6. Cấu trúc khóa luận
2.3. Hình ảnh
Gần ba mươi năm cầm bút sáng tác, nhà thơ Xuân Quỳnh đã để lại cho
độc giả nhiều bài thơ hay, những tập thơ giàu giá trị. Tiếp cận thơ Xuân Quỳnh, ta bắt gặp sự phong phú, đa dạng về đề tài, về sự vật được phản ánh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thơ xưa chuộng cảnh thiên nhiên đẹp/ Mây, gió,
trăng, hoa, tuyết, núi, sông”. Chính vì vậy mà đề tài thiên nhiên cũng được Xuân Quỳnh nói đến nhiều nhất, và gặt hái được rất nhiều thành công.
Với đôi tay sáng tạo, hình ảnh thiên nhiên phong phú, sinh động và tràn
đầy màu sắc trong thơ Xuân Quỳnh được tô vẽ thành một thế giới sống động. Hình ảnh thiên nhiên không chỉ đồng hành với mạch cảm xúc trôi chảy trong
thơ Xuân Quỳnh, mà còn giúp phản ánh đời sống tâm hồn của nữ thi sĩ.
Nhà thơ lấy cảm hứng từ tình yêu thương con hết mực: chăm sóc con,
nuôi dạy con, hy vọng ở con… Dường như người con cũng hiểu được nỗi niềm của mẹ:
Con mang về cho mẹ
Ngọn gió của trăm miền Khi mở ra mẹ xem
Có hương thơm màu sắc
(Tuổi ngựa)
“Ngọn gió trăm miền” trở thành hình ảnh củng cố niềm tin, hy vọng và
58
Dưới con mắt của chị, một cái lá cây cũng có hồn và trở thành hình ảnh không thể quên được:
Cỏ bờđê rất lạ
Xanh như là chiêm bao
Kìa bãi ngô bãi dâu Thoáng tiếng cười đâu đó
(Con chả biết được đâu)
Trong thể thơ sáu chữ ta bắt gặp hình ảnh làn nắng tinh nghịch, đáng
yêu:
Nắng ở xung quanh bình tích
Ủnước chè tươi cho bà
Bà nhấp một ngụm rồi: “khà” Nắng trong nước chè chan chát …
Nắng vào quả cam, nắng ngọt Trong suốt mùa đông vườn em Nắng lặn vào trong mùi thơm
Cảtrăm ngàn bông hoa cúc
(Mùa đông nắng ở đâu?)
Hình ảnh nắng trong thơ Xuân Quỳnh thật ấm áp làm lên sự thi vị của cuộc đời. Đó là làn nắng của sự quan tâm đến người thân, là nắng “Ủ nước
chè tươi cho bà”, làn nắng làm lên hương thơm cho bông hoa cúc, nắng sưởi
ấm bàn tay em… Hình ảnh nắng vô hình nhưng cũng rất thân thuộc. Tác giả đã dệt nên thế giới của những mến yêu, thân tình đó.
Bầu trời là biểu tượng văn hóa dân gian. Bầu trời là nơi chở che, đùm
bọc, là nơi khởi nguồn cho niềm tin ước mơ. Với Xuân Quỳnh, bầu trời luôn gợi thi hứng dồi dào, cũng là hình ảnh để nhà thơ thể hiện ý đồ nghệ thuật.
59
Bầu trời là hình ảnh biểu tượng của không gian thiên nhiên cao rộng,
thoáng đãng, mang cảm xúc và cả tương lai của trẻ nhỏ:
Trời xanh của riêng em
Em chưa nhìn thấy hết Dài và rộng đến đâu
Ai bảo giùm em biết?
(Trời xanh của mỗi người)
Có lúc những hình ảnh thiên nhiên: cỏ, cây, hoa, lá xuất hiện trong chiếc khăn thêu chị chuẩn bị cho con, để từ đó miêu tả tâm trạng phấp phỏng của bà mẹ chờ đứa con - hạnh phúc của mình ra đời:
Mẹ đan tấm áo nhỏ
Bây giờ đang mùa xuân
Mẹ thêu vào chiếc khăn
Cái hoa và cái lá Bờ cỏđê rất lạ
Xanh như là chiêm bao
Kìa bãi ngô nương dâu…
(Con chả biết được đâu)
Hình ảnh “Cỏ bờđê rất lạ - Xanh như là chiêm bao” hiện lên trong thơ
Xuân Quỳnh với sự gắn bó máu thịt, rất thân thiết, rất gần gũi, không thể mất, không thể nguôi quên. Chính những hình ảnh này đã tạo lên tiếng nói của tình cảm thiêng liêng có sức vang vọng qua năm tháng đời người.
