1.4.1. Hình thái
Cây gỗ, cây bụi hay cây leo và lá có mùi thơm. Ở vườn quốc gia thường thấy là dạng dây leo thân gỗ hay cây bụi trườn. Lá đơn, nguyên mọc cách, không có lá kèm, với gân lông chim. Gân chính nổi rõ ở mặt dưới và thường lõm ở mặt trên. Gân bên (gân thứ cấp hay gân cấp II) thường rõ ở mặt dưới, chúng có thể song song hoặc cong hình cung tới gần như tận mép, nhưng không hiếm khi gân bên tạo thành khuyết ở cách mép 3-5mm; cũng nhiều khi gân bên rất mờ như ở chi Goniothalamus, Xylopia; ở các chi này gân cấp II cùng với gân cấp III tạo thành mạng lưới hơi rõ ở mặt dưới. Lá có lông hình sao (nhất là ở giai đoạn non) gặp ở đại diện thuộc các chi Uvaria, Melodorum, Dasymaschalon, …
Hoa phần lớn lưỡng tính. Hoa mọc đơn độc hoặc họp thành các dạng cụm hoa khác nhau, mọc ở nách lá (có khi ở nách của các lá đã rụng) hoặc ở ngoài nách lá (thường đối diện với lá), ở đỉnh cành hoặc hoa mọc trên thân già không lá. Trục
cụm hoa thường không có hoặc rất ngắn, nhưng trong một số trường hợp nó lại khá phát triển, đặc biệt ở chi Artabotrys trục hoa có dạng cong hình móc câu rất đặc sắc. Ngược lại, cuống hoa luôn có mặt, thường chúng dài chừng 1-5cm như ở chi Desmos. Lá đài thường 3, rời hay hợp lại một phần, hơi lợp hay van. Cánh hoa thường 6 xếp thành 2 vòng, ở dưới nhuỵ, xếp lợp hay van trong mỗi vòng, nên nó có công thức K3C3+3A∞G∞ .Ở chi Dasymaschalon hoàn toàn thiếu hẳn cả 3 cánh hoa của vòng trong, công thức bao hoa trở thành K3C3. Hình dạng và kích thước của cánh hoa rất khác nhau, chúng có thể chia thành 2 nhóm chính. Cánh hoa thuộc nhóm thứ nhất là xoè ra khi hoa nở làm cho bộ nhị và nhuỵ hoàn toàn hở gặp ở chi như Uvaria (số 1: hình 3.3). Rất gần với kiểu điển hình là gặp ở chi Desmos, Melodorum, nhưng khác là cánh hoa vòng trong của Desmos thường có dạng hình đàn violon và lúc đầu chúng che kín bộ nhị và bộ nhuỵ (số 2: hình 3.3), còn ở chi Melodorum các chiếc của vòng trong thường có gốc thót lại thành móng ngắn . Cánh hoa thuộc nhóm thứ hai có các cánh hoa dính nhau bởi mép ở các mức độ khác nhau tạo thành mũ hay vòm đậy lên trên nhị và lá noãn, gặp ở nhiều chi như Goniothalamus, Xylopia, Friesodielsia (số 6: hình 3.3). Nét đặc trưng của kiểu này mũ bền, nhọn đầu, trong đó những chiếc vòng trong hình mác với gốc hẹp và đỉnh hình 3 cạnh. Dạng chuyển tiếp giữa 2 nhóm có thể thấy ở chi Artabotrys, với cánh hoa có dạng hình đàn violon, những chiếc vòng trong dính nhau ở giữa tạo thành mũ đậy lên trên nhị và lá noãn còn đỉnh của chúng lại rời nhau.
Hình 1.2. Sơ đồ giả định về xu hướng tiến hoá của cánh hoa trong họ Annonaceae (Theo Nguyễn Tiến Bân, 2000)
Số lượng nhị nhiều và bất định, có 2 kiểu nhị chính. Kiểu thứ nhất được gọi là “kiểu Uvarioid”, ở kiểu này trung đới khá dầy và dài vượt quá bao phấn để tạo thành mào trung đới gặp ở đa số các loài ở vườn quốc gia (Hình 3.4: 2-4). Kiểu thứ hai “kiểu Miliusoid” có trung đới mỏng và hẹp, khiến cho bao phấn lồi lên so với trung đới. Đa số các loài trong họ Na, bao phấn thường hướng ngoài và không có vách ngăn, nhưng ở chi Goniothalamus và Xylopia bao phấn có vách ngăn ngang. Trong bộ nhị đôi khi thấy có nhị lép, thường gặp ở 1 số loài thuộc chi Uvaria, nhị lép có dạng cánh hoa.
