Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi được ghi nhận 20 ngày một lần. Lần đầu tiên lúc 20 ngày sau sạ (NSS) và kết thúc lúc thu hoạch lúa. Mỗi lô thí nghiệm chọn 3 điểm cố định, mỗi điểm một khung cố định kích thước 50 x 50 cm, mỗi khung chọn 10 cây ngẫu nhiên cố định để thu thập chỉ tiêu.
- Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến chóp lá (hoặc bông) cao nhất của cây lúa đo từ mặt đất đến chóp lá (hoặc bông) cao nhất của cây lúa và tính trung bình ba lần lặp lại.
- Số chồi/m2: đếm số chồi (chồi có 3 lá trở lên) ở tất cả các khung chỉ tiêu và qui ra số chồi/m2
và tính trung bình ba lần lặp lại.
- Chiều dài bông (cm): được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung chỉ tiêu của từng lô để đo, đo từ cổ bông đến cuối bông và tính trung bình ba lần lặp lại.
21
2.2.3.2 Năng suất và các thành phần của năng suất
Năng suất được lấy vào cuối vụ và tất cả đều được tính trung bình ba lần lặp lại.
- Số bông/m2: được ghi nhận bằng cách đếm số bông có trong 3 khung chỉ tiêu của mỗi lô từ đó qui ra số bông/m2
.
- Tổng số hạt trên bông: được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung chỉ tiêu của từng lô đếm số hạt. Từ đó qui ra số hạt trên bông.
- Số hạt chắc trên bông: được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung chỉ tiêu của từng lô đếm số hạt chắc. Từ đó qui ra số hạt chắc trên bông.
- Tỉ lệ hạt chắc (%) = số hạt chắc trên bông/tổng số hạt trên bông x 100. - Trọng lượng 1000 hạt (g): được đếm ngẫu nhiên từ các hạt chắc trong mỗi khung chỉ tiêu, được cân và tính trên cơ sở ẩm độ 14%.
Năng suất thực tế: thu hoạch 5 m2 ở mỗi lô, phơi khô, tách lép, cân trọng lượng và tính năng suất (tấn/ha) ở ẩm độ 14%.
Năng suất lý thuyết: thu ở các khung lấy chỉ tiêu nông học.
NSLT = Số bông trên đơn vị diện tíchx số hạt/bông x tỉ lệ hạt chắc (%) x trọng lượng 1000 hạt x 10-5
(tấn/ha).
2.2.4 Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm EXCEL để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ.
Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để tính toán thống kê các kết quả thí nghiệm, phân tích phương sai ANOVA để tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh các cặp trung bình bằng phương pháp kiểm định LSD.
22
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LU N
3.1 GHI NH N TỔNG QUÁT
Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện ruộng sản xuất của nông dân nên sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảch và chế độ chăm sóc là như nhau. Cây lúa sinh trưởng và phát triển khá tốt từ đầu đến cuối vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013. Sự tăng trưởng về chiều cao và số chồi của cây lúa mạnh nhất vào giai đoạn 15 - 40 ngày sau sạ. Sau giai đoạn này cây lúa sinh trưởng chậm dần và chuyển từ giai đoạn sinh trưởng qua giai đoạn sinh sản và hình thành năng suất.
Bảng 3.1 Ghi nhận tổng quan thí nghiệm giống lúa OM5451 sạ với các mật độ khác nhau vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại Bình Tân - Vĩnh Long.
Mật độ sạ (kg/ha) Đạo ôn (cấp) Rầy nâu (cấp) Sâu cuốn lá (cấp) Đỗ ngã (%) 200 1 1 3 5,00 150 1 1 3 0,00 100 1 1 3 0,00
Sâu bệnh hại xuất hiện không đáng kể trong suốt quá trình làm thí nghiệm. Qua Bảng 3.1 cho thấy mức độ gây hại của một số sâu bệnh hại chính, bệnh đạo ôn xuất hiện từ lúc 30 ngày sau sạ đến lúc lúa chín với mức độ gây hại ở cấp 1. Rầy nâu bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn 30 ngày sau sạ nhưng với mật số rất thấp, vào giai đoạn 60 ngày sau sạ thì rầy nâu xuất hiện với mật số tương đối cao, đặc biệt là ở nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha trung bình khoảng 2 - 4 con trên tép lúa nhưng gây hại không đáng kể chỉ ở cấp 1. Sâu cuốn lá xuất hiện vào giai đoạn 20-30 ngày sau sạ và gây hại ở cấp 3 nhưng không ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa. Cây lúa bị đỗ ngã khi đang bước sang giai đoạn hạt vào chắc từ 15 - 25 ngày sau khi trổ và chỉ xuất hiện ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha với mức độ khoảng 5%. Không có hiện tượng đổ ngã ở các nghiệm thức còn lại.
