Giọng điệu

Một phần của tài liệu Thơ xuân quỳnh viết cho thiếu nhi từ phương diện chủ đề và nghệ thuật (Trang 53)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2. Giọng điệu

Một điểm đặc sắc khác trong thơ Xuân Quỳnh có lẽ là giọng điệu thơ.

Cũng như thơ viết về tình yêu mang một giọng điệu rất riêng thì trong thơ viết cho thiếu nhi, Xuân Quỳnh đem lại một giọng điệu mới mẻ, độc đáo. Đúng như Lưu Khánh Thơ đã nói: “Giọng điệu ở đây không phải là cách nói mà là cảm xúc, giọng điệu của tâm hồn” [5,232].

49

Giọng điệu có vai trò rất quan trọng trong việc bộc lộ tư tưởng, tình cảm của tác giả cũng như nội dung của tác phẩm. Câu chữ trong tác phẩm

người đọc có thể khó hiểu, thậm chí người đọc không hiểu hoàn toàn, nhưng

qua giọng điệu ta có thể nắm bắt được nội dung và hiểu được cái đích mà tác

giả muốn hướng tới. Giọng điệu là thước đo quan trọng không thể thiếu được

đểxác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ.

Thơ cũng vậy. Giọng điệu giúp thể hiện nội dung, tư tưởng, tình cảmmà tác giả muốn gửi đến trái tim bạn đọc. Để khi những trang thơ cuối cùng khép lại, đọng lại trong tâm trí bạn đọc là những hình ảnh hay, những ngôn từ đẹp, những lời khuyên bổích... và dư vị của giọng thơ.

Các nhà văn nhà thơ đã chọn những giọng điệu phù hợp nhất để làm

đường cho ý thơ của mình đến với trẻ thơ. Họ không ngừng tìm tòi, sáng tạo

để làm mới mình. Có người làm mới văn thơ của mình bằng cách đi khai

hoang những vùng đất chưa ai đặt chân đến. Có những người quay lại lịch sử

lấy về những cái đã có, thậm chí đã cũ, để tạo dấu ấn cho riêng mình giữa một rừng phong cách mới mẻ. Xuân Quỳnh là một người thích lội ngược dòng

như vậy.

Giữa một nền thơ ca đang chuyển mình, đang thoát xác, kiếm tìm nên một kiểu “văn chương hóa mới”, một “kiểu trang sức mới” thì chị vẫn“gắn bó với những gì đã có nơi chị”, vẫn mang cái nét chất phác, hồn nhiên của những bài dân ca, những khúc đồng dao, những câu chuyện cổ tích về với thời hiện đại.

Tuổi thơ Xuân Quỳnh được đắm mình, được nuôi dưỡng bằng những lời hát ru, những câu chuyện thần tiên của bà và khi lớn lên rồi làm mẹ, Xuân Quỳnh càng thấm đượm những điệu ru con. Âm điệu nhẹ nhàng, du dương,

chở “những cánh cò đi đón cơn mưa” đã ngấm sâu vào từng nhịp tim, từng hơi

50

trái tim mẫn cảm và tinh tế của người mẹ làm thơ, đã lấy đúng cái âm điệu ấy

để lên tiếng, để làm thơ. Trẻ em thích gì hơn những lời ru ngọt ngào, những

khúc đồng dao trong sáng, những câu truyện cổ tích hoang đường mà đầy mơ ước? Chính vì vậy giọng điệu thơ Xuân Quỳnh đã bắt đúng nhịp tâm hồn trẻ.

Thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh thường được triển khai dưới dạng câu hỏi. Nhân vật trẻ thơ trong thơ Xuân Quỳnh có những câu hỏi “vì sao?” rất khó để người lớn chúng ta trả lời. Nhưng Xuân Quỳnh rất dí dỏm, ngộ nghĩnh đã có những câu trả lời thật thông minh và gần gũi với suy nghĩ

của trẻ thơ và lý giải một cách hợp lý với các em, cho dù có thể đó là những câu trả lời phi lý đối với người lớn chúng ta.