Hình 1.3. Sơ đồ giả định về xu hướng tiến hoá của nhị trong họ Annonaceae (Theo Nguyễn Tiến Bân, 2000)
1a 2 1 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8
Về bộ nhuỵ, phần lớn có bộ nhuỵ gồm các lá noãn rời, do đó thấy rằng cơ quan sinh sản gồm những lá noãn riêng biệt. Mỗi lá noãn được chia thành bầu, vòi nhuỵ, núm nhuỵ. Sau khi thụ phấn mỗi lá noãn phát triển thành 1 phân quả riêng. Nhưng ở chi Annona mặc dù bộ nhuỵ gồm các lá noãn rời nhưng phân quả khi chín dính với nhau thành 1 khối nạc (pseudosyncarp) dạng mọng. Về hình thái của các lá noãn cũng có sự đa dạng (Hình 3.5). Kiểu núm nhuỵ ngồi ( không có vòi nhuỵ) hình phễu rộng gặp ở chi Goniothalamus, rất gần với nó là kiểu núm nhuỵ hình móng ngựa, đặc trưng ở chi Uvaria. Núm nhuỵ còn có các kiểu khác nhau như dạng núm nhuỵ xẻ 2 thuỳ ở đỉnh gặp ở chi Cyathostemma, núm nhuỵ hình trứng (chi Annona), núm nhuỵ có dạng hình ống chỉ gặp ở chi Xylopia.
Hình 1.4. Sơ đồ giả định về xu hướng tiến hoá của vòi và núm nhuỵ (lá noãn) trong họ Annonaceae (Theo Nguyễn Tiến Bân, 2000)
Về hình thái của quả và hạt, chúng khá đa dạng và biến dị ở mỗi chi. Ở chi Desmos, Dasymaschalon các phân quả có dạng tràng hạt chia thành các đốt hình cầu hoặc hình trứng (Desmos), còn Dasymaschalon có đốt phân quả hình thuôn hay hình trụ. Đối với chi Annona các phân quả khi chín được dính lại với nhau tạo thành khối nạc dạng mọng và đây là kiểu tiến bộ nhất của họ Annonaceae ở Châu Á. Hạt thường có áo, có nhiều nội nhủ xếp nếp rõ rệt và có phôi nhỏ.
2 1
3 4 5
6 7
Hình 1.5. Sự đa dạng hình thái quả (phân quả) của họ Annonaceae (Theo Nguyễn Tiến Bân, 2000)
Do ở vị trí thấp trên thang tiến hoá của thực vật có hoa, nên các dấu hiệu sai khác về cấu trúc các bộ phận trong hoa rất ít, làm cho việc định danh, xây dựng khoá tra rất khó khăn, việc phân biệt các đơn vị taxon trong họ qua sự khác biệt về các bộ phận cơ quan sinh sản hết sức chi tiết (như đã trình bày ở phần hình thái) của các bộ thực vật chí tham khảo được, còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu kỹ lưỡng và tỉ mĩ hơn.
1.4.2. Sinh học và sinh thái
Cây ra hoa theo mùa, tập trung nhiều vào mùa mưa, 1 số loài có hoa rải rác quanh năm.
Cây ưa sáng hay nửa chịu bóng, ưa đất thoát nước, điều kiện khô ráo, chịu khô hạn, ẩm vừa. Đa số loài mọc ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ rừng thường xanh, rừng thường xanh nửa rụng lá, rừng hỗn giao ven bờ nước: bàu, suối. . . ở những độ cao khác nhau.
1.4.3. Phân bố
Ở Việt Nam, họ này phân bố rộng từ Bắc vào Nam, từ núi cao đến đồng bằng, ven biển. Ở Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, các loài của họ Annonaceae phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam, nơi có địa hình bằng phẳng, độ cao tương đối thấp, và đặc biệt là nơi còn có nhiều rừng rậm so với các khu vực khác của VQG.
Hình 1.6. Một số dạng hoa đồ của các loài họ Na (Annonaceae)
A: hoa đồ chi Dasymaschalon; B: hoa đồ các loài họ Na (tiền khai hoa van); C: hoa đồ loài Cyathostemma cf vietnamense Ban
Người vẽ: Lê Thị Song An
A B
1.4.4. Công dụng của các loài
Các loài thực vật họ Na ở vườn quốc gia tuy số loài không nhiều nhưng có ý nghĩa về nhiều mặt như: cung cấp gỗ, dùng làm thực phẩm, đặc biệt có giá trị làm thuốc rất lớn. Theo các tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, ‘Cây cỏ có ích ở Việt Nam’, “1900 loài cây có ích ở Việt Nam’, thì trong số 20 loài họ Na ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát thì có đến 14 loài có tác dụng làm thuốc. Ngoài ra có 2 loài là Desmos cochinchinensis Lour. và Goniothalamus gabriacianus (Baill.) Ast, có hoa rất thơm và đẹp dọc theo tuyến du lịch sinh thái góp phần tạo cảnh quan đẹp ven đường vào mùa hoa nở. Đặc biệt có loài Xylopia pierrei Hance, 1877 theo tài liệu “Sách đỏ Việt Nam” thì loài này đang ở tình trạng sẽ nguy cấp VU, do đó cũng cần quan tâm chú ý đến công tác bảo tồn.
