Vật liệu thí nghiệm

Một phần của tài liệu ứng dụng hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo(dris) trong đánh giá tình trạng cung cấp npk cho cây mía trên đất phù sa ở cù lao dung – sóc trăng (Trang 32)

* Giống mía: K88- 92 (U-Thong 1 x PL310). Đây là giống mía được lai tạo và tuyển chọn tại tỉnh Suphanburi, Thái Lan năm 1988 và được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường nhập nội vào Việt Nam năm 2005. K88-92 có thân màu xanh hơi vàng, đường kính thân trung bình (2,7–2,9 cm), lóng thân dài trung bình, mắt mầm hình bầu dục nằm ngang, mọc chưa tới đai sinh trưởng, phiến lá rộng trung bình, màu xanh hơi vàng, bẹ lá có lông, ôm chặt lấy thân. Tai lá trong ngắn, tai lá ngoài dài hơn hình lưỡi kiếm. Khả năng tái sinh và chống đổ ngã trung bình. Tốc độ sinh trưởng trung bình (hơi chậm ở giai đoạn đầu vụ), ít trổ cờ, mật độ cây hữu hiệu cuối vụ khá cao (> 70.000 cây/ha). Năng suất rất cao (100 – 200 tấn/ha), chữ đường khá (10-12 CCS). Kháng bệnh thối đỏ thân, bệnh than và bệnh đốm vàng, kháng sâu đục thân trung bình, chịu hạn trung bình. Thích hợp trồng trên chân

đất sét pha cát, giàu mùn. Hom mía giống được mua ở Phòng Nông Nghiệp huyện Cù Lao Dung-Sóc Trăng.

* Đặc tính đất đầu vụ trồng mía (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Đặc tính đất của địa điểm thu mẫu lá mía tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng

(Nguồn: Luận văn của Huỳnh Ngọc Huy – Khoa Học Đất Khóa 34)

Tính chất lý, hóa học 0 – 20 cm 20 – 40 cm pH(H2O) (1:2,5) 4,79 4,73 EC (mS/cm) (1:2,5) 0,21 0,12 NO3- (mg/kg) 6,36 5,36 P Bray II (mgP/kg) 26,10 24,80 K trao đổi (cmol/kg) 1,84 1,57 Cát (%) 2,4 Sét (%) 44,2 Thịt (%) 53,4

19

* Phân bón và thuốc trừ sâu bệnh:

- Phân bón được sử dụng trong thí nghiệm: urê (46% N); super lân Long Thành (16% P2O5); KCl (60%K2O).

- Thuốc bảo vệ thực vật: Regent 0,3 G, Basudin 10H, …

* Tiêu chuẩn DRIS sử dụng trong chẩn đoán

Sử dụng ba tiêu chuẩn DRIS đã được thiết lập cho cây mía bởi Beaufils & Sumner (1976), Elwali & Gashcho (1984) và Reis (1999) (bảng 2.2) để tính chỉ số

DRIS cho dưỡng chất N, P và K. Trong đó Beaufils & Sumner (1976) thiết lập tiêu chuẩn DRIS cho cây mía ở Nam Phi dựa vào kết quả phân tích hàm lượng N, P, K, Ca, Mg trong lá mía +1. Tiêu chuẩn DRIS của Elwali & Gascho (1984) thiết lập cho mía ở Mỹ dựa vào kết quả phân tích hàm lượng N, P, K, Ca, Mg, Cu, Zn, Fe, Mn trong lá mía +1. Tiêu chuẩn của Reis (1999) thiết lập cho mía ở Brazil dựa vào kết quả phân tích N, P, K, Ca, Mg, S, Cu, Mn, Zn trong lá mía +3.

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn DRIS cho cây mía đã được thiết lập

Tỉ

số

Beaufils & Sumner Elwali & Gashcho Reis

Trung bình CV (%) Trung bình CV (%) Trung bình CV (%)

N/P 8,197 16 8,706 13,8 7,210 20,5

N/K 1,511 21 1,526 16,8 1,240 26,1

K/P 5,467 24 5,633 18,4 6,030 24,4

* Các thiết bị khác:

Dụng cụ phân tích và máy đo mẫu trong phòng phân tích: máy chưng đạm, máy so màu, máy hấp thu nguyên tử, bếp vô cơ, ….

Một phần của tài liệu ứng dụng hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo(dris) trong đánh giá tình trạng cung cấp npk cho cây mía trên đất phù sa ở cù lao dung – sóc trăng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)