Trong bài Cắt nghĩa viết tặng Minh Vũ, một loạt câu hỏi được đặt ra;

…Má ơi ai sinh ra cá

Ai làm ra kem

Đêm sao lại màu đen

Ban ngày sao màu trắng?

Chỉ bằng những câu hỏi rất ngây thơ của con trẻ mà với Xuân Quỳnh

đã trởthành thơ. Chỉ vậy thôi cũng đủđể ta thấy được tài năng của nhà thơ.

Nếu là người mẹ, trước những câu hỏi như vậy bạn sẽ trả lời như thế

nào? Quả là khó khăn. Thế mà Xuân Quỳnh có ngay câu trả lời rất thông minh, dí dỏm và hết sức “có lí”:

Ban ngày làm bằng nắng Màu xanh làm bằng cây Quảớt làm bằng cay Tiếng ồn sinh tàu điện Gió trong con ốc biển Ghé tai nghe mà xem… A lại còn cái kem

51

Thì làm bằng mùa rét Bông hoa làm bằng Tết Tết làm cho hương thơm

Con làm bằng yêu thương…

Liệu Minh Vũ đã thỏa mãn câu trả lời này chưa? Tôi nghĩ bé hoàn toàn

yên tâm vì đó là câu trả lời thật “hợp lý”.

Đọc bài thơ ta thấy tự nhiên như một cuộc trò chuyện. Phải chăng cách

mà Xuân Quỳnh dùng từ đã khiến chúng ta có cảm giác ấy. Nhà thơ sử dụng những từ ngữ mộc mạc, giản dị, đời thường, đôi khi cả khẩu ngữ (cái kem)

vào thơ của mình, làm cho bài thơ gần gũi dễ hiểu. Chỉ với một vài câu chữ

thôi, chúng ta đã được đọc một bài thơ hay và được nghe cả cuộc trò chuyện giữa hai má con Xuân Quỳnh. Đó chính là cái tài của nhà thơ.

Tất cả những câu thơ trong bài thơ Vì sao? đều là câu hỏi mà không có câu trả lời:

Vì sao con cóc Nó hay nghiến răng?

Vì sao con còng Nó không nhắm mắt? Không có chân có cánh Mà lại gọi: con sông? Không có lá có cành Lại gọi là ngọn gió? Cái quạt bé như thế

Thì gió vào ởđâu?

Biển ngày đêm thét gào

Sao lại không khản cổ?

Lời thơ chân thành mộc mạc, các sự vật nhắc đến trong thơ hết sức gần gũi, cách xưng hô thân mật, đời thường lại được diễn tả với giọng ngây thơ,

52

trong sáng của đứa con làm cho ta cảm thấy bài thơ như lời thủ thỉ của hai mẹ con. Khi đọc bài thơ ta tưởng rằng đó chỉlà bài thơ diễn tả sự ngây ngô, tò mò của đứa con nhưng khi ngẫm lại ta thấy ý thơ hoàn toàn không chỉ có vậy. Ý nghĩa sâu xa mà Xuân Quỳnh muốn nhắc đến là sự khẳng định: Tình cảm mẹ

con là thứ tình cảm thiêng liêng, phù hợp với quy luật tự nhiên và chính là một bản năng của con người.

Khi quan sát chú gà mái, Xuân Quỳnh lại có một phát hiện thú vị. Trong bài Ti sao con gà sinh ra?

Thấy gà mẹ khổ quá Cứ nằm liền ổrơm Thân xác xơ gầy mòn

Không ăn mà mãi thức

Thương mẹđạp vỏ trứng Thế là gà sinh ra.

Bài thơ vừa mang giọng kể lại vừa mang giọng tả. Xuân Quỳnh phải quan sát tỉ mỉ lắm mới có cái nhìn tinh tế đến vậy. Nhà thơ đã kể cả quá trình

ấp trứng của gà mái rất chi tiết, tỉ mỉ, chân thật, từ cái nhìn ấy đã khiến Xuân Quỳnh thấy “gà mẹ khổ quá”.