Từ đầu cho đến cuối vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 ngoài những sâu bệnh hại vừa kể trên còn có sự xuất hiện và gây hại của nhiều loại dịch hại như:
23
Sâu đục thân, nhện gié, bệnh đốm vằn, cháy bìa lá, lem lép hạt. Do mức độ gây hại nhẹ và được phòng trị kịp thời nên ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, cũng như năng suất lúa vào cuối vụ.
3.2 ẢNH HƢỞNG CỦ M T ĐỘ SẠ ĐẾN S SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦ C L
3.2.1 Chiều cao cây
Kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy, giai đoạn 20 NSS chiều cao cây lúa biến động từ 35,65 cm đến 38,15 cm, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Chiều cao cây tiếp tục tăng theo thời gian sinh trưởng, ở thời điểm 40 NSS chiều cao cây biến động từ 60,15 cm đến 65,95 cm, khi cây lúa được 60 NSS thì chiều cao tăng nhanh dao động từ 69,55 cm đến 74,45 cm, cả hai giai đoạn đều có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, ở thời điểm 80 NSS chiều cao cây biến động từ 91,20 cm đến 92,00 cm và không khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.2).
Bảng 3.2 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến chiều cao cây (cm) qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Mật độ sạ (kg/ha)
Chiều cao cây (cm) Ngày sau sạ (ngày)
20 40 60 80 200 150 100 38,15 36,70 35,65 65,95 a 61,95 b 60,15 b 74,45 a 70,50 b 69,55 b 92,00 92,05 91,20 F CV (%) ns 4,20 * 3,99 * 3,61 ns 2,17
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%
24
Chiều cao cây do đặc tính di truyền quyết định nhưng cũng chịu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng cũng như tác động của điều kiện môi trường. Theo Đinh Văn Lữ (1975) cho rằng sạ với mật độ cao cây phát triển nhanh hơn trong một giai đoạn nhất định, nhưng về sau giữa các mật độ khác nhau không còn khác nhau nhiều nữa. Có thể trong giai đoạn đầu sinh trưởng của cây lúa chủ yếu sử dụng chất dinh dưỡng trong đất và dinh dưỡng do hạt cung cấp (Lê Hữu Toàn, 2009). Ở giai đoạn 40 NSS do được bón nhiều phân đạm nên cây lúa gia tăng nhanh về chiều cao và dần dần hoàn thiện thân lá để chuẩn bị cho giai đoạn làm đòng và trổ bông. Giai đoạn này cây lúa đã đạt số chồi tối đa và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn làm đòng. Do chiều cao ở giai đoạn 40 NSS tăng nhanh so với giai đoạn 20 NSS nên giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 5% qua phân tích thống kê.
Sau giai đoạn tăng mạnh về chiều cao cây lúa phát triển chậm dần cho đến thu hoạch (92 ngày sau sạ). Trong giai đoạn này cây chỉ tập trung chất dinh dưỡng để nuôi hạt, lá chuyển dần từ xanh sang vàng và khô dần từ chóp lá vào, cây lúa dần dần hình thành năng suất.
3.2.2 Số chồi/m2
Kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy, giai đoạn 20 NSS số chồi/m2 ở nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha có số chồi cao nhất (681 chồi/m2) và có sự khác biệt so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê. Giai đoạn 40 NSS, ở nghiệm thức sạ 100 kg giống/ha có số chồi tăng nhiều nhất từ 365 chồi/m2
ở giai đoạn 20 NSS lên 548 chồi/m2 (tăng 183 chồi/m2). Nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha số chồi tăng ít nhất từ 681 chồi/m2 ở giai đoạn 20 NSS lên 803 chồi/m2 ở giai đoạn 40 NSS (tăng 122 chồi/m2). Giai đoạn 60 - 80 NSS số chồi/m2
giảm do chồi vô hiệu chết đi và chỉ còn lại chồi hữu hiệu. Nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha có số chồi/m2 cao nhất và thấp nhất là nghiệm thức sạ 100 kg giống/ha.
25
Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số chồi/m2
qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Mật độ sạ (kg/ha)
Số chồi/m2 Ngày sau sạ (ngày)
20 40 60 80 200 150 100 681 a 500 b 365 c 803 a 669 b 548 c 623 a 607 a 501 b 602 a 590 a 497 b F CV (%) ** 4,82 ** 5,35 * 9,63 * 3,65
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%; **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.
Sạ lúa ở các mật độ khác nhau cho số chồi cũng khác nhau. Tuy nhiên, khi sạ ở mật độ thưa cây lúa đẻ nhánh nhiều, nó sẽ tự điều chỉnh quần thể để đảm bảo số chồi thích hợp trong ruộng lúa, khi sạ dày cây lúa sẽ đẻ nhánh ít và một số tự chết ở giai đoạn đầu do không cạnh tranh được ánh sáng và dinh dưỡng (Nguyễn Trường Giang và ctv., 2010). Số chồi ở các giai đoạn sinh trưởng ban đầu sẽ ảnh hưởng đến số bông ở giai đoạn thu hoạch. Số chồi thể hiện cho số bông cần thiết tạo năng suất hạt sau này, nhưng không phải chồi nào hình thành cũng được tạo thành bông mà nó còn phụ thuộc vào số chồi hữu hiệu.
