Giải pháp quản lý chất lượng nước

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần, số lượng và sự phân bố tảo ở trung tâm nông nghiệp mùa xuân (Trang 48)

Nạo vét kênh thường xuyên để hạn chế số lượng lá cây và xác bả thực vật rơi xuống kênh. Sự phân hủy của lá cây và xác bả thực vật sẽ làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong nước.

Xử lý nước ô nhiễm bằng biện pháp sinh thái, trồng một số thực vật thủy sinh có khả năng lọc nước như hoa súng, bèo tây, sậy,…

Nuôi sinh khối tảo sử dụng nguồn nước giàu dinh dưỡng từ các kênh bên trong vùng lõi. Vừa xử lý nước ô nhiễm, vừa thu sinh khối làm thức ăn cho cá, đem lại nguồn lợi kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Toàn bộ 4 địa điểm khảo sát có 62 loài tảo trong đó có 28 loài tảo mắt, 16 loài tảo lục, 12 loài tảo silic và 6 loài tảo lam. Tảo lục và tảo mắt xuất hiện nhiều nhất về mật độ và số lượng loài. Các chi tảo được dùng làm chỉ thị sinh học môi trường nước dược tìm thấy ở đây gồm: 2 loài tảo mắt Euglena, Phacus; 3 loài tảo lục

Clammydomonas, Chlorella, Pediastrum và 2 loài tảo lam Ocillatoria, Lynbya.

Một số nhóm tảo có giá trị kinh tế đã được tìm thấy ở TTNN Mùa Xuân là nhóm tảo Silic, tảo lục thuộc chi Chlorella

Sự hiện diện của các chi tảo chỉ thị phản ánh được tình trạng ô nhiễm của 3 kênh nước trong vùng lõi và kênh dẫn nước ngay bên ngoài vùng lõi. Kết quả đánh giá thông qua chỉ thị sinh học phù hợp với phân tích các chỉ tiêu hóa lý như DO, pH, COD, BOD - so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt. Nước trong vùng lõi đang trong tình trạng ô nhiễm.

Cần có một số giải pháp quản lý hợp lý chất lượng nước, giảm tác động của các tác nhân gây ô nhiễm như nuôi sinh khối tảo, trồng thủy sinh thực vật xử lý nước.

5.2 KIẾN NGHỊ

Thực hiện khảo sát thành phần, số lượng tảo ở trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân vào mùa khô để có thông tin đầy đủ hơn về đa dạng tảo

Nghiên cứu định lượng để đánh giá chính xác hơn về tình trạng ô nhiễm nguồn nước thông qua sinh vật chỉ thị tảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cao Thị Lý và Trần Mạnh Đạt (2002), Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học. Trường Đại học Thái Nguyên.

Dương Đức tiến và Võ Hành (1997), Tảo nước ngọt Việt Nam. Phân loại bộ tảo lục. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Đào Thanh Sơn và Nguyễn Thanh Tùng (2013), “Thành phần loài tảo mắt (euglenophyta) thuộc họ euglenaceae ở hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk”. Tạp chí sinh học, 35(3), tr 313-319.

Đặng Đình Bạch và Nguyễn Văn Hải (2006), Giáo trình hóa học môi trường. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

Đặng Kim Chi (1999), Hóa học môi trường (tập 1). NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. Đặng Minh Quân (2011), Bài giảng phân loại học thực vật. đại học Cần Thơ.

Hàn Thị Thanh Huyền (2011), Đánh giá chất lượng nước sông Phú Lộc dựa trên các chỉ thị sinh học tảo. Luận văn Thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.

Hoàng Thị Sản (1999), Phân loại học thực vật. NXB giáo dục.

Lê Hoàng Anh (2009), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng, thử nghiệm bộ chỉ thị sinh học phục vụ quan trắc môi trường nước các lưu vực sông Việt Nam – áp dụng thử nghiệm cho lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Tổng cục môi trường, Trung tâm quan trắc môi trường.

Lê Hùng Anh (2008), Chuyên đề “Đề xuất các chỉ thị sinh học cụ thể cho loại hình hệ sinh thái thuỷ vực nước chảy của Việt Nam; phân tích, đánh giá tính khả thi và tính sẵn có của dữ liệu”. Tổng cục môi trường, Trung tâm quan trắc môi trường. Lê Huy Bá (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học (tập 2). NXB Đại học quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Quốc Huy (2005), Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số đa dang sinh học thực vật. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Lê Thương (2007), “Nghiên cứu về hệ thực vật nổi và trạng thái dinh dưỡng ở hồ Đắk Minh tỉnh Đắk Lắk”. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, tr 1658-1665.

Lưu Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thanh Tùng (2008), “Thành phần và sự phân bố các vi khuẩn lam phù du (bộ Oscillatoria) ở lưu vực sông La Ngà”. Tạp chí phát triển KH & CN, 11(7), tr 52-60.