Vì gà mẹ mong chờ Nên có gà con đó.

Nhà thơ không lí giải theo cách khoa học mà lí giải theo một cách riêng, có lẽ chỉ mình nhà thơ mới có: Gà con sinh ra chỉ bởi gà mẹyêu thương, che chở,

ấp ủ và hi sinh tất cả chỉđể mong chờ những chú gà con ra đời.

Cũng có lúc giọng thơ Xuân Quỳnh lại ngọt ngào, đằm thắm:

Nắng vào quả cam nắng ngọt Trong suốt mùa đông vườn em

53

Nắng lặn vào trong mùi thơm

Cảtrăm ngàn bông hoa cúc

(Mùa đông nắng ở đâu?)

Những điều mẹ nghĩ hôm nay

Ghi cho con nhớ những ngày còn thơ

Ngày mai trọn vẹn ước mơ

Yêu thương thêm chuyện ngày xưa nước mình

(Tuổi thơ của con)

Ta không ngạc nhiên khi Xuân Quỳnh đến với trẻ thơ, trở thành nhà

văn, nhà thơ viết cho thiếu nhi với các tác phẩm đáng ghi nhớ: Truyện cổ tích về loài người, Chờ trăng,… Thơ viết cho thiếu nhi của chị có chất giọng ngộ

nghĩnh, trẻthơ:

“Con yêu mẹ bằng ông trời” “Con yêu mẹ bằng Hà Nội” “Con yêu mẹ bằng trường học” “Con yêu mẹ bằng con dế”

(Con yêu mẹ)

Khi nhí nhảnh, ngây thơ như giọng một đứa trẻ:

Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong

Em ngồi vào trong

Mát ơi là mát!

(Cây bàng)

Nhưng điển hình nhất là giọng thơ 5 chữ nhịp nhàng, chậm rãi như

giọng kể của bà, của mẹđã dẫn độc giả vào một thế giới hoàn toàn mới lạ:

Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con

54

Trên trái đất trụi trần Không dáng cây ngọn cỏ

Mặt trời cũng chưa có

Chỉtoàn là bóng đêm

Không khí chỉmàu đen Chưa có màu sắc khác…

(Chuyện cổ tích về loài người)

Theo quan niệm dân gian thì Trời sinh ra cỏ cây, chim muông rồi mới

sinh ra con người. Xuân Quỳnh lại đưa ra khái niệm hoàn toàn phi lý: “trời

sinh ra trước nhất, chỉ toàn là trẻ con”. Câu chuyện tiếp tục như thế nào? Xuân Quỳnh đã dẫn dắt người đọc vào một câu chuyện ly kỳ, giải thích điều

“phi lý” mà mình đưa ra: trẻ con sinh ra có rất nhiều nhu cầu, từ đó mọi thứ sinh ra. Đầu tiên chúng cần vật chất, thế là có mặt trời, có cây, chim muông.

Nhưng trẻ con có nhu cầu tinh thần, thế là mẹ, bố, bà… được sinh ra.

Bài thơ không chỉđơn thuần là câu chuyện kể mà còn mang ý nghĩa sâu

sắc hơn: Tất cả mọi thứ sinh ra đều vì trẻ em. Thế giới mà chúng ta đang hướng tới là một thế giới vì trẻ thơ, trong thế giới ấy trẻ em được quan tâm và

chăm sóc.

Có khi lại là giọng điệu thủ thỉ tâm tình đối đáp giữa hai mẹ con:

Mẹ ơi mẹ có biết

Sao trăng khuyết trăng đầy?

Trăng khuyết là trăng gầy Lúc buồn trăng khuyết thế

(Muốn trăng luôn tròn)

Cũng như trong bài thơ Mẹ và con mà Xuân Quỳnh viết cho Tuấn Anh, giọng điệu thủ thỉ, đối đáp ấy càng làm cho người đọc cảm nhận được sự gần gũi của hai mẹ con.

