Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ na (annonaceae juss ; 1789) ở vườn quốc gia lò gò – xa mát, tỉnh tây ninh (Trang 32)

2.2.1.1. Xác định tuyến thực địa

- Việc thu mẫu thực hiện theo tuyến, các tuyến thu mẫu xác định dựa vào đặc điểm phân bố chủ yếu của họ Annonaceae, theo một số địa hình và hướng đi khác nhau: họ Annonaceae chủ yếu phân bố nơi có nhiều ánh sáng (ven rừng, dọc lối đi), hay nơi ẩm ướt dưới tán rừng thưa ẩm. Vì vậy các tuyến thực địa theo các sinh cảnh ven đường đi, lối đi có sẵn trong rừng, các sinh cảnh ven suối, đất trống. . và các kiểu rừng chính ở Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát.

- Mỗi tuyến khảo sát thường lấy các đường mòn đã có của tuyến du lịch hay đường tuần tra của kiểm lâm làm các tuyến chính, vài trăm mét sẽ đi cắt vào 2 bên khoảng 20m, hoặc sẽ đi cắt vào những sinh cảnh thông thoáng 2 bên tuyến chính. Mỗi tuyến sẽ khảo sát một hay nhiều lần tuỳ thuộc vào mùa hoa của các loài, sao cho có thể thu được cả hoa và quả để thuận lợi cho việc định tên khoa học. Tuy nhiên trong quá trình đi thực tế do khó có thể khảo sát hết tất cả các địa điểm, nên chỉ khảo sát theo những sinh cảnh khác nhau.

- Dùng máy xác định tọa độ GPS xác định tọa độ của các loài tìm thấy và đánh dấu vị trí để đi bổ sung theo mùa hoa, quả.

- Sơ đồ các đường đi chính của các tuyến khảo sát được thể hiện trên bản đồ Thảm thực vật VQG Lò Gò – Xa Mát ở hình 2.2

2.2.1.2. Thu và xử lí mẫu ngoài thực địa * Thu mẫu * Thu mẫu

- Thu thập mẫu thuộc các loài trong họ Na (Annonaceae) ở VQG Lò Gò – Xa Mát: Mỗi loài thu từ 4-6 mẫu, có đủ thân, lá, hoa và quả nếu có đủ, những mẫu giống nhau được ghi cùng một số hiệu mẫu.

- Chụp ảnh sinh cảnh, cả cây, hoa và quả nguyên hay phân tích khi tìm thấy ngoài tự nhiên.

* Xử lí mẫu

- Mỗi mẫu thu được sẽ cho vào túi polyetylen riêng cột lại, sau đó để chung vào một túi đựng mẫu lớn hơn để tránh nhằm lẫn giữa các mẫu và mẫu không bị khô héo. Sau mỗi ngày thực địa, mỗi mẫu cho vào giữa vài tờ giấy báo, vuốt cho thẳng, gấp lại, và ghi số hiệu mẫu, cứ khoảng 20 mẫu cho vào 1 cặp kẹp gỗ buộc chặt lại, hôm sau đem phơi nắng vì VQG Lò Gò – Xa Mát không có tủ sấy.

- Mẫu thu được không ép kịp trong ngày thì gói vào các tờ giấy báo và đổ cồn 700 cho thấm ướt các tờ giấy báo để làm mất tác dụng của các enzim gây rụng lá và mẫu không bị khô héo, hôm sau sẽ xử lý tiếp.

- Hoa, quả của những mẫu giống nhau cho vào lọ nhỏ chứa foocmon 5% có ghi số hiệu mẫu để giữ lâu, dùng cho việc phân tích cấu tạo hoa, quả.

2.2.2. Phương pháp ghi nhật kí

- Ghi chép những đặc điểm về hình thái, sinh thái, sinh học, chấm điểm phân bố trên bản đồ của các mẫu tìm thấy, nhất là những đặc điểm dễ mất đi ở tiêu bản khô: Màu sắc, hình dạng thân, lá, hoa, quả, …

- Dùng phiếu mô tả cây để tránh bỏ sót những điểm quan trọng trong quá trình mô tả ngoài thực địa. Nội dung phiếu mô tả được trình bày ở phụ lục 2

- Sơ bộ giám định tên thông thường và tên khoa học, nếu không biết thì chỉ ghi số hiệu trùng khớp mẫu mô tả.

