Kết quả phân tích định tính và định lượng sẽ được nhập vào bảng tính Excel. Sau đó sẽ sắp xếp theo ngành – lớp – bộ – họ và thống kê có bao nhiêu ngành, lớp, bộ, họ.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG LOÀI TẢO TẠI CÁC ĐIỂM KHẢO SÁT 4.1.1 Thời điểm và địa điểm thu mẫu
4.1.1.1 Thời điểm thu mẫu
- Đợt 1: Lấy mẫu vào buổi sáng từ 8 giờ đến 10 giờ (đây là thời điểm mật độ tảo cao nhất). Tại thời điểm lấy mẫu đang là nước ròng nên không có sự lưu thông nước giữa các kênh.
- Đợt 2: Lấy mẫu vào buổi sáng từ 8 giờ đến 10 giờ. Tại thời điểm lấy mẫu đang là nước lớn nên có sự lưu thông nước giữa các kênh.
4.1.1.2 Địa điểm thu mẫu
Đề tài thực hiện thu 4 mẫu ở các kênh dẫn nước trong và bên ngoài vùng lõi trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân.
Điểm thu mẫu 1 (M1): kênh chính lưu thông với kênh phụ trong khu vực đang
trồng tràm non. Kênh có nhiệm vụ dẫn nước cho toàn bộ vùng lõi. Kênh lưu thông với các kênh phụ khác trong vùng lõi, mẫu được lấy ở đây thể hiện được sự đa dạng PSTV và chất lượng nước của toàn vùng.
Hình 4.1: Kênh chính vùng lõi (M1)
Điểm thu mẫu 2 (M2): kênh phụ 1 dẫn nước là kênh dẫn mới nằm trong vùng
tràm mới trồng. Mẫu được lấy ở đây nhằm so sánh giữa nước trong khu vực tràm còn non và kênh nước có hai bên bờ là cây lâu năm, cao và có tán rộng.
Hình 4.2: Kênh phụ 1 (M2)
Điểm thu mẫu 3 (M3): kênh phụ 2 nằm gần kênh dẫn nước bên ngoài (M4), việc
thu mẫu tương tự kênh phụ 1 (M2).
Hình 4.3: Kênh phụ 2 (M3)
Điểm thu mẫu 4 (M4): kênh dẫn nước ngoài vùng lõi lưu thông với dòng sông
bên ngoài vùng lõi và điều tiết nước cho các kênh trong vùng lõi. Mẫu được lấy nhằm mục đích so sánh sự đa dạng PSTV và chất lượng nước giữa trong và ngoài vùng lõi.
Hình 4.4: Kênh dẫn nước (M4)
Đặc điểm của các điểm khảo sát dược thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.1: Mô tả đặc điểm của các điểm thu mẫu
STT Ký hiệu Vị trí Đặc điểm vị trí thu mẫu
1 M1 Kênh chính
Nước màu nâu đỏ.
Trong và trên mặt nước có nhiều thực vật thủy sinh: rong, lục bình, bèo,… Tràm hai bên bờ là cây lâu năm cao, có tán rộng
2 M2 Kênh phụ 1
Nước màu nâu đỏ, có váng màu xanh lục Sinh cảnh hai bên bờ điều là tràm, cây còn nhỏ, không có bóng cây che xuống mặt nước, ven bờ có nhiều cỏ.
Nước trong kênh lưu thông với nước trong kênh chính lúc nước lớn.
3 M3 Kênh phụ 2
Nước màu nâu đỏ, có váng màu xanh lục Sinh cảnh hai bên bờ điều là tràm, một bờ là vùng tràm mới trồng, bờ còn lại là đường đi trong lõi tràm ven bờ là cây lớn lâu năm, sát bờ có nhiều cỏ.
4 M4 Kênh dẫn ngoài vùng lõi
Màu nước đục. Ven bờ có nhiều cỏ, lục bình Kênh lưu thông nước với sông ở ngoài vùng lõi.
4.1.2 Thành phần, số lượng và đặc điểm sinh học của các loài tảo
Kết quả phân tích các mẫu trong đợt khảo sát tại 4 địa điểm trong vùng lõi trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân xác định được 62 loài tảo trong đó có 16 loài tảo lục (Chlorophyta), 28 loài tảo mắt (Euglenophyta), 6 loài vi khuẩn lam (Cyanophyta) và 12 loài tảo silic (Bacillariophyta). Thành phần loài tảo phân bố gần như giống nhau ở 3 điểm 1, 2 và 3.
