Hiệu chỉnh bước sóng với nguồn tham khảo

Một phần của tài liệu nghiên cứu quang phổ thiên thể lắp đặt hệ phổ kế chụp phổ thiên thể vùng khả kiến (Trang 55)

Để xác định bước sóng, thông lượng hạt, cường độ và nhiều thông tin khác chúng tôi cần phải so sánh phổ chụp đối tượng với phổ hiệu chỉnh.

Nguồn hiệu chỉnh thường kết nối với máy quang phổ. Vì ở trường đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh không có nguồn phổ hiệu chỉnh gắn với máy quang phổ nên chúng tôi dùng nguồn đèn hơi thuỷ ngân chụp bằng máy ảnh thông thường sau đó đổi đuôi mở rộng đưa vào IRAF để làm phổ tham khảo.

Ảnh phổ của đèn hơi thuỷ ngân chụp tại phòng thí nghiệm vô tuyến điện tử của trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh qua cách tử truyền qua như Hình 3.8.

Hình 3.8. Phổ vạch của đèn hơi thuỷ ngân

Bây giờ chúng tôi cần phải trích xuất quang phổ của đèn hiệu chỉnh cho với khe hẹp như ban đầu. Nhưng lệnh apall đã cho chúng ta thông tin về khẩu độ và hàm làm khớp trong cơ sở dữ liệu. Vì thế chúng ta không cần tương tác với phổ của nguồn hiệu chỉnh nữa mà chỉ cần thông báo cho apallchúng ta sử dụng dữ liệu khẩu độ được tạo ra từ moon150hoanchinh.fits.

Vào gói apall để điều chỉnh thông số: cl> epar apall

Ta thay đổi các thông số như sau:

references moon150hoanchinh.fits (là hình phổ ta đã trích xuất khẩu độ).

interactive no lúc này ta không cần tương tác gì với nguồn hiệu chỉnh, vì tất cả những gì ta chỉnh sửa trích xuất đều nằm trong thư mục database – thư mực được tạo tự động bởi lệnh

apall).

edit no trace no fittrace no

background none (tham số này ở mục EXTRACTION PARAMETERS) Với hình ảnh phổ tham khảo từ nguồn đèn hơi thuỷ ngân.

cl> apall hg.fits (giả sử hình ảnh của ta là hg.fits)

 Một dữ liệu về phổ của hgđã được tạo ra có tên hg.fitsvà lưu trong thư mục database. Lúc này không có đồ thị xuất hiện, nếu muốn xem đồ thị ta dùng lệnh:

> splot hg.ms.fits. Ta dùng lệnh identify.

Hình 3.9. Identify hg.ms.fits

Để tùy chỉnh độ rõ của các đỉnh phổ trong hình ảnh vừa xuất hiện, ta có thể làm như sau: + nhấn “w”rồi “t”: để zoom phần phổ phía trên.

+ nhấn“w”rồi “b”: để zoom phần phổ phía dưới.

+ nhấn “w” rồi“j”: để zoom vùng từ vị trí của chuột sang phía bên phải. + nhấn “w” rồi “k”: để zoom vùng từ vị trí của chuột sang phía bên trái. Sau đó, để dán nhãn cho các đỉnh phổ trên, ta làm như sau:

Đặt vị trí con trỏ chuột lại những đỉnh phổ ta muốn và nhấn “m”, lệnh identify sẽ tính toán trọng tâm của đỉnh phổ và trên đầu đỉnh phổ đó sẽ xuất hiện một gạch thẳng đứng. Nếu chúng ta nhập vào một giá trị bước sóng tại đỉnh phổ, identify sẽ làm khớp bước sóng đó với đỉnh phổ xác định.

Ta nhập giá trị bước sóng của các đỉnh phổ đã biết rồi nhấn “enter”, số pixel càng nhiều thì bước sóng càng lớn. Ví dụ: 5782Ålà vạch vàng của đèn hơi thuỷ ngân.

Sau đó, ta gõ lệnh :labels both rồi “enter” thì tất cả các đỉnh phổ sẽ được dán nhãn như Hình 3.10. Nhãn là giá trị bước sóng của các đỉnh phổ.

Hình 3.10. Dán nhãn các đỉnh phổ

Bấm f, tiếp theo ta dùng lệnh :order như trên để làm khớp các vị trí được đánh dấu. Sau đó, nhấn “q” để thoát.

Sau khi chúng ta đã có phổ tham khảo với các vạch phổ được gán bước sóng là hg.ms.fits. Chúng ta sử dụng nó để hiệu chỉnh bước sóng trong phổ của đối tượng.

cl > epar refspectra

Điều chỉnh hai thông số ignorea = no, sort và group = no. Trong reference chúng ta đưa

hg.ms.fits vào.

Gán nguồn tham khảo vào đối tượng cần hiệu chỉnh bước sóng, ta dùng lệnh: cl>refspec moon150hoanchinh.ms.fits

Bước tiếp theo xác định bước sóng của các đỉnh phổ trong moon150hoanchinh.fits với nguồn tham khảo hg.ms.fits. Bằng lệnh:

cl > dispcor moon150hoanchinh.ms.fits phomoon150.fits

Nếu cần hiệu chỉnh một đối tượng khác ta thực hiện lệnh cl> apall doituong.fits, chúng ta thu được doituong.ms.fits rồi sau đó mới sử dụng lệnh cl> refspec doituong.ms.fits. Thực hiện bước tiếp cl> dispcor doituong.ms.fits phoduara.fits

Để xem phổ của đối tượng sau khi đã hiệu chỉnh bước sóng chúng tôi dùng lệnh:

cl >splot phomoon150.fits

Hình 3.11. Phổ của mặt trăng đã hiệu chỉnh

Qua Hình 3.11 tôi ghi nhận được ba vạch phát xạ của dãy Balmer là Hγ (λγ= 4496Å), Hβ (λβ = 4781Å) và Hα (λα = 6681Å) và vạch phát xạ của nguyên tố Neon (λNe = 7044Å). Tôi dùng phím k để làm khớp theo vạch phổ tìm được thông lượng và bề rộng của vạch phổ theo đơn vị của bước sóng. Thông lượng, bề rộng và FWHM của vạch Hαnhư Hình 3.12.

Hình 3.12.Làm khớp theo vạch phổ Hα.

Hình 3.13.Làm khớp theo vạch phổ Hβ. Thông lượng, bề rộng và FWHM của vạch Hδnhư Hình 3.14.

Hình 3.14.Làm khớp theo vạch phổ Hγ. Thông lượng, bề rộng và FWHM của vạch Neon như Hình 3.15.

Hình 3.15.Làm khớp theo vạch phổ Ne.

Một phần của tài liệu nghiên cứu quang phổ thiên thể lắp đặt hệ phổ kế chụp phổ thiên thể vùng khả kiến (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)