Kiến nghị đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hoá (Trang 29)

- Thực hiện những chính sách đãi ngộ thỏa đáng:

3.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

- Nâng cao quy mô vốn tự có:

Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng. Điều này dẫn đến rủi ro xảy ra cho cả doanh nghiệp và ngân hàng: Nếu vay được vốn ngân hàng thì hoạt động tốt, còn nếu không vay được vốn thì khó hoạt động. Theo nguyên lý cơ bản của cơ cấu tài chính doanh nghiệp cũng như thực tế doanh

nghiệp các nước có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa thì nguồn vốn ngân hàng trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp chỉ nên mang tinh bổ sung nguồn vốn còn thiếu hut. SMEs có thể huy động hoặc tạo lập các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn tín dụng ngân hàng như: Vốn tự có của chủ doanh nghiệp; vốn cổ phần; vốn liên doanh; phát hành trái phiếu…

SMEs trong quá trình lập PASXKD/ Dự án đầu tư cần chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo đúng nội dung quy định trong thông tư số

09/BKH/VPTĐ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng và thẩm định dự án. SMEs cần phải nhận thức đúng vai trò, vị trí của công tác thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư để có những dự án thực sự có hiệu quả. Các dự án phải được xác định đầu tư đúng tổng số vốn theo thời điểm xây dựng, khắc phục tình trạng làm với khối lượng nhiều nhưng tính toán ít để dễ được phê duyệt.

- Bên cạnh đó SMEs cũng cần phải thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo, thống kê tài chính chính xác cho cán bộ ngân hàng, luôn cố gắng đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, có ý thức nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình để đảm bảo chỗ đứng trên thị trường đồng thời tạo dựng lòng tin cho ngân hàng về tư cách, uy tín của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hoá (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w