, ghi nhận khoảng cách hai lần.
Độ trong của nước ao đo bằng đĩa secchi là trung bình của hai lần ghi nhận khoảng cách.
24
Hình 3.2. Đĩa Secchi để đo độ đục độ trong
Cách đo độ đục độ trong bằng bàn tay: Khi đo đặt bàn tay sao cho bàn tay và cổ tay tạo thành góc 900
sau đó thả từ từ tay xuống vị trí cần đo đến khi bắt đầu không phân biệt được các ngón tay thì ta ghi nhận khoảng cách lần 1. Sau đó lại đưa tay xuống vị trí sâu hơn rồi từ từ đưa tay lên đến khi bắt đầu phân biệt được các ngón tay thì ghi nhận khoảng cách lần 2. Độ trong của ao là trung bình của 2 lần ghi nhận đó.
- Độ pH:
+ Xác định pH bằng giấy quỳ: Dùng cốc đong lấy nước sau đó nhúng giấy quỳ vào để khoảng 2 phút và tiến hành so sánh màu của giấy quỳ với màu trên bảng hộp so màu, trùng màu nào thì đọc chỉ số pH trên bảng so màu.
* Tình hình nhiễm bệnh. * Tỷ lệ nuôi sống. 3.4.3. Các công thức tính Tỷ lệ sống (%) = số con thu x 100 số con thả
Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = số con nhiễm bệnh
x 100 số con khảo sát
Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = số con khỏi bệnh
x 100 số con điều trị
25
* Công thức tính tốc độ sinh trưởng:
Sinh trưởng tích lũy: Được xác định bằng cách cân, đo cá qua các tuần nuôi.
Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng và kích thước cơ thể cá tăng lên trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức sau:
A = 1 2 1 2 t t V V
Trong đó: A: sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) V1: KL ứng với thời điểm bắt đầu V2: KL ứng với thời điểm kết thúc
t1 và t2: Là thời điểm bắt đầu khảo sát và kết thúc
Sinh trưởng tương đối: Là tỉ lệ phần trăm (%) của khối lượng, thể tích, các chiều đo của cơ thể tăng ở thời kỳ cuối so với thời kỳ đầu cân đo và được tính theo công thức sau:
Sinh trưởng tương đối: R (%) =
1 2 V V x 100 2 2 1 V V
Trong đó: R: sinh trưởng tương đối (%). V1: KL ứng với thời điểm bắt đầu. V2: KL ứng với thời điểm kết thúc.
t1 và t2: Là thời điểm bắt đầu khảo sát và kết thúc.
3.4.4. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [10] và phần mềm Minitab 14 với các tham số thống kê như số trung bình cộng (X ), độ lệch tiêu chuẩn (s), sai số của số trung bình (mx) và hệ số biến dị (Cv).
26
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
4.1.1. Tham gia chăm sóc nuôi dưỡng cá bố mẹ và cho cá đẻ
* Nuôi dưỡng cá bố mẹ
- Quan sát, chăm sóc cá bố mẹ ở các ao A2 - A10.
- Hàng ngày chăn cá bố mẹ ở các ao nuôi vỗ (cá Chép, cá Trắm Cỏ, cá Rô Phi) khi cho ăn cần chú ý đến chất lượng dinh dưỡng của thức ăn, lượng thức ăn cá bố mẹ sử dụng để có sự điều chỉnh hợp lý. * Chăm sóc cá bố mẹ - Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục đạt từ 98 - 100%. - Cá chép bố mẹ V1 đạt tỷ lệ thành thục là 100%. - Cá mè Vinh đạt tỷ lệ 97%. - Cá Trắm Cỏ 99%. - Cá Trôi 98%.
* Tham gia cho cá đẻ
-Tham gia cho cá chép V1 đẻ: -Đi kéo cá Chép bố mẹ để cho đẻ.
-Lựa chọn những con cá bố mẹ đủ tiêu chuẩn để cho đẻ. -Chọn số lượng cá đực nhiều hơn cá cái từ 2 đến 3 con. -Vận chuyển về bể đẻ.
-Cân trọng lượng cá lên để biết liều lượng pha thuốc. -Sau đó pha thuốc để tiêm cá.