Không chỉ có hình ảnh thiên nhiên, trong thơ Xuân Quỳnh còn xuất hiện hình ảnh đời sống gắn liền với sinh hoạt của con người.
“căn hầm” đã xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ cứu nước, nhất là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thời kỳ lịch sửnày đã thành đề tài nóng bỏng cho văn học. Các nhà thơ đã sử dụng
60
hình ảnh “căn hầm” để làm biểu tượng phản ánh cuộc sống chiến tranh của nhân dân ta.
Hình ảnh “căn hầm” xuất hiện khá nhiều trong thơ Xuân Quỳnh. Tiêu biểu trong bài Tuổi thơ của con hình ảnh “căn hầm” được nhà thơ đưa ra như
một lời khẳng định rằng: “căn hầm”gắn chặt với cuộc đời con người, là cội nguồn cho đời sống sinh hoạt, vật chất và đời sống tình cảm của con người:
Hầm sâu còn quý hơn nhà
Súng là tình nghĩa, đạn là anh em
Có những khi hồi ức về thời đã qua, sống trong căn hầm chật hẹp, ngập
nước, bùn lấm cả vào trong giấc mơ, Xuân Quỳnh cảm thấy vừa da diết vừa
thương con:
Thương con mẹ lại nhớ!
Căn hầm hẹp trước kia
Nước ngập và gió se Bùn lấm vào giấc ngủ
(Chùm thơ xuân cho ba con nhỏ)
Dù không phải điểm đặc sắc nhất trong nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi, nhưng sự thành công trong việc sử dụng các hình ảnh thơ của chị
cũng đã góp phần giúp cho thơ của chị có sức sống lâu bền trong lòng người đọc.
Ở mỗi hình ảnh thơ, ta đều nhận thấy được sự thông minh, tài tình, khéo léo của tác giả. Chính việc sử dụng đa dạng các hình ảnh trong thơ đã giúp mang lại hiệu quả to lớn trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng, tình cảm của tác giả đến với
người đọc một cách sinh động và sâu sắc. Mỗi hình ảnh thơ đều mang vẻ đẹp riêng, luôn có sức hâp dẫn và cuốn hút kì lạ với người đọc.
61
KẾT LUẬN
Trẻ em luôn có lòng say mê, hứng thú với những bài thơ ngắn, xinh xắn
viết dành cho lứa tuổi của mình. Nhưng viết thế nào để các em cảm nhận,
hiểu và nhớ, nhất là khắc trong tâm trí lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, dễ nhớ nhưng cũng dễ quên này một cái tên thì không phải là điều đơn giản. Những
món quà vô cùng ý nghĩa dành cho thiếu nhi Việt Nam qua nhiều thế hệ
không thể không nhắc đến Góc sân và khoảng trời - Trần Đăng Khoa, Anh
đom đóm - Võ Quảng, Những người bạn im lặng - Phạm Hổ. Xuân Quỳnh
cũng dành tặng cho các em hai tập thơ Bầu trời trong quả trứng và Cây trong
phố - Chờ trăng như một món quà nhỏ, để khi trang sách khép lại nhưng dư
âm của mỗi câu thơ, bài thơ còn đọng mãi trong trâm trí người đọc.
Hai tập thơ Bầu trời trong quả trứng và Cây trong phố - Chờ trănglà những tập thơ tiêu biểu, đánh dấu một cá tính không thể lẫn của Xuân Quỳnh. Tài năng của chị thể hiện rõ nét cả trên phương diện chủ đề và nghệ thuật.
Những trang thơ viết về hành trình khám phá thế giới muôn màu, về tình mẫu
tử thiêng liêng, hay về những kí ức tuổi thơ, thời chiến tranh … đều được viết
lên từ tình cảm chị dành cho thiếu nhi nói chung và những đứa con của mình
nói riêng. Những chủ đề ấy không hề xa lạ, nó xuất hiện rất nhiều trong các các
tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi. Nhưng khi đọc thơ Xuân Quỳnh ta vẫn
cảm nhận được cái gì đó độc đáo, hấp dẫn mà không hề bị trùng lặp. Không chỉ
có vậy, nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh cũng góp phần khẳng định tài năng cũng như đánh dấu một cái tên không thể lẫn Xuân Quỳnh. Một sự môc mạc, giản dị đã được nâng lên thành nghệ thuật. Một cấu tứ thơ gọn ghẽ, uyển chuyển, gây
bất ngờ đến phút cuối. Một giọng điệu thơ tự nhiên, dí dỏm, tâm tình trò
chuyện nhưng vẫn mang màu sắc dân gian. Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị là điểm
62
cũng làm nên bản sắc riêng trong thơ Xuân Quỳnh chính là hình ảnh thơ trong
sáng, ngộ nghĩnh, và rất gần gũi với đời sống sinh hoạt hằng ngày …. tất cả tạo
nên một khúc ca quen mà lạ, không chỉ trẻ em mà cả chúng ta đều say mê thích
thú, từ đó góp phần tao nên thành công to lớn của hai tập thơ.