Nguyễn Hồng Hạnh (2008), Chuyên đề “Tổng quan về các hệ thống chỉ thị sinh học cho môi trường nước lưu vực sông của các nước trên thế giới”. Tổng cục môi trường, Trung tâm quan trắc môi trường.

Nguyễn Phạm Quế Tuyết (2014), Điều tra và đánh giá chất lượng nước một số kênh rạch ở Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ bằng chỉ thị sinh học tảo. Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Thu Hè (2012), Chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh vật nổi (plankton) vùng cửa sông Văn Úc. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Nguyễn Việt Thắng (2009), Bài giảng thực vật học. Trường Đại học nông lâm Huế. Phạm Hoàng Hộ (1972), Tảo học. Trung tâm học liệu bộ giáo dục Sài Gòn.

Trần Chấn Bắc (2013), “nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật nuôi sinh khối tảo Chlorella sp. Sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 28(23), tr 157-162.

Website:

PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU THU MẪU TẢO

Số mẫu:...

Thời gian thu mẫu: ngày.../.../2014 ... : ...

Vị trí thu mẫu: N: ...E: ...

Điều kiện thời tiết: ...

...

...

Đặc điểm sinh cảnh xung quanh: ...

...

...

 Nước có lưu thông  Nước ao tù Đặc điểm dòng chảy:  thủy vực nước chảy nhanh  thủy vực nước chảy chậm  thủy vực nước đứng DO:...pH:...Độ dẫn điện: ...

Màu sắc nước:...

Phụ lục 2: PHIẾU PHÂN TÍCH MẪU

Bảng kết quả phân tích định tính

stt Kí hiệu mẫu Mô tả đặc điểm hình thái loài Tên loài

1

2

3

4

Phụ lục 3: Bảng mô tả đặc điểm các loài tảo tìm thấy ở TTNN Mùa Xuân

STT Tên loài Đặc điểm

Ngành Bacillatoriophyta (Tảo Silic) Lớp Pennatophyceae (Tảo Silic lông chim)

Bộ Diraphales (Naviculales) Họ Naviculaceae (Tảo hình thuyền)

1 Navicula sp.1 Vỏ tế bào trong suốt, dài điều nhau. Lạp hình bảng kích thước lớn

2 Navicula sp.2 Vỏ tế bào trong suốt, dài điều nhau. 2 lạp hình que đính sát 2 mặt vỏ

3 Navicula sp.3

Vỏ tế bào trong suốt, dài điều nhau. Mặt vỏ hình thuyền, 2 lạp hình que cong theo 2 mặt bên của tế bào

4 Navicula sp.4

Vỏ tế bào trong suốt, nhìn từ mặt bên thấy tế bào dài hơn rất nhiều so với chiều dày. Lạp hình hạt số lượng nhiều rãi khắp tế bào

5 Navicula sp.5 Vỏ tế bào trong suốt, dài điều nhau. Mặt vỏ hình bầu dục, lạp hình bảng kích thước lớn

6 Navicula sp.6

Vỏ tế bào trong suốt, dài điều nhau. Mặt bên hình chữ nhật tròn 4 cạnh, lạp hình bảng kích thước lớn hẹp ở giữa

7 Navicula sp.7 Vỏ tế bào trong suốt, dài điều nhau. U giữa và 2 u ở đầu làm mặt vỏ tế bào phồng lên ở giữa và 2 đầu

8 Navicula sp.8 Vỏ tế bào trong suốt, dài điều nhau. Mặt vỏ hình

thuyền

Lớp Centrophyceae (Tảo Silic trung tâm)

Bộ Coscinodiscales (Tảo Silic hình dĩa)

Họ Coscinodiscaceae

10 Coscinodiscus sp.1

Tế bào hình dĩa tròn, sống đơn lẽ từng tế bào. Trên mặt vỏ có hoa vân hình 6 cạnh sắp xếp đường thẳng, ngoài mép vỏ có viền

11 Coscinodiscus sp.2 Tế bào hình dĩa tròn, sống đơn lẽ từng tế bào. Trên mặt vỏ có hoa vân hình 6 cạnh sắp xếp đường thẳng

12 Coscinodiscus sp.3

Tế bào hình dĩa tròn, sống đơn lẽ từng tế bào. Trên mặt vỏ có vân hoa ở phía ngoài, giữa vỏ là một hình tròn. Nhìn giống như hoa cút

Ngành tảo lục (Chlorophyta)

Lớp Chlorophyceae

Bộ Chlamydomonadales

Họ Chlamydomonadaceae

13 Chlamydomonas peterfii Tế bào hình tròn đến elip. Một hạch tạo bột ở trung tâm

Bộ Chlorococales

Họ Chlorococcaceae

14 Dictyococcus irregularis

Tế bào hình cầu với màng không dày lắm, thể màu dạng bản, nhiều góc, không có hạt tạo bột.