-Dùng kích dục tố LRHa + Dom (mg/kg). -Liều lượng 10mgLRHa + 3 - 4mgDom.
27
- Liều lượng cá đực bằng một nửa cá cái. * Tham gia cho cá Trắm Cỏ đẻ:
- Công việc tương tự như cho cá Chép đẻ.
- Số lần tiêm: Cá cái tiêm 2 lần, cá đực tiêm 1 lần. - Liều lượng cá đực bằng một nửa cá cái.
4.1.2. Tham gia cải tạo ao, vệ sinh ao nuôi
- Tháo cạn ao, vét lưới bắt hết cá còn sót lại. - Hút bùn ao, để lại một lớp bùn dày 20 cm. - Bón vôi diệt tạp với lượng:
+ pH 6 - 7 dùng 300 - 400 kg/ha; + pH 4,5 - 6 dùng 500 - 1.000 kg/ha. Vôi bao gồm các loại:
- Vôi nông nghiệp CaCO3: Là dạng đá vôi, vỏ sò, san hô được xay nhuyễn thành bột. Vôi nông nghiệp làm tăng pH đất nhưng ít tăng pH nước nên dùng tốt trong cải tạo ao. Liều lượng từ 7 - 10 kg/100m2
.
- Vôi tôi Ca(OH)2: Dùng cải tạo ao, tăng pH đất và có ảnh hưởng lớn đến pH nước nên sử dụng chủ yếu để cải tạo ao, nhất là khi pH đất < 5. Liều lượng từ 7 - 10 kg/100m2
.
- Đá vôi, vôi sống CaO: Có tác dụng tăng pH mạnh nên chỉ dùng cải tạo ao, không dùng cho ao đang nuôi tôm.
- Vôi đen Dolomite CaMg(CO3)2: Nguồn gốc từ đá vôi đen Dolomite có khoảng 4% magiê nên có tác dụng tăng hệ đệm trong ao nuôi tôm mà ít ảnh hưởng đến pH của môi trường, thường được sử dụng đối với những ao có độ kiềm thấp. Tuy nhiên, do giá thành cao nên loại vôi này ít được sử dụng. Liều lượng sử dụng thường là 200 kg/ha.
Cách sử dụng: Rải vôi đều khắp đáy ao và bờ ao, rải nhiều hơn ở những chỗ còn nước hoặc còn vết bùn đen. (Tùy thuộc vào từng loại vôi và pH đất,
28
môi trường đáy ao mà có liều lượng sử dụng phù hợp). - Phơi đáy 2 - 3 ngày cho đến nứt nẻ chân chim. - Vệ sinh ao, bờ mương cấp nước, bờ ao.
Xử lý nước trước khi thả giống.
Sau khi lấy nước vào ao đủ yêu cầu, cần xử lý nước trước khi thả giống với các loại hoá chất và phân bón sau:
- Thuốc tím (KMnO4 ): Là một trong những hóa chất được sử dụng khá phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, có khả năng oxy hóa chất hữu cơ, vô cơ và diệt vi khuẩn nên được dùng nhiều trong cải tạo ao nuôi tôm. Ngoài ra thuốc tím còn có tác dụng tăng hàm lượng oxy trong nước, giảm chất hữu cơ trong ao nuôi.
Cách dùng: Khi cải tạo ao sử dụng từ 20 - 50kg/ha, tạt đều khắp ao và để ít nhất sau 24 giờ mới tiến hành gây màu nước.
- Formol: Là hóa chất khử trùng mạnh. Bằng cách làm đông cứng protein formol có tác dụng diệt khuẩn với hầu hết các loại sinh vật như nấm, vi khuẩn, ngoại ký sinh trùng nên được dùng diệt khuẩn trong quá trình cải tạo ao.
Cách dùng: Tạt đều xuống ao với liều lượng khoảng 300 lít/ha.
- BKC (Benzalkonium Chlorinde): Là chất độc đối với vi khuẩn, virus, nấm và một số ngoại ký sinh trùng, hiệu quả nhanh hơn Formol. BKC cũng có thể diệt được các bào tử.