Hai tập thơ Bầu trời trong quả trứng và Cây trong phố - Chờ trăng chứa đựng những ý nghĩa giáo dục hết sức to lớn. Trước hết tập thơ đã góp phần phát
triển ngôn ngữ cho các em, tích cực hóa vốn từ cho trẻ. Bên cạnh đó còn giúp mở rộng nhận thức cho các em về thiên nhiên, thế giới muôn màu và cuộc sống
xã hội. Tập thơ còn là bài học giáo dục đạo đức sâu sắc đối với trẻ thơ. Giáo dục
các em tình yêu con người, yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước, đưa
tới các em triết lí sâu xa “Cho” và “Nhận”. Không chỉ dừng lại ở đó, hai tập thơ
còn là tiền đề hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em sau này.
Nghiên cứu đề tài này, trước hết tôi hi vọng, nó sẽ là cơ sở cho chính
bản thân tôi - một giáo viên tương lai có thêm sự hiểu biết sâu sắc về chủ đề
và nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh. Đặc biệt qua hai tập thơ Bầu trời trong quả
trứng và Cây trong phố - Chờ trăng để từ đó có thể áp dụng, phân tích, truyền đạt năng lực cảm thụ văn thơ cho học sinh sau này. Thời gian trôi đi, nữ thi sĩ
Xuân Quỳnh đã ra đi, nhưng chính thời gian và cuộc đời ấy sẽ làm sáng hơn, đẹp hơn tên tuổi của chị trong dòng thơ ca văn học Việt Nam hiện đại. Với tất
cả nét đặc sắc, mới lạ, độc đáo, những bài viết của chị luôn là điều mới mẻ
trong lòng độc giả. Qua đó ta thấy được khả năng kết hợp giữa tài năng và
tấm lòng đầy nhân ái của người cầm bút. Xuân Quỳnh đã viết cho các em
bằng tất cả tình yêu thương và sự am hiểu sâu sắc về tâm lí trẻ thơ, chị xứng đáng là nhà thơ của trẻ em trong mọi thời đại.
Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế, khóa luận tốt nghiệp của tôi
chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình (qua một số nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới), Nxb Văn hóa, Hà Nội. 2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000),Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
3. Lê Nhật Ký (2008), Nhớ Xuân Quỳnh, người viết cho thiếu nhi, nguồn:
http://baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2008/8/64817/
4. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2002),Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao Động, Hà Nội.
5. Vân Long (1998), Xuân Quỳnh thơ và đời, Nxb Văn hóa-Thông tin (Hà Nội). 6. Lã Thị Bắc Lý (2014), Giáo trình Văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư
Phạm, Hà Nội
7. Trần Thanh Phương, Phan Thị Hương (2008), Chân dung và bút tích
nhà văn Việt Nam (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Xuân Quỳnh (1981), Cây trong phố - Chờtrăng, nguồn:
http://diendan.vtcgame.vn/showthread.php?1000615-Tuyen-tap-tho- Cho-trang-1981-Xuan-Quynh&p=16340016
9. Xuân Quỳnh, Bầu trời trong quả trứng, nguồn:
http://diendan.vtcgame.vn/showthread.php?1000616-Tuyen-tap-tho-Bau- troi-trong-qua-trung-1982-Xuan-Quynh
10.Vũ Tiến Quỳnh (1998), Phê bình bình luận văn học: Anh Thơ, Lâm Thị
Mỹ Dạ, Vân Đài, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Nxb Văn Nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Xuân Quỳnh (2012), Bầu trời trong quả trứng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 12. Vân Thanh (1999), Xuân Quỳnh với thơ thiếu nhi, Tạp chí Văn học số 3
13. Vân Thanh (2003), Văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.