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Thu mẫu, định danh các taxon họ Na (Annonaceae Juss.1789) thu được ở Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát.
- Mô tả các đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh học và phân bố của các taxon thuộc họ Na (Annonaceae Juss. 1789) điều tra được ở VQG Lò Gò – Xa Mát.
- Ghi chép những giá trị sử dụng của những loài có ích trong họ Na (Annonaceae Juss. 1789) ở VQG Lò Gò – Xa Mát theo những tài liệu đã có.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 2.2.1.1. Xác định tuyến thực địa 2.2.1.1. Xác định tuyến thực địa
- Việc thu mẫu thực hiện theo tuyến, các tuyến thu mẫu xác định dựa vào đặc điểm phân bố chủ yếu của họ Annonaceae, theo một số địa hình và hướng đi khác nhau: họ Annonaceae chủ yếu phân bố nơi có nhiều ánh sáng (ven rừng, dọc lối đi), hay nơi ẩm ướt dưới tán rừng thưa ẩm. Vì vậy các tuyến thực địa theo các sinh cảnh ven đường đi, lối đi có sẵn trong rừng, các sinh cảnh ven suối, đất trống. . và các kiểu rừng chính ở Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát.
- Mỗi tuyến khảo sát thường lấy các đường mòn đã có của tuyến du lịch hay đường tuần tra của kiểm lâm làm các tuyến chính, vài trăm mét sẽ đi cắt vào 2 bên khoảng 20m, hoặc sẽ đi cắt vào những sinh cảnh thông thoáng 2 bên tuyến chính. Mỗi tuyến sẽ khảo sát một hay nhiều lần tuỳ thuộc vào mùa hoa của các loài, sao cho có thể thu được cả hoa và quả để thuận lợi cho việc định tên khoa học. Tuy nhiên trong quá trình đi thực tế do khó có thể khảo sát hết tất cả các địa điểm, nên chỉ khảo sát theo những sinh cảnh khác nhau.
- Dùng máy xác định tọa độ GPS xác định tọa độ của các loài tìm thấy và đánh dấu vị trí để đi bổ sung theo mùa hoa, quả.
- Sơ đồ các đường đi chính của các tuyến khảo sát được thể hiện trên bản đồ Thảm thực vật VQG Lò Gò – Xa Mát ở hình 2.2
2.2.1.2. Thu và xử lí mẫu ngoài thực địa * Thu mẫu * Thu mẫu
- Thu thập mẫu thuộc các loài trong họ Na (Annonaceae) ở VQG Lò Gò – Xa Mát: Mỗi loài thu từ 4-6 mẫu, có đủ thân, lá, hoa và quả nếu có đủ, những mẫu giống nhau được ghi cùng một số hiệu mẫu.
- Chụp ảnh sinh cảnh, cả cây, hoa và quả nguyên hay phân tích khi tìm thấy ngoài tự nhiên.
* Xử lí mẫu
- Mỗi mẫu thu được sẽ cho vào túi polyetylen riêng cột lại, sau đó để chung vào một túi đựng mẫu lớn hơn để tránh nhằm lẫn giữa các mẫu và mẫu không bị khô héo. Sau mỗi ngày thực địa, mỗi mẫu cho vào giữa vài tờ giấy báo, vuốt cho thẳng, gấp lại, và ghi số hiệu mẫu, cứ khoảng 20 mẫu cho vào 1 cặp kẹp gỗ buộc chặt lại, hôm sau đem phơi nắng vì VQG Lò Gò – Xa Mát không có tủ sấy.
- Mẫu thu được không ép kịp trong ngày thì gói vào các tờ giấy báo và đổ cồn 700 cho thấm ướt các tờ giấy báo để làm mất tác dụng của các enzim gây rụng lá và mẫu không bị khô héo, hôm sau sẽ xử lý tiếp.
- Hoa, quả của những mẫu giống nhau cho vào lọ nhỏ chứa foocmon 5% có ghi số hiệu mẫu để giữ lâu, dùng cho việc phân tích cấu tạo hoa, quả.