4.1.2.1 Thành phần, số lượng, sự phân bố và đặc điểm sinh học tảo mắt
Bảng 4.2: Thành phần loài tảo mắt tại các địa điểm khảo sát
STT Tên loài Địa điểm
M1 M2 M3 M4 Ngành Euglenophyta (Tảo mắt) Lớp Euglenophyceae Bộ Euglenales Họ Euglenaceae 1 Euglena acus + + + + 2 Euglena caudata + 3 Euglena sanguinea + + 4 Euglena spirogyra + 5 Euglena tripteris + + + 6 Lepocinclis marssonii + 7 Lepocinclis ovum + + + 8 Lepocinclis sp + + 9 Phacus landekiensis + + 10 Phacus longicaudata + + 11 Phacus pleuronectes + + + 12 Phacus suecicus + + + 13 Phacus sp + + 14 Phacus tortus +
15 Strombomonas fusiformit + + + 16 Strombomonas fluviatilis + + 17 Strombomonas sp.1 + + + 18 Strombomonas sp.2 + + + 19 Strombomonas sp.3 + 20 Trachelomonas allia + + + 21 Trachelomonas armata + + + 22 Trachelomonas bernardien + + + 23 Trachelomonas euchlora + + 24 Trachelomonas hispida + + + 25 Trachelomonas horrida + + 26 Trachelomonas pulcherrima + + 27 Trachelomonas sp + + 28 Trachelomonas Volvocina + + + +
Tại các địa điểm khảo sát ngành tảo mắt (Euglenophyta) chiếm tỉ lệ cao nhất về số lượng loài (28 loài), chiếm 45,16% tổng số loài. Các loài này thường xuyên xuất hiện tại 3/4 địa điểm khảo sát, thuộc các chi Phacus, Trachelomonas, Strombomonas, Euglena, Lepocinlis. Trong đó, chi Trachelomonas có số loài nhiều nhất (9 loài) và tần suất xuất hiện nhiều nhất, có số loài nhiều thứ 2 là chi Phacus với 6 loài , tiếp theo là 2 chi Strombomonas và Euglena mỗi chi có 5 loài và ít nhất là chi Lepocinlis (3 loài). Hai loài Trachelomonas Volvocina và Euglena acus suất hiện ở cả 4 điểm khảo sát, loài
Trachelomonas Volvocina được tìm thấy nhiều nhất ở kênh phụ 2 (M3), loài này xuất hiện thường xuyên hơn nhiều so với các loài tảo mắt khác cũng như 3 ngành tảo còn lại. Một số loài thường xuất hiện với tần suất cao là Euglena acus, Phacus pleuronectes, Phacus suecicus, Strombomonas fusiformit, Trachelomonas armata, Trachelomonas hispida, Trachelomonas pulcherrima.
Chi Euglena: tế bào không có vỏ, màu xanh lục hình thoi, hình củ khoai nhọn phía sau, tiết diện tròn có một điểm mắt màu đỏ. Cơ thể bơi lội tự do. Phía trước tế bào có một roi đi ra ngoai rãnh họng. Lạp hình dĩa, hình hạt.
Hình 4.5: Tế bào tảo mắt loài Euglena acus
Chi Lepocinlis: tế bào hình oval, hình trứng, hình thoi có đuôi thường cụt. Vỏ
mỏng, màu xanh lục, có hoặc không có cổ. Loài điển hình như Lepocinclis ovum tế bào hình trứng màu xanh lục, chót đuôi nhọn
Hình 4.6: Tế bào tảo mắt loài Lepocinclis ovum
Chi Phacus (tảo lá trầu): tế bào dẹp, thường có hình lá trầu, vỏ tế bào trong suốt
có màu lục là màu của lục lạp. Lạp thường hình dĩa, có 1 hay 2 hạch lạp tròn to, có điểm mắt hoặc không.