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Sau mỗi đợt thực địa, mẫu thực vật thu được sẽ được xử lý ở phòng thí nghiệm Thực vật khoa Sinh trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Sấy mẫu: sau khi chỉnh sửa mẫu ép cho hoàn chỉnh, cho vào tủ sấy khô ở nhiệt độ khoảng 600. Sau đó tẩm độc để chống mốc và sâu mọt bằng dung dịch có thành phần cứ 20g HgCl2 pha 1 lít cồn 60-700, ngâm mẫu khoảng 5-10 phút rồi vớt ra ép lại và sấy khô.

+ Làm tiêu bản khô: mẫu thu được sau khi tẩm độc và sấy khô sẽ được đính lên giấy bìa cứng, kích thước 28cm x 42cm, bằng cách dùng chỉ cùng màu khâu lại. Các đường chỉ mặt dưới giấy được che kín lại bằng keo giấy dai. Dùng súng bắn keo nhựa để cố định hoa, quả và lá để không bị rơi. Hoa, quả và hạt còn lại cho vào túi giấy đính cùng tiêu bản; dán nhãn cho tiêu bản khô theo mẫu của phòng thí nghiệm Thực vật khoa Sinh trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phân tích hoa, quả của các loài đã ngâm foocmon, quan sát trên kính hiển vi soi nổi để mô tả những đặc điểm khó quan sát rõ bằng mắt thường.

- Tiếp tục hoàn thành phiếu mô tả: những đặc điểm chưa mô tả đầy đủ sẽ được hoàn thiện trong quá trình phân tích trên kính hiển vi soi nổi và tiêu bản khô.

- Bộ mẫu được lưu giữ ở Viện Sinh học nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.4. Phương pháp tham khảo tài liệu

- Thu thập tài liệu cần thiết cho việc định danh, tìm hiểu công dụng các loài thuộc họ Annonaceae: Cây cỏ Việt Nam quyển 1 (Phạm Hoàng Hộ,1999), Thực vật chí Việt Nam tập 1 - họ Na (Nguyễn Tiến Bân 2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1 (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999), Sách tra cứu tên và cây cỏ Việt Nam (Võ Văn Chi), Flore Générale de L’Indo-Chine, quyển 1 (H. Lecomte)….

- Tham khảo những tài liệu đã có về họ Na ở Việt Nam và các nước lân cận đặc biệt là danh lục thực vật Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.

2.2.5. Định danh theo phương pháp hình thái so sánh

- So sánh những đặc điểm trong phiếu mô tả với các tài liệu: Cây cỏ Việt Nam, quyển 1; Flore Générale de L’Indo-Chine, quyển 1, Thực vật chí Việt Nam tập 1 - họ Na, Từ điển cây thuốc Việt Nam … để sơ bộ xác định tên khoa học.

- Chuyên gia về thực vật kiểm tra tên khoa học đã được sơ bộ giám định. - So sánh mẫu với tiêu bản mẫu chuẩn họ Annonaceae có ở Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 3)

- Chỉnh thống nhất tên khoa học đã xác định theo “Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam” của Võ Văn Chi.

2.2.6. Phương pháp chấm điểm phân bố các loài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự phân bố các loài tìm thấy ở VQG Lò Gò – Xa Mát được xác định theo toạ độ bằng GPS rồi chấm điểm trên bản đồ số của Vườn bằng phần mềm Mapinfo 7.5. và ghép vào bản đồ đất bằng phần mềm xử lý ảnh Photoshop CS2. Phân bố ở loài trên Thế giới và Việt Nam được tham khảo từ các tài liệu “Cây cỏ Việt Nam”, “Cây cỏ có ích ở Việt Nam”, “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam”, …

2.2.7. Dụng cụ, hóa chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài

- Dụng cụ: Máy ảnh Canon PowerShot A3000IS, máy xác định tọa độ GPS map 76CS, kính hiển vi soi nổi Olympus SZ61, kéo cắt cành, kẹp gỗ, túi polyetylen, giày, ủng, vớ và áo mưa đi rừng, sổ ghi chép, giấy báo, thuốc Dep chống vắt, thuốc chống muỗi …

- Hóa chất: Foocmon 5%, cồn 700

, HgCl2

- Phần mềm xử lý ảnh Photoshop CS2, phần mềm Mapinfo 7.5 để chầm điểm phân bố dựa vào toạ độ các loài thu được ở VQG Lò Gò – Xa Mát. Bản đồ số hoá Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.

