Chế độ bảo dưỡng thường xuyên:

Một phần của tài liệu Nguyên lý truyền dẫn tín hiệu trên kim loại (Trang 37 - 38)

II. BẢO DƯỠNG MẠNG CÁP NỘI HẠT

3.Chế độ bảo dưỡng thường xuyên:

Chế độ bảo dưỡng thường xuyên có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ vững sự thông suốt của thông tin liên lạc và góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng của mạng lưới, điều này dẫn đến việc tăng doanh thu cho ngành và hạn chế chi phí sửa chữa. Chế độ nàu bao gồm những công việc chính sau đây:

- Tuần tra hàng ngày là việc kiểm tra thường xuyên các tuyến cáp. Đối với tuyến cáp treo thì phải kiểm tra tình trạng của các cột của tuến, đặc biệt là các cột góc, cột vượt và các cột đầu, cuối tuyến.

Kiểm tra độ chùng của cáp, tình trạng vỏ cáp, các vật liệu treo cáp như bu lông đầu tròn, kẹp giữ dây treo, tăng đơ... Đối với tuyến cáp cống thì kiểm tra tình trạng bể cáp, cống cáp, vị trí các dây cáp trong bể cáp.

Khi thực hiện công việc tuần tra hàng ngày nên đi hai người. Khi kiểm tra các tuyến thì chú trọng đến các trọng điểm có nguy cơ làm hỏng cáp như các công trường đang thi công, những vùng sạt lở, ngập nước và những nơi cáp treo vượt đường, vượt sông...

- Xử lý những hư hỏng:

trong quá trình tuần tra, phát hiện những hư hỏng có thẻ xử lý được thì phải tiến hành xử lý để đảm bảo an toàn cho tuyến cáp. Với những hư hỏng nặng không tự xử lý được hoặc có tính quan trọng thì

- Khi gặp các trường hợp vi phạm điều lệ bảo vệ đường dây thông tin liên lạc thì tìm cách tuyên truyền giáo dục hoặc liên hệ với chính quyền địa phương nhờ can thiệp.

- Ghi chép đầy đủ các hiện tượng hư hỏng trên tuyến vào sổ tuần tra, nếu có thể thì chụp ảnh hiện trường, lập biên bản xác nhận. Kịp thời báo cáo, đề xuất những công việc cần thiết trong việc tu bổ, sửa chữa mạng cáp.

Một phần của tài liệu Nguyên lý truyền dẫn tín hiệu trên kim loại (Trang 37 - 38)