Cách dùng: Liều lượng sử dụng khi cải tạo ao là 3-5 ppm (30 - 50 kg/ha). Ngoài ra còn có thể sử dụng các loại hóa chất khác như: BKC, Iodine…
Lưu ý: Chỉ sử dụng một trong các loại hoá chất trên (hoặc thuốc tím, hoặc Formol hoặc Chlorine, hoặc BKC, hoặc Iodine) và nếu sử dụng Chlorine để diệt trùng thì trước đó mấy ngày không nên sử dụng vôi vì vôi làm tăng pH, giảm khả năng diệt trùng của Chlorine.
29
Tắm cho cá trước khi thả: Tắm cho cá trong dung dịch muối ăn nồng độ 2 - 3% trong thời gian 5 - 10 phút hoặc dùng thuốc tím nồng độ 0, 001 - 0,002% (1gam thuốc tím hoà trong 50 - 100 lít nước sạch) tắm trong 10 - 20 phút hoặc dung dịch CuSO4 nồng độ 0,5 - 0,7 gam/m3
nước trong 20 - 30 phút.
Mật độ thả cá phù hợp: Nếu thả quá dày môi trường nước thiếu oxy cá cũng không lớn được. Tuỳ vào hình thức nuôi, thả cá trong ao nước tĩnh (thả đơn một loại hay ghép nhiều loại) 1con/m2
mặt nước. Cá chép 0,2con/m2
, trắm đen 15m2/con. Nuôi ghép ao nước chảy khoảng 3 - 5con/m2
.
Khi thả cá giống, đầu tiên nên ngâm túi nilon đựng cá vào trong nước ao hồ định nuôi khoảng 15 - 20 phút, nhằm mục đích để nhiệt độ trong túi nilon bằng nhiệt độ môi trường nuôi, tạo điều kiện cho cá làm quen với môi trường sống mới, tránh hiện tượng stress làm cá bị sốc dẫn đến chết. Sau đó mở một đầu túi, cho nước chảy từ từ vào, để cá bơi tự nhiên ra, khi cá ra khỏi bao 1/2 -2/3 số con mới dốc túi cho cá ra hết. Nếu có điều kiện, nên quây lưới mắt nhỏ vào một góc ao hồ, thả cá giống vào đó, chăm sóc chu đáo khoảng 20 - 30 ngày, bồi dưỡng cho cá giống tăng cường sức khoẻ, làm quen với môi trường sống mới, thì tỷ lệ sống của cá sẽ cao hơn.
Kết quả:
Số lượng ao nuôi được cải tạo là 5 ao. Số cá tắm trước khi thả là 18720 con.
4.1.3. Tham gia phòng và trị bệnh cho cá bố mẹ
- Trước khi mưa dùng vôi bột hòa vào nước với lượng 7 - 10kg/m2 tạt đều khắp ao, tránh hiện tượng cá bị sốc môi trường sau khi mưa.
- Trị bệnh viêm ruột ở cá Rô Phi bố mẹ.
Dùng một số kháng sinh cho cá ăn như Erythromyxin hoặc Oxytetramyxin, liều dùng 10 - 12 g/100 kg cá/ngày đầu, từ ngày thứ 2 - 7 liều bằng 1/2 ngày đầu; thuốc KN - 04 - 12.
30
4.1.4. Tham gia nuôi dưỡng và bán cá giống
- Tiến hành ương nuôi cá hương lên cá giống bao gồm các loại cá: Mè, Trôi, Trắm Cỏ, Chép.
- Kéo cá giống ở các ao từ B3 - C7 về giai tiến hành luyện, ép dẻo cá. - Cân cá, đóng oxi cho khách hàng mua cá.
- Bán cá giống vào các ngày thứ 5 và chủ nhật trong tuần. Kết quả:
- Nuôi từ cá hương lên cá giống đạt tỷ lệ sống trung bình là 95%. - Bán cá giống đạt 20 triệu đồng/buổi bán cá.
4.1.5. Kết quả phục vụ sản xuất
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất STT Nội dung công việc ĐVT Số STT Nội dung công việc ĐVT Số
lƣợng Kết quả Số lƣợng Tỷ lệ (%)