2.3. Thời gian thực địa

Bảng 2.2. Địa điểm các đợt thực địa

Đợt Địa điểm khảo sát Thời gian

1 (Từ 27 đến 29-3-2012) Đa ha 27-3-2012 Trảng Tà Nốt – Thông tấn xã 28-3-2012 Cầu Khỉ - Lò Gò 29-3-2012 2 ( Từ 14 đến 16-4-2012) Đa ha – Suối lớn 14-4-2012 Trảng Tân Thanh 15-4-2012 Căn cứ chính phủ 16-4-2012 3 (Từ 14 đến 16-5-2012)

Đa ha – Đường suối vắt 14-5-2012 Suối lớn – Tiểu khu 29 15-5-2012 Ngã 3 Lò Gò – Chốt Bà Điếc 16-5-2012 4 (Từ 30 đến 2-7-2012) Đa ha – Suối lớn 30-6-2012 Tà Nốt 1-7-2012 Cầu Khỉ - Lò Gò 2-7-2012 5 (Từ 20 đến 22-7-2012) Đa ha – Ngã 3 Suối lớn 20-7-2012 Chốt biên giới – Tà nốt 21-7-2012 Lò Gò – Suối Xa Mát 22-7-2012

Hình 2.7. Sơ đồ đường đi chính của các tuyến khảo sát

Ghi chú: chỉ đường đi chính của các tuyến khảo sát

Trảng miên chay Trảng Tà Nốt Trảng Tân Thanh Bàu Quang Trảng Bà Điếc Đội Thông Tấn Xã Đội Tà Nốt Đa Ha Suối Lớn Xã Tân Bình Xã Tân Lập Căn cứ chính phủ Cầu Khỉ Lò Gò

Huyện Tân Biên

Xã Thạnh Tây

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần loài thuộc họ Na ( Annonaceae Juss. 1789) ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát Lò Gò – Xa Mát

Đã ghi nhận được 21 taxon thuộc 12 chi, gồm 20 loài, trong đó có 5 loài thuộc chi Uvaria, chi Xylopia (2 loài), chi Melodorum (1 loài), chi Cyathostemma (1 loài), chi Polyalthia (1 loài), chi Desmos (1 loài), Artabotrys (1 loài), chi Dasymaschalon (2 loài), chi Mitrella (1 loài), chi Goniothalamus (1 loài), chi Friesodielsia (1 loài), và chi Annona (3 loài). Chấm điểm phân bố các taxon thu được ở thực địa. Sau đây là phần giới thiệu đặc điểm các loài đã nghiên cứu. (Thứ tự chi theo khoá tra phần phụ lục; thứ tự loài theo thứ tự vần).

3.1.1. Annona glabra L. – Nê

L. 1753. Sp. Pl. 537; Phamh. 1970. Illustr. Fl. S. Vietn. 1: 219; Y. Tsiang & P. T. Li, 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 30(2): 170, fig. 78(1-4); P. T. li, 1991. Fl. Guangxi,

1: 154; S. H. Yuan, 1991. Fl. Yunn. 5: 60; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 300; N. T. Ban, 1994. Journ. Biol. 16 (4, special vol.): 2.

Tên khác: Bình bát, Na biển.

Đặc điểm: Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường cao 2-5m ( có khi tới trên 10m),

cành dài, vỏ màu nâu đen. Lá đơn, mọc cách, phiến lá nguyên hình trái xoan đầu nhọn, dày, xanh, cỡ 10-15 x 5-7cm, nhẵn; gân bên 8-9 đôi, hơi rõ ở cả 2 mặt; cuống lá dài 1,5-2cm.