Họ Dictyophaeriaceae

15 Dismophococus punctatus Cộng đơn bào hình oval – elip được bao bọc bởi khối

chất nhầy dày

Họ Hydrodictyaceae

16 Closterium sp.1 Tế bào hình thoi kéo dài. Màng tế bào nhẵn, sắc thể

dày đặc với hạt tạo bột.

17 Closterium sp.2 Tế bào hình thoi kéo dài thành gai thẳng. Màng tế bào nhẵn, sắc thể dày đặc với hạt tạo bột.

18 Closterium sp.3

Tế bào hình thoi kéo dài thành gai, hai đầu gai tròn và cong lại về hai hướng . Màng tế bào nhẵn, sắc thể dày đặc với hạt tạo bột.

19 Closterium leibleinii

Tế bào hình trăng khuyết, hơi phồng ở trung tâm. Màng tế bào mịn, trong suốt hoặc có màu hơi nâu. Có nhiều hạt tạo bột xếp hàng dọc ở giữa tế bào

20 Closterium pronum Tế bào hình trụ dài, màng tế bào mịn màng, trong

suốt

21 Closterium setaceum

Tế bào đơn độc. Vách tế bào ở hai đầu kéo dài thành gai nhọn dài gần bằng thân, phần chót đuôi hơi cong. Kích thước khoảng 81,0 – 142 x 2,7 – 7,0 μm

22 Pediastrum duplex

Cộng đơn bào có khe hở thường gồm 16 – 32 tế bào. Tế bào có dạng chữ H. Các tế bào nằm trong hình vuông có góc cạnh, mép tế bào có các chỗ hõm. Các tế bào ngoai phân thùy thành 2 chồi dài, phần cuối chồi tròn

23 Pediastrum sp Tập đoàn hình bán cầu. Tế bào hình ngôi sao màng tế bào nối với nhau tại các đỉnh của ngôi sao

Họ Oocystaceae

24 Chlorella pyrenoidosa Tế bào từ tròn đến elip, màng mỏng, thể màu sát vách, có nhiều không bào

Họ Palmellaceae

25 Palmella microscopica Tập đoàn hình cầu gồm 32 tế bào tròn. Khoảng gian

bào rộng

26 Palmella sp.1 Tập đoàn hình cầu gồm 32 tế bào tròn. Khoảng gian

bào hẹp

27 Palmella sp.2 Tập đoàn hình cầu gồm 16 - 32 tế bào tròn sắp xếp

theo . Khoảng gian bào rộng

Bộ Volvocales

Họ Volvocaceae

28 Pandorina morum

Cộng đơn bào có 16 – 32 tế bào xếp sát nhau gắn thành một khối cầu. Mỗi tế bào có 2 roi quay ra phía ngoài.

Ngành Cyanophyta

Lớp Cyanophyceae

Họ Ocillatoriaceae

29 Lyngbya sp.1 Tế bào hình sợi, đầu nhọn. Bên ngoài có bao rắn

chắc.

30 Lyngbya sp.2 Tế bào hình sợi, màu xanh lục lẫn chúc màu lam, đầu hơi tròn. Bên ngoài có bao rắn chắc.

31 Ocillatoria curviceps Tế bào hình sợi, màu xanh lá, đầu tiêu giảm

32 Ocillatoria tenuis Tế bào dạng sợi thẳng, màu xanh lục, đầu hơi cong.

33 Ocillatoria sp.1 Tế bào hình sợi, đầu tiêu giảm

34 Ocillatoria sp.2 Đa bào dạng sợi, các tế bào liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một chuỗi

Ngành Euglenophyta (Tảo mắt)

Lớp Euglenophyceae

Bộ Euglenales

Họ Euglenaceae

35 Euglena acus Tế bào thon dài, chót đuôi dài 1/4 tế bào. Lạp hình

dĩa, có nhiều paramylon

36 Euglena caudata Tế bào di động hình thoi, phía sau nhỏ dần thành một đuôi dài, nhọn. Có nhiều lạp hình dĩa

37 Euglena sanguinea Tế bào tròn ở đầu, nhỏ dần và nhọn về phần đuôi. Màng tế bào có gai mục xếp hình xoắn ốc

38 Euglena spirogyra Tế bào tròn đầu, kéo dài và nhỏ dần về phía đuôi. Màng tế bào có gai mục xếp theo hình xoắn ốc

39 Euglena tripteris Tế bào hình củ khoai dài, nhọn ở phần đuôi, lạp hình dĩa

40 Lepocinclis marssonii

Tế bào hình thoi, kéo dài về phía đuôi, phần chót đầu tế bào hẹp dần, cụt và có hình dạng như một cổ nhỏ. Kích thước tế bào 9 × 25 µm.