3.2.3 Chiều dài bông
Qua kết quả thí nghiệm Bảng 3.4 cho thấy chiều dài bông ở nghiệm thức sạ 100 kg giống/ha có chiều dài bông là 22,05 cm, tiếp theo là nghiệm thức sạ 150 kg giống/ha có chiều dài bông là 21,75 cm và nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha có chiều dài bông là 19,81 cm. Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức.
26
Bảng 3.4 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến chiều dài bông (cm) của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Mật độ sạ (kg giống/ha) Chiều dài bông (cm)
200 150 100 19,81 21,75 22,05 F CV (%) ns 6,41
Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
Chiều dài bông là một yếu tố ít biến động, tuy nhiên thay đổi tùy theo giống, vùng canh tác và kỹ thuật canh tác. Trong thời kỳ phân hóa đòng và hình thành bông nếu thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn lại. Trong điều kiện sạ thưa thì cây lúa có khuynh hướng nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp, các sản phẩm quang hợp được tích lũy, bông lúa trổ thoát khỏi đòng dẫn đến bông lúa sẽ dài hơn trong điều kiện sạ dày (Nguyễn Ngoc Đệ, 2008).
3.3 ẢNH HƢỞNG CỦ M T ĐỘ SẠ ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT C L
3.3.1 Các thành phần năng suất
3.3.1.1 Số bông/m2
Qua kết quả thí nghiệm Bảng 3.5 cho thấy, số bông/m2
biến động từ 497 - 602 bông/m2 và có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha có số bông thấp nhất với 497 bông/m2 và nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg giống/ha có số bông cao nhất với 602 bông/m2.
27
Bảng 3.5 Thành phần năng suất của giống lúa OM5451 ở các mật độ sạ khác nhau trong vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Nghiệm thức Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Trọng lƣợng 1000 hạt (g) 200 602 a 104 83 b 80,14 b 26,48 150 590 a 108 88 a 84,67 a 26,88 100 497 b 110 90 a 83,29 a 26,76 F * ns * * ns CV (%) 3,65 5,98 3,17 2,16 0,67
Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%
Đối với nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha và 150 kg/ha thì số bông/m2
được hình thành trên cả thân chính và những chồi được hình thành trong giai đoạn nhảy chồi hữu hiệu, còn ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha do có sự chết đi của chồi vô hiệu, nguyên nhân là do các chồi này không nhận đủ dinh dưỡng và ánh sáng. Do đó số bông thu được ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha chủ yếu là từ những thân chính. Vì vậy khi sạ với mật độ quá dày, thì số bông/m2 có gia tăng nhưng số hạt chắc trên bông bị hạn chế do thiếu dinh dưỡng.
3.3.1.2 Số hạt/bông
Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy, số hạt/bông dao động rất ít từ 104 đến 110 hạt/bông và không khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức. Đây cũng là một yếu tố cấu thành năng suất và ít biến động, giữa các nghiệm thức chỉ chênh lệch khoảng 2 - 6 hạt. Nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha có 110 hạt/bông và nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha có số hạt/bông chỉ đạt 104 hạt/bông.
Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn bông lúa hình thành nhiều hoa thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dưỡng, mực nước trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận lợi. Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cũng cho rằng số hạt/bông được quyết định từ lúc tượng cổ
28
bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực, ngoài ra số hạt trên bông còn tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa, hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết.
3.3.1.3 Số hạt chắc/bông
Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy, số hạt chắc/bông dao động trong khoảng 83 đến 90 hạt và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Số hạt chắc/bông nhiều nhất ở nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha đạt 90 hạt và thấp nhất là nghiệm thức sạ ở mật độ 200 kg giống/ha đạt 83 hạt.
Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, số hạt chắc/bông càng cao thì năng suất lúa càng cao. Số hạt chắc/bông phụ thuộc vào số hoa/bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Sạ với mật độ càng thưa thì số hạt chắc/bông sẽ càng cao và ngược lại. Như vậy, ở một phạm vi nhất định số hạt chắc/bông tỷ lệ nghịch với mật độ sạ, sạ với mật độ càng thấp thì số hạt chắc/bông càng cao.
3.3.1.4 Tỷ lệ hạt chắc (%)
Kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy tỉ lệ hạt chắc cao nhất ở nghiệm thức sạ với mật độ 150 kg giống/ha đạt 84,67% và thấp nhất ở nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg giống/ha đạt 80,14% giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Kết quả này cho thấy mật độ sạ có ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc và kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang và ctv.,
(2010), sạ hàng với mật độ 100 kg giống/ha cũng có tỉ lệ hạt chắc cao nhất so với nghiệm thức sạ mật độ 50 kg giống/ha và với mật độ 200 kg giống/ha có tỉ lệ hạt