Hình 4.7: Tế bào tảo mắt loài Phacus suecicus
Chi Strombomonas: tế bào có vỏ ngoài giống bình hoa, thường có đuôi dài hay
ngắn, màu vàng nâu có điểm sắc tố xanh của lục lạp. vỏ tế bào mỏng, nhẵn, trong suốt. Lạp thường hình dĩa, hình hạt, roi thường ngắn
Hình 4.8: Ảnh minh họa 2 loài Strombomonas hiện diện tại TTNN Mùa Xuân Chi Trachelomonas (tảo hũ): tế bào thường hình trứng màu nâu đỏ có điểm sắc
tố xanh của lục lạp (lạp thường hình dĩa), không có đuôi, có cổ hoặc không có cổ, màng có gai hoặc không. Điển hình như loài Trachelomonas euchlora tế bào hình trứng, màu nâu đỏ có điểm sắc tố màu xanh, không có đuôi, trên tế bào có cổ, màng tế bào nhẵn
4.1.2.2 Thành phần, số lượng, sự phân bố và đặc điểm sinh học tảo lục
Bảng 4.3: Thành phần loài tảo lục tại các địa điểm khảo sát
STT Tên loài Địa điểm
M1 M2 M3 M4 Ngành tảo lục (Chlorophyta) Lớp Chlorophyceae Bộ Chlamydomonadales Họ Chlamydomonadaceae 1 Chlamydomonas peterfii + Bộ Chlorococales Họ Chlorococcaceae 2 Dictyococcus irregularis + Họ Dictyophaeriaceae 3 Dismophococus punctatus + Họ Hydrodictyaceae 4 Closterium sp.1 + 5 Closterium sp.2 + 6 Closterium sp.3 + 7 Closterium leibleinii + 8 Closterium pronum + + + 9 Closterium setaceum + + + 10 Pediastrum duplex + 11 Pediastrum sp + Họ Oocystaceae 12 Chlorella pyrenoidosa + + Họ Palmellaceae 13 Palmella microscopica + +
14 Palmella sp.1 + + +
15 Palmella sp.2 + +
Bộ Volvocales Họ Volvocaceae
16 Pandorina morum + + +
Ngành tảo lục là ngành xuất hiện nhiều thứ 2 (Chlorophyta) có 16 loài thuộc 8 chi, 7 họ, 3 bộ, chiếm 25,8% tổng số loài. Ở kênh phụ 1 (M2) số lượng loài tảo lục nhiều nhất (11 loài). Tảo tìm thấy thuộc các chi Chlamydomonas, Dictyococcus, Dismophococus, Closterium, Chlorella, Palmella, Pediastrum,…. Trong đó 6 loài thuộc chi Closterium và 3 loài thuộc chi Palmella được tìm thấy nhiều hơn so với các loài khác. Ngành tảo lục không chiếm ưu thế về số lượng loài nhưng đứng đầu về sự đa dạng chi, họ, bộ.
Các chi tảo thường sống đơn độc từng tế bào như Closterium, Chlamydomonas, Dictyococcus và Chlorella. Chi tảo điển hình chiếm ưu thế về số loài và mức độ thường xuyên là Closterium: tế bào sống đơn độc trôi nổi có dạng hình trăng khuyết, hình hoi, hình trụ kéo dài hẹp dần và nhọn về hai đầu. Màng tế bào dày, nhẵn sắc thể dày đặc với hạt tạo bột
Hình 4.10: Tế bào tảo lục loài Closterium setaceum
Các chi tảo sống dạng tập đoàn là Palmella, Dismophococus, Pandorina và
Pediasrtum: Chi Palmella là các tập đoàn dưới dạng khối nhầy hình cầu chứa nhiều tế bào tròn, các tế bào còn non hợp lại thành nhóm; Chi Pediastrum tập đoàn dạng phẳng, giống hình sao hay hình bánh xe, các tế bào liên kết chặt chẽ với nhau.
Hình 4.11: Tập đoàn tảo lục Palmella microscopica
4.1.2.3 Thành phần, số lượng, sự phân bố và đặc điểm sinh học tảo Silic
Bảng 4.4: Thành phần loài tảo Silic tại các địa điểm khảo sát
STT Tên loài Địa điểm
M1 M2 M3 M4 Ngành Bacillatoriophyta (Tảo Silic)
Lớp Pennatophyceae (Tảo Silic lông chim) Bộ Diraphales (Naviculales)
Họ Naviculaceae (Tảo hình thuyền)
1 Navicula sp.1 + + 2 Navicula sp.2 + + 3 Navicula sp.3 + 4 Navicula sp.4 + 5 Navicula sp.5 + + 6 Navicula sp.6 + + 7 Navicula sp.7 + 8 Navicula sp.8 +
Lớp Centrophyceae (Tảo Silic trung tâm) Bộ Coscinodiscales (Tảo Silic hình dĩa)
Họ Coscinodiscaceae
9 Coscinodiscus radiatus + +
10 Coscinodiscus sp.1 +
11 Coscinodiscus sp.2 +
12 Coscinodiscus sp.3 +
Ngành tảo silic xuất hiện 12 loài thuộc các chi Navicula và Coscinodiscus chủ yếu xuất hiện ở kênh dẫn nước (M4) (8/12 loài). Tảo silic có giá trị dinh dưỡng cao, là thức ăn cho thủy sản và là loài tảo không gây độc, ít gây hiện tượng nước nở hoa, tảo silic chỉ thích hợp sống trong các vùng nước không quá ô nhiễm (Đặng Minh Quân, 2011). 2 chi tảo Silic xuất hiện ở đây đại diện cho 2 lớp tảo của ngành Silic là lớp tảo
Silic trung tâm (Centrophyceae) đại diện là chi tảo đĩa mặt sàng và lớp tảo lông chim (Pennatophyceae) đại diện là tảo hình thuyền . Đặc điểm sinh học của các chi tảo:
Chi Coscinodiscus: tế bào hình dĩa tròn sống đơn lẽ từng tế bào. Mặt vỏ hình tròn, bằng phẳng hay vồng hẳng lên. Trên mặt vỏ thường là vân hoa hình 6 cạnh sắp xếp theo kiểu đường thẳng hay tỏa tia.
