Phòng đầu dây:

Một phần của tài liệu Nguyên lý truyền dẫn tín hiệu trên kim loại (Trang 31 - 32)

I. CẤU TRÚC MẠNG CÁP

a.Phòng đầu dây:

Đặt tên cho phòng đầu dây bằng tên của trạm điện thoại. Phòng đầu dây của trạm nào mang tên của trạm đó.

Ví dụ: - PĐD5: Là phòng đầu dây thuộc trạm 5 - PĐD2: Là phòng đầu dây thuộc trạm 2

b. Nhà cáp:

Đặt tên cho nhà cáp bằng chữ La-tinh in hoa bắt đầu bằng chữ B và phòng đầu dây mà nhà cáp này phụ thuộc.

Ví dụ:

- NC5B: Là nhà cáp thứ nhất thuộc phòng đầu dây trạm 5.

- NC2E: Là nhà cáp thứ tư thuộc phòng đầu dây trạm 2.

c. Tủ cáp:

Đặt tên cho tủ cáp theo 2 trường hợp:

- Tủ cáp là kết cuối của cáp từ phòng đầu dây đến thì đặt tên bằng số và tên của phòng đầu dây mà nó phụ thuộc. Để thể hiện tủ cáp không qua nhà cáp ta dùng chữ A.

Ví dụ: TC5A1: là tủ cáp thứ nhất thuộc phòng đầu dây trạm 5 không qua NC.

- Tủ cáp là kết cuối của cáp từ nhà cáp đến thì đặt tên bằng số và tên của nhà cáp mà nó phụ thuộc.

Ví dụ: TC5B2: là tủ cáp thứ hai thuộc nhà cáp 5B.

d. Hộp cáp:

Đặt tên cho hộp cáp theo 3 trường hợp:

- Hộp cáp là kết cuối của cáp từ TĐD đến thì đặt tên bằng số sau dấu gạch chéo và tên của PĐD mà nó phụ thuộc kèm theo 2 chữ A liên tiếp.

Ví dụ: HC2AA/4: là hộp cáp thứ tư thuộc PĐD2 không qua NC, TC.

- Hộp cáp là kết cuối của cáp từ NC đến thì đặt tên bằng số sau dấu gạch chéo và tên của NC, mà nó phụ thuộc kèm theo một chữ A.

Ví dụ: HC5BA/6: là hộp cáp thứ 6 thuộc NC5B không qua TC.

- Hộp cáp là kết cuối của cáp từ TC đến thì đặt tên bằng số sau dấu gạch chéo và tên của TC mà nó phụ thuộc.

Ví dụ: HC2E4/1: là hộp cáp thứ nhất thuộc TC2E4

Một phần của tài liệu Nguyên lý truyền dẫn tín hiệu trên kim loại (Trang 31 - 32)