DRIS - Diagnosis and Recommendation Intergrated system, đây là phương pháp được đề xuất bởi Beaufil (1973), có thể tạm dịch là “Hệ thống tích hợp chẩn
13
ở vùng Viễn Đông (the Far East), sau đó mở rộng ứng dụng trên khoai tây, bắt, mía
đường, lúa, xoài, chuối,….
DRIS là phương pháp giải thích kết quả phân tích lá bằng cách sử dụng tỷ lệ
nồng độ dinh dưỡng của các cặp dưỡng chất trong quần thể cây trồng cần chẩn đoán so sánh với tỷ lệ tương ứng của nhóm có năng suất cao để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cây trồng (Soltanpour et al., 1995). Bước đầu tiên để thực hiện DRIS là thu thập dữ liệu, bước thứ hai là thiết lập các tiêu chuẩn DRIS, bước thứ ba là tính các chỉ số DRIS và cuối cùng là đánh giá các tiêu chuẩn đã thiết lập.
Theo Serra et al. (2013), phương pháp này sử dụng quan hệ đôi giữa các cặp chất dinh dưỡng (N/P, P/N, N/K, K/N. ..) thay vì sử dụng phạm vi đầy đủ hoặc mức
độ tới hạn chỉ là các phương pháp đơn biến, bởi vì chỉ có nồng độ riêng lẻ của các chất dinh dưỡng trong mô lá được xem xét, trong khi không có thông tin về sự cân bằng dinh dưỡng. Theo Walworth and Summer (1987), DRIS đi xa hơn nhiều so với phương pháp tỉ lệ chất dinh dưỡng duy nhất, trong đó nó sử dụng tối thiểu là 3 tỉ lệ
chất dinh dưỡng trong mỗi chẩn đoán, và thường có nhiều như 6 hoặc 7.
Với việc sử dụng các mối quan hệđôi theo DRIS, thì vấn đề tác động của nồng
độ hoặc pha loãng các chất dinh dưỡng trong mô thực vật được giải quyết, bởi vì theo Beaufils (1973), Walworth and Summer (1987) với sự tăng trưởng của mô lá, một mặt nồng độ đạm, lân, kali và lưu huỳnh giảm trên cây trưởng thành và mặt khác nồng độ canxi và magiê tăng trên cây trưởng thành. Khi sử dụng phương pháp DRIS, ởđây tỷ lệđôi được sử dụng, các giá trị không thay đổi, giảm thiểu tác động tích lũy sinh khối, đó là một trong những vấn đề lớn với phạm vi đủ và phương pháp mức độ tới hạn.
Theo Baldock and Schulte (1996), có bốn ưu điểm của DRIS: (1) thang đo giải thích là số liên tục, và dễ sử dụng, (2) xếp hạng các chất dinh dưỡng theo thứ tự từ
thiếu nhất đến dư thừa nhất, (3) xác định các trường hợp năng suất của cây trồng bị
giới hạn bởi yếu tố đầu vào là tình trạng dinh dưỡng và (4) chỉ số cân bằng dinh dưỡng (NBI - the Nutritional Balance Index) cho kết quả vềảnh hưởng kết hợp của các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ số DRIS không độc lập, bởi vì nồng độ của một chất dinh dưỡng có thể có ảnh hưởng lớn
đến chỉ số DRIS của một chất dinh dưỡng khác, nhưng vấn đề này có thể được sửa chữa ở các bộ phận của cây với một lựa chọn kỹ các chất dinh dưỡng sẽ kết hợp trong các tiêu chuẩn DRIS.