55

- Mẹơi, bông hoa kia

Là của ai hở mẹ? Cái màu xanh trên cửa Kia nữa là của ai? Của con đấy con ơi Đều của con tất cả

….

Con ôm mẹ con hôn: - Của con sao nhiều thế? - Ừ của con nhiều quá

Nhưng mẹ lại nhiều hơn

Vì tất cả của con Mà con là của mẹ.

Xuân Quỳnh là một hiện tượng giọng điệu trữ tình đặc biệt với nhiều cung bậc tình cảm, với nhiều biểu hiện, nhất là khi phong cách tác giả đạt tới sự ổn định, ta có thể thấy giọng điệu thơ Xuân Quỳnh thật tự nhiên, trong sáng qua bài Chờtrăng:

Mồng năm em thấy ông cười Chỉ còn cái miệng gầy ơi là gầy

Mười một ông đã hơi đầy

Có khi ông vắng mấy ngày vì mưa

Trời mưa ông có tán che

Sao còn sợướt chẳng vềông ơi.

(Chờ trăng)

Như vậy, giọng điệu tự nhiên dí dỏm, ngộ nghĩnh, tâm tình trò chuyện là một đặc điểm nổi bật trong lời nói nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi. Giọng điệu đó bắt nguồn từ một sự am hiểu sâu sắc về tâm lý trẻ

56

thơ. Từ giọng điệu đó, Xuân Quỳnh cũng tạo cho mình cách nói hồn nhiên, dí dỏm, chân thật.

Không chỉ là giọng điệu dí dỏm, ngộ nghĩnh, tâm tình trò chuyện mà

trong thơ Xuân Quỳnh ta còn thấy xuất hiện sự mượt mà, nhẹ nhàng của những điệu hát ru.

Lưu Khánh Thơ có viết: “Chị thường hay chọn lời ru hoặc lấy cảm hứng từ lời ru làm giọng điệu cho bài thơ của mình… Với những lời ru, Xuân Quỳnh đã chọn được một giọng điệu thích hợp cho tiếng hát của tâm hồn chị…” [4, 377].

Có thể nói cảm hứng tiếng ru không bao giờ thiếu vắng trong các tập

thơ của chị, là hình thức, phương tiện thơ ca thích hợp để biểu hiện phần sâu lắng và đằm thắm của hồn thơ Xuân Quỳnh.

Mẹ mang về tiếng hát Từ cái bống cái bang Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng Từ vị gừng rất đắng

(Truyện cổ tích về loài người)

Rất nhiều bài thơ của chị không hát, không ru mà độc giả vẫn cảm nhận

được giọng điệu hát ru. Chị nói với con về tuổi thơ của con, trong những ngày

đất nước chiến tranh thật cảm động: Căn hầm, ông trăng sơ tán theo con, con chơi với đất, con vịn vách hầm con đi:

Mong ngày, mong tháng, mong năm

Môt năm con vịn vách hầm con đi

(Tuổi thơ của con)

Vẻđẹp có được trong những bài hát ru của Xuân Quỳnh là do chịđã biết tiếp thu một cách sáng tạo vốn ca dao, dân ca của dân tộc. Cũng từ nhiều bài

57

hát ru của Xuân Quỳnh, chúng ta nhận ra một giọng điệu rất riêng từ thơ chị. Một giọng điệu không kiểu cách mà khiêm nhường, luôn tự nhiên phóng

khoáng mà đậm đà bản sắc dân gian, tạo nên sức hấp dẫn của những bài hát ru. Qua những bài thơ viết cho thiếu nhi, Xuân Quỳnh đã góp thêm cho nền

thơ văn Việt Nam hiện đại một giọng điệu mới, đặc sắc mà chỉ Xuân Quỳnh mới

có được và cũng tạo cho nhà thơ một phong cách riêng, đặc trưng và mới mẻ.

Một phần của tài liệu Thơ xuân quỳnh viết cho thiếu nhi từ phương diện chủ đề và nghệ thuật (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)