Hình 4.13: Tế bào tảo Silic loài Coscinodiscus sp.2
- Chi Navicula: vỏ tế bào dài điều nhau, mặt vỏ hình thuyền, hình bầu dục dài hẹp hoặc hình kim. Lạp thường hình bảng, đinh trắc mô.
4.1.2.4 Thành phần, số lượng, sự phân bố và đặc điểm sinh học tảo lam
Bảng 4.5: Thành phần loài tảo lam tại các địa điểm khảo sát
STT Tên loài Địa điểm
M1 M2 M3 M4 Ngành Cyanophyta Lớp Cyanophyceae Bộ Nostocales Họ Ocillatoriaceae 1 Lyngbya sp.1 + 2 Lyngbya sp.2 + + + 3 Ocillatoria curviceps + + 4 Ocillatoria tenuis + 5 Ocillatoria sp.1 + + 6 Ocillatoria sp.2 + +
Ngành vi khuẩn lam xuất hiện với số lượng loài không nhiều (6 loài) thuộc các chi Lyngbya, Oscillatoria. Ngành này xuất hiện ở 3/4 điểm thu mẫu nhưng với số lượng ít (3 – 4 loài/địa điểm) và tần suất xuất hiện cũng rất ít. Tế bào tảo lam ở đây điều có đặc điểm chung là đơn bào hay đa bào hình sợi màu lam có pha chút màu lục
Hình 4.15: Tế bào tảo lam loài Lyngbya sp.1
Nhìn chung thành phần, số lượng loài tảo ở đây ít đa dạng hơn so với nhiều thủy vực khác như: tại sông Phú Lộc đã xác định 128 loài (Hàn Thị Thanh Huyền, 2011), ở hồ Đắk Minh tỉnh Đắk Lắk đã xác định 150 loài/dưới loài (Lê Thương, 2007), ở lưu vực sông La Ngà xác định 88 loài vi khuẩn lam (Lưu Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thanh Tùng, 2008). Tuy nhiên so với một số nghiên cứu thực hiện ở ĐBSCL như tại một số kênh rạch tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ có 47 loài được tìm thấy (Nguyễn Phạm Quế Tuyết, 2014), số loài tảo ở TTNN Mùa Xuân xuất hiện nhiều hơn.