Hoa khá lớn, phần lớn mọc đơn độc ở nách lá. Lá đài 3 màu xanh, dày, hình tam giác. Cánh hoa màu vàng, những chiếc ngoài rộng, hình tam giác, dài 2-3cm, rộng 1,5-2cm, có bớt đỏ ở mặt trong; cánh hoa trong thường nhỏ. Nhị nhiều, dài cỡ 3mm. Lá noãn nhiều, bầu có lông trên khắp bề mặt. Quả hình trứng, cỡ 7-10 x 4- 6cm, vỏ nhẵn, khi non màu xanh, chín màu vàng. Hạt non màu trắng, già màu vàng nâu, bóng láng.

Hình 3.8. Hình thái loài Annona glabra L.

A: dạng sống; B: trái; C: hoa; D: lá; E, F: cánh ngoài; G, H: cánh trong; I: nhị; J: nhuỵ

Ghi chú: hình I, J chụp dưới kính hiển vi soi nổi.

C E D H B A J I G F (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.9. Annona glabra L.

1- cành mang hoa; 2-trái; 3- cánh ngoài; 4- cánh trong; 5- bộ nhị và nhuỵ bổ dọc; 6- nhị; 7- nhuỵ

Người vẽ: Lê Thị Song An

Sinh học: Cây ra hoa quả gần như quanh năm.

Sinh thái: Mọc hoang dại phổ biến ở các vùng thấp, ẩm, ngập nước, hoặc trồng bên bờ các kênh rạch, dọc bờ biển.

Phân bố: Ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, loài này gặp ven rạch ở Chốt Nhà Sàn, Suối Xa Mát. Ngoài ra, loài này còn gặp rải rác dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam (Cù Lao Chàm) và các tỉnh phía Nam; đôi khi trồng; cũng gặp ở các nước khác. Nguyên sản ở vùng ven biển nhiệt đới thuộc châu Mỹ và châu Phi [2].

Công dụng: Quả chín ăn được song lạt. Gỗ nhẹ, dùng làm thuyền đánh cá. Ở vùng nhiệt đới châu Mỹ nhân dân dùng lá làm thuốc. Cây con có thể làm gốc ghép cho cây Mãng cầu xiêm (Annona muricata L.) [11].

Hình 3.10. Sinh thái và phân bố của loài Annona glabra L.

Ghi chú:mũi tên chỉ loài hiện diện.

3.1.2. Annona muricata L. – Mãng cầu xiêm

L. 1753. Sp. Pl. 536; Fin. & Gagnep. 1907. Fl. Gen. Indoch. 1: 108; Ast, 1938.

Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 116; Phamh. 1970. Illustr. Fl. S. Vietn. 1: 219; Y. Tsiang & P. T. Li, 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 30(2): 170, fig. 78 (5-8); N. T. Ban, 1984. Fl. Taynguyen. Enum. 35; P. T. Li, 1991. Fl. Guangxi, 1: 156, fig. 71 (1-4); S. H. Yuan, 1991. Fl. Yunn. 5: 61, fig. 17(9-12); Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 299;

Trảng Tà Nốt Trảng Tân Thanh Bàu Quang Trảng Bà Điếc Đội Thông Tấn Xã Đội Tà Nốt Đa Ha Suối Lớn Xã Tân Bình Căn cứ chính phủ Cầu Khỉ Lò Gò Huyện Tân Biên Xã Thạnh Tây Campuchia Trảng miên chay Xã Tân Lập Loài hiện diện

N. T. Ban, 1994. Journ. Biol. 16 (4, special vol.): 2.

Đặc điểm: Tiểu mộc hay đại mộc, cao 4-7m, vỏ nhẵn, có nhiều lỗ bì màu nâu nhỏ, phân cành nhánh dài, mềm. Cành non không có lông, chồi lá màu vàng nâu. Lá đơn, mọc cách dạng mác hình trứng ngược, trung bình cỡ 12-13 x 5cm; dày, bóng nhẵn, thơm, màu xanh đậm. Gân bên 7-8 đôi, cuống lá dài 1 cm.

