Thành phần khí CH4 của các nghiệm thức

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn rơm và phân heo đến khả năng sinh khí biogas (Trang 46)

Bên cạnh việc đo tổng lƣợng khí sinh ra từ các nghiệm thức, thí nghiệm còn tiến hành đo thành phần khí (%CH4). Phần trăm khí CH4 đƣợc tính từ khi thể tích khí CH4 ổn định (từ tuần thứ 2 của mẻ ủ đến ngày thứ 45). Từ đó cho thấy, hệ vi sinh vật trong mẻ ủ đã hoạt động rất ổn định và hiệu quả (Hình 4.8).

Hình 4.3 Thành phần khí CH4 theo ngày ở các nghiệm thức

Theo kết quả đo, thành phần khí sinh ra theo ngày, tuần đầu tiên, thành phần CH4 trong tuần đầu tiên rất thấp, trong tuần thứ 2, thành phần khí CH4 tăng dần và ở tuần 3,4 và 5 thì lƣợng CH4 sinh ra khá tốt, dao động trong khoảng 40 – 60 %. Một số thí nghiệm về sử dụng rơm sau ủ nấm và lục bình phối trộn phân heo làm nguyên liệu nạp cho hầm ủ Biogas của Nguyễn Võ Châu Ngân et al (2012) cũng đã thu đƣợc hàm lƣợng CH4 ở khoảng 44,2 – 56 % ở các nghiệm thức phối trộn rơm sau ủ nấm và phân heo và ở khoảng 44,4 – 61,2%, ở các nghiệm thức phối trộn lục bình và phân heo. Ở tỉ lệ này, chất lƣợng gas tốt để phục vụ cho đun nấu.

0 10 20 30 40 50 60 70 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 % NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 Ngày

NT1: 100% PH; NT2: 60% PH+ 40% R

NT3: 50% PH+ 50% R; NT4: 40% PH+ 60% R

NT5: 20% PH+ 80% R

Hình 4.4 Thể tích khí CH4 tích dồn trong 45 ngày của các nghiệm thức

Theo biểu đồ cho thấy, thể tích CH4 của NT3 cao nhất là 145,60 L, kế đó là 131,00L của NT4, 127, 30L của NT2, 125,60L của NT5, 85,96 L của NT1. Số liệu trên cho thấy có sự khác biệt với mức ý nghĩa 5% về thể tích CH4 sinh ra giữa các nghiệm thức (phụ lục 2).

4.2.4 Năng suất sinh khí Biogas của các nghiệm thức (Lƣợng khí sinh ra / 1kg VS phân huỷ)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn rơm và phân heo đến khả năng sinh khí biogas (Trang 46)