Sự phân bố thành phần loài tảo có sự khác biệt giữa trong và ngoài khu vực trồng tràm, nguyên nhân có thể do môi trường nước bị ô nhiễm, sự khác biệt giữa thủy vực nước chảy và nước đứng,…
4.2 VAI TRÒ CỦA TẢO TRONG CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG NƯỚC 4.2.1 Kết quả chất lượng nước tại các vị trí tương ứng
Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa học qua 2 đợt thu mẫu thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát các chỉ tiêu chất lượng nước tại các địa điểm (đợt 1)
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Địa điểm khảo sát QCVN 08:2008/BTNMT nước mặt loại B1 M1 M2 M3 M4 1 pH 6,2-6,5 6,408 6,5-6,9 6,745 5,5 – 9 2 DO mg/l 3,66 4,04 5,51 3,19 ≥ 4,0 3 EC μS/cm 287 288 224 146,4 - 4 BOD5 mg/l 40 74,3 50,2 30 15 5 COD mg/l 352 448 74,67 58,67 30 Đánh giá sự ô nhiễm Ô nhiễm Ô nhiễm Ô nhiễm Ô nhiễm
(nguồn Phan Ngọc Mai Trinh, 2014)
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát các chỉ tiêu chất lượng nước tại các địa điểm (đợt 2)
STT Chỉ tiêu Đơn vị Địa điểm khảo sát
QCVN 08:2008/BTNMT nước mặt loại B1 M1 M2 M3 M4 1 pH 6,92 6,922 7,014 7,095 5,5 – 9 2 DO mg/l 5,35 6,41 1,51 3,45 ≥ 4,0 3 EC μS/cm 201 227 121 173,5 - 4 BOD5 mg/l 35,80 133,33 44,17 17,50 15 5 COD mg/l 106,67 240 74,67 58,67 30
Đanh giá mức độ ô nhiễm Ô nhiễm Ô nhiễm Ô nhiễm Ô nhiễm
(nguồn Phan Ngọc Mai Trinh, 2014)
Nhìn chung, qua kết quả khảo sát các chỉ tiêu hóa học tại 4 địa điểm và so sánh với tiêu QCVN 08:2008/BTNMT nước mặt loại B1 (Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy
lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự) nhận thấy cả 4 điểm khảo sát đều trong tinh trạng ô nhiễm
Tại kênh chính (M1) các chỉ tiêu DO, BOD5 và COD điều không đạt so với QCVN 08:2008/BTNMT. Đặc biệt COD vượt chuẩn đến 11,7 lần, BOD5 cao gấp 2,7 lần quy chuẩn loại B1. So với quy chuẩn nước mặt loại B2 các chỉ tiêu COD và BOD5 vẫn vượt mức cho phép: COD cao gấp 7 lần so với quy chuẩn (50 mg/l), BOD5 cũng cao hơn so với quy chuẩn (25 mg/l). Các chỉ tiêu trên cho thấy nước tại kênh chính đang ô nhiễm nặng.
Kênh phụ 1(M2) các chỉ tiêu BOD5 và COD điều không đạt so với quy chuẩn và mức độ ô nhiễm nặng hơn so với kênh chính, đây là điểm ô nhiễm nặng nhất trong 4 điểm khảo sát.
Kênh phụ 2 (M3) các chỉ tiêu BOD5 và COD điều không đạt so với QCVN 08:2008/BTNMT chất lượng nước loại B1 và B2. BOD5 ở nhánh phụ cao hơn so với kênh chính (M1), nhưng COD có hàm lượng thấp hơn nhiều. Vì vậy nhánh kênh phụ là điểm ô nhiễm thứ 3.
Kênh dẫn ngoài vùng lõi (M4) các chỉ tiêu DO, BOD5 và COD điều không đạt so với QCVN 08:2008/BTNMT chất lượng nước loại B1 và B2. Mức độ ô nhiễm nhẹ nhất trong 4 điểm khảo sát.
Qua các kết quả trên, sắp xếp theo mức độ ô nhiễm nhận thấy kênh phụ 1 (M2) là nơi có nguồn nước ô nhiễm nhất với 2 chỉ tiêu BOD5 và COD vượt xa tiêu chuẩn. Kênh chính dẫn nước (M1) là điểm sếp thứ 2 về mức độ ô nhiễm với DO, BOD5 và COD không đạt chuẩn nhưng hàm lượng BOD5 và COD thấp hơn so với kênh phụ. Kênh phụ 2 (M3) xếp thứ ba với 2 chỉ tiêu BOD5 và COD không đạt chuẩn. Cuối cùng là kênh dẫn (M4) tuy có 3 chỉ tiêu DO, BOD5 và COD điều không đạt chuẩn nhưng hàm lượng BOD5 và COD lại thấp hơn nhiều so với 3 điểm khảo sát còn lại.
Hai điểm khảo sát M2 và M3 có hàm lượng COD và BOD5 cao hơn rất nhiều so với quy chuẩn nhưng khác với hai điểm M1 và M4 cả 3 chỉ tiêu DO, COD và BOD5 điều không đạt. Có thể do 2 kênh phụ nằm trong khu vực tràm non chưa có bóng cây, ánh sáng mặt trời chiếu xuống toàn bộ dòng kênh thuận lợi cho quá trình quang hợp của thủy sinh thực vật. Tại vị trí M1 và M4 do ven hai bên bờ trồng tràm lâu năm cây cao, có bóng râm, ánh sáng chiếu xuống nước ít, đặc biệt kênh chính có bèo phủ khắp bề mặt