Hoa phần lớn mọc đơn độc, ở thân hay nhánh già, to, màu vàng nhạt. Lá đài xanh hình tam giác, nhỏ. Cánh hoa ngoài vàng, rộng, hình bầu dục với gốc rộng và hơi hình tim, dài 22-27mm, rộng 20-25mm, cả 2 mặt đều có lông, cánh hoa trong thường nhỏ hơn. Nhị nhiều, dài 3-4mm, chỉ nhị dài bằng bao phấn; mào trung đới cụt đầu. Nhuỵ nhiều làm thành một khối tròn rộng 1,5cm. Phì quả kép, quả gần hình cầu hoặc hình trứng, đôi khi hình thuôn, to đến 20-30cm, xanh, vỏ ngoài có nhiều gai. Hạt nâu đen, bóng nhẵn.

Hình 3.11. Annona muricata L.

1- Cành mang hoa; 2- cánh ngoài; 3- cánh trong; 4- bộ nhị và nhuỵ chẻ dọc; 5- bộ nhị và nhuỵ; 6- nhị; 7- nhuỵ; 8- trái

Hình 3.12. Hình thái loài Annona muricata L.

A: dạng sống; B: trái; C: hoa; D: lá; E: cánh ngoài; F: cánh trong; G: bộ nhị và nhuỵ; H: bộ nhị và nhuỵ chẻ dọc; I: nhị; J: nhuỵ; K: bầu chẻ dọc.

Ghi chú: hình I, J, K chụp dưới kính hiển vi soi nổi.

K E D C B A J H G F I

Sinh học: Ra hoa quả quanh năm.

Sinh thái: Cây trồng ở vùng đồng bằng và vùng núi thấp (dưới 800m) ưa đất sâu, thoát nước, màu mỡ.

Phân bố: Ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, loài này có ở ven đường Căn cứ chính phủ, chốt Bà Điếc. Ngoài ra gặp chủ yếu ở các tỉnh miền nam Việt Nam và ở các nước khác. Nguyên sản từ châu Mỹ nhiệt đới.

Công dụng: Quả chín ăn ngon. Thịt quả màu trắng, thơm, ngọt, chua, ăn tươi hay pha chế làm nước giải khát: Bổ, mát, chống hoại huyết. Cây còn làm thuốc, lá dùng làm gia vị, rau, giúp an thần. Quả xanh chữa kiết lỵ, sốt rét. Hạt làm thuốc sát trùng: trừ chấy, rận (làm nước gột đầu). Vỏ thân làm thuốc chữa tiêu chảy, sốt, trị giun [4],[11].

Hình 3.13. Sinh thái và phân bố của loài Annona muricata L.

Ghi chú:mũi tên chỉ loài hiện diện

Trảng Tà Nốt Trảng Tân Thanh Bàu Quang Trảng Bà Điếc Đội Thông Tấn Xã Đội Tà Nốt Đa Ha Suối Lớn Xã Tân Bình Căn cứ chính phủ Cầu Khỉ Lò Gò Huyện Tân Biên Xã Thạnh Tây Campuchia Trảng miên chay Xã Tân Lập Loài hiện diện

3.1.3. Annona squamosa L. - Na (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

L. 1753. Sp. Pl. 537; Fin. & Gagnep. 1907. Fl. Gen. Indoch. 1: 107; Ast, 1938. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 115; Phamh. 1970. Illustr. Fl. S. Vietn. 1: 218; Y. Tsiang & P. T. Li, 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 30(2): 171, fig. 79; P. T. Li, 1991. Fl. Guangxi, 1: 156, fig. 71(5-9); S. H. Yuan, 1991. Fl. Yunn. 5: 62, fig. 18(1-8); Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 299; N. T. Ban, 1994. Journ. Biol. 16 (4, special vol.): 2.

Tên khác: Mãng cầu ta, Mãng cầu dai.

Đặc điểm: Cây gỗ nhỏ, cao 2-10m, vỏ thân màu xám nhẵn, có nhiều lỗ bì nhỏ màu trắng. Cây phân cành nhiều, dài, cành non có lông. Lá đơn mọc cách, dạng thuôn bầu dục dài, đầu và gốc tù nhọn, cỡ 9-12 x 3-5cm, cả 2 mặt đều nhẵn, mặt trên màu xanh bóng, tươi, mặt dưới màu xanh nhạt. Gân bên 6-7 đôi. Cuống lá dài 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ na (annonaceae juss ; 1789) ở vườn quốc gia lò gò – xa mát, tỉnh tây ninh (Trang 32)