2.2.2. Phương pháp ghi nhật kí
- Ghi chép những đặc điểm về hình thái, sinh thái, sinh học, chấm điểm phân bố trên bản đồ của các mẫu tìm thấy, nhất là những đặc điểm dễ mất đi ở tiêu bản khô: Màu sắc, hình dạng thân, lá, hoa, quả, …
- Dùng phiếu mô tả cây để tránh bỏ sót những điểm quan trọng trong quá trình mô tả ngoài thực địa. Nội dung phiếu mô tả được trình bày ở phụ lục 2
- Sơ bộ giám định tên thông thường và tên khoa học, nếu không biết thì chỉ ghi số hiệu trùng khớp mẫu mô tả.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Sau mỗi đợt thực địa, mẫu thực vật thu được sẽ được xử lý ở phòng thí nghiệm Thực vật khoa Sinh trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Sấy mẫu: sau khi chỉnh sửa mẫu ép cho hoàn chỉnh, cho vào tủ sấy khô ở nhiệt độ khoảng 600. Sau đó tẩm độc để chống mốc và sâu mọt bằng dung dịch có thành phần cứ 20g HgCl2 pha 1 lít cồn 60-700, ngâm mẫu khoảng 5-10 phút rồi vớt ra ép lại và sấy khô.
+ Làm tiêu bản khô: mẫu thu được sau khi tẩm độc và sấy khô sẽ được đính lên giấy bìa cứng, kích thước 28cm x 42cm, bằng cách dùng chỉ cùng màu khâu lại. Các đường chỉ mặt dưới giấy được che kín lại bằng keo giấy dai. Dùng súng bắn keo nhựa để cố định hoa, quả và lá để không bị rơi. Hoa, quả và hạt còn lại cho vào túi giấy đính cùng tiêu bản; dán nhãn cho tiêu bản khô theo mẫu của phòng thí nghiệm Thực vật khoa Sinh trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích hoa, quả của các loài đã ngâm foocmon, quan sát trên kính hiển vi soi nổi để mô tả những đặc điểm khó quan sát rõ bằng mắt thường.
- Tiếp tục hoàn thành phiếu mô tả: những đặc điểm chưa mô tả đầy đủ sẽ được hoàn thiện trong quá trình phân tích trên kính hiển vi soi nổi và tiêu bản khô.
- Bộ mẫu được lưu giữ ở Viện Sinh học nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.4. Phương pháp tham khảo tài liệu
- Thu thập tài liệu cần thiết cho việc định danh, tìm hiểu công dụng các loài thuộc họ Annonaceae: Cây cỏ Việt Nam quyển 1 (Phạm Hoàng Hộ,1999), Thực vật chí Việt Nam tập 1 - họ Na (Nguyễn Tiến Bân 2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1 (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999), Sách tra cứu tên và cây cỏ Việt Nam (Võ Văn Chi), Flore Générale de L’Indo-Chine, quyển 1 (H. Lecomte)….
- Tham khảo những tài liệu đã có về họ Na ở Việt Nam và các nước lân cận đặc biệt là danh lục thực vật Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.
2.2.5. Định danh theo phương pháp hình thái so sánh
- So sánh những đặc điểm trong phiếu mô tả với các tài liệu: Cây cỏ Việt Nam, quyển 1; Flore Générale de L’Indo-Chine, quyển 1, Thực vật chí Việt Nam tập 1 - họ Na, Từ điển cây thuốc Việt Nam … để sơ bộ xác định tên khoa học.
- Chuyên gia về thực vật kiểm tra tên khoa học đã được sơ bộ giám định. - So sánh mẫu với tiêu bản mẫu chuẩn họ Annonaceae có ở Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 3)
- Chỉnh thống nhất tên khoa học đã xác định theo “Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam” của Võ Văn Chi.
2.2.6. Phương pháp chấm điểm phân bố các loài
Sự phân bố các loài tìm thấy ở VQG Lò Gò – Xa Mát được xác định theo toạ độ bằng GPS rồi chấm điểm trên bản đồ số của Vườn bằng phần mềm Mapinfo 7.5. và ghép vào bản đồ đất bằng phần mềm xử lý ảnh Photoshop CS2. Phân bố ở loài trên Thế giới và Việt Nam được tham khảo từ các tài liệu “Cây cỏ Việt Nam”, “Cây cỏ có ích ở Việt Nam”, “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam”, …
2.2.7. Dụng cụ, hóa chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài
- Dụng cụ: Máy ảnh Canon PowerShot A3000IS, máy xác định tọa độ GPS map 76CS, kính hiển vi soi nổi Olympus SZ61, kéo cắt cành, kẹp gỗ, túi polyetylen, giày, ủng, vớ và áo mưa đi rừng, sổ ghi chép, giấy báo, thuốc Dep chống vắt, thuốc chống muỗi …
- Hóa chất: Foocmon 5%, cồn 700
, HgCl2
- Phần mềm xử lý ảnh Photoshop CS2, phần mềm Mapinfo 7.5 để chầm điểm phân bố dựa vào toạ độ các loài thu được ở VQG Lò Gò – Xa Mát. Bản đồ số hoá Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.
2.3. Thời gian thực địa
Bảng 2.2. Địa điểm các đợt thực địa