41 Lepocinclis ovum Tế bào hình trứng, chót đuôi nhọn

43 Phacus landekiensis

Tế bào có dạng hình oval, cùn về phía đầu, đuôi ngắn, cụt và lệch về một bên. Kích thước tế bào khoảng 40 × 60 µm, dài hơn rộng. Nhiều sọc theo chiều dài tế bào. aramylon lớn, thường 1- 2 cái, hình cầu, nằm ở khoảng giữa tế bào và lệch về một bên.

44 Phacus longicaudata Tế bào hình lá trầu, đuôi thẳng dài hơn thân.

45 Phacus pleuronectes

Tế bào dẹt, hình lá trầu, đuôi ngắn lệch về một bên. Nguyên sinh chất là những dải cutin xếp theo chiều dọc. Lạp hình dĩa

46 Phacus suecicus Tế bào hình lá trầu, màng có gai mục xếp hàng theo

chiều dọc tế bào. Lạp hình dĩa

47 Phacus sp Vỏ tế bào trong suốt, vân xếp song song kéo dài từ

đầu đến đuôi tế bào 48 Phacus tortus

Tế bào dẹt, hình lá trầu. Nguyên sinh chất là những dải cutin xếp theo chiều xoắn ốc. Lạp hình dĩa, Có điểm mắt

49 Strombomonas fusiformit Tế bào hình trứng, có đuôi cụt, cổ giống bình hoa

50 Strombomonas fluviatilis Tế bào hình elip cổ giống hình nón cụt. Phần cuối tế bào hẹp lại tạo thành đuôi ngắn 51 Strombomonas sp.1 Tế bào có cổ, màu vàng nâu, chót đuôi nhọn, ngắn

52 Strombomonas sp.2 Tế bào hình trứng, đuôi dài 1/3 tế bào, cổ giống bình

hoa

53 Strombomonas sp.3 Vỏ tế bào giống bình hoa, cổ giống hình nón cụt.

Phần cuối tế bào hẹp lại tạo thành đuôi ngắn

54 Trachelomonas allia Tế bào hình trứng, không có cổ, màu vàng nâu có điểm sắc tố xanh. Bề mặt tế bào có nhiều gai mục

55 Trachelomonas armata

Tế bào hình elip, màu nâu đỏ, dài gần gấp rưỡi chiều rộng, bề mặt tế bào nhẵn. Phần đầu có cổ ngắn hình vương miện, phía đuôi có một số gai rỗng (6-8 cái).

56 Trachelomonas bernardien

Tế bào hình trứng, màu nâu đỏ có điểm sắc tố màu xanh, có đuôi ngắn nhọn, trên tế bào có cổ (có gai). Lạp hình dĩa

57 Trachelomonas euchlora

Tế bào hình trứng, màu nâu đỏ có điểm sắc tố màu xanh, không có đuôi, trên tế bào có cổ. Màng tế bào nhẵn

58 Trachelomonas hispida Tế bào hình trứng, màng có gai mục, cổ ngắn có gai. Màu vàng nâu điểm sắc tố xanh.

59 Trachelomonas horrida

Tế bào hình trứng, màu nâu đỏ có điểm sắc tố xanh. Bề mặt tế bào có nhiều gai nhọn, hơi dài

60 Trachelomonas pulcherrima

Tế bào hình cầu hơi kéo dài, màu nâu đỏ có điểm sắc tố màu xanh, bề mặt tế bào nhẵn. Tế bào không có cổ. Kích thước tế bào 7 × 8 µm

61 Trachelomonas sp Tế bào hình trứng, có đuôi nhọn. Lạp hình lưới. Màng tế bào nhẵn

Phụ lục 4: Hình ảnh một số loài tảo thường xuất hiện ở trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân

Navicula sp.1 Navicula sp.2

Navicula sp.3 Navicula sp.4

Navicula sp.7 Navicula sp.8

Coscinodiscus radiates Coscinodiscus sp.2

Dysmophococus punctatus Closterium sp.2

Closterium sp.3 Closterium leibleinii

Pediastrum duplex Pediastrum sp

Pediastrum sp Palmella sp.1

Lyngbya sp.1 Lyngbya sp.2

Ocillatoria curviceps Ocillatoria tenuis

Euglena sanguinea Euglena spirogyra

Lepocinclis marssonii Lepocinclis ovum

Phacus longicaudata Phacus pleuronectes

Phacus suecicus Phacus tortus

Strombomonas sp.1 Strombomonas sp.2

Strombomonas sp.3 Trachelomonas allia

Trachelomonas hispida Trachelomonas horrida

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần, số lượng và sự phân bố tảo ở trung tâm nông nghiệp mùa xuân (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)