Chiều dài bông

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om5451 vụ đông xuân năm 2012 2013 tại xã tân hưng, huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 37)

Qua kết quả thí nghiệm Bảng 3.4 cho thấy chiều dài bông ở nghiệm thức sạ 100 kg giống/ha có chiều dài bông là 22,05 cm, tiếp theo là nghiệm thức sạ 150 kg giống/ha có chiều dài bông là 21,75 cm và nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha có chiều dài bông là 19,81 cm. Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức.

26

Bảng 3.4 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến chiều dài bông (cm) của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Mật độ sạ (kg giống/ha) Chiều dài bông (cm)

200 150 100 19,81 21,75 22,05 F CV (%) ns 6,41

Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê

Chiều dài bông là một yếu tố ít biến động, tuy nhiên thay đổi tùy theo giống, vùng canh tác và kỹ thuật canh tác. Trong thời kỳ phân hóa đòng và hình thành bông nếu thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn lại. Trong điều kiện sạ thưa thì cây lúa có khuynh hướng nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp, các sản phẩm quang hợp được tích lũy, bông lúa trổ thoát khỏi đòng dẫn đến bông lúa sẽ dài hơn trong điều kiện sạ dày (Nguyễn Ngoc Đệ, 2008).

3.3 ẢNH HƢỞNG CỦ M T ĐỘ SẠ ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT C L

3.3.1 Các thành phần năng suất

3.3.1.1 Số bông/m2

Qua kết quả thí nghiệm Bảng 3.5 cho thấy, số bông/m2

biến động từ 497 - 602 bông/m2 và có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha có số bông thấp nhất với 497 bông/m2 và nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg giống/ha có số bông cao nhất với 602 bông/m2.

27

Bảng 3.5 Thành phần năng suất của giống lúa OM5451 ở các mật độ sạ khác nhau trong vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Nghiệm thức Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Trọng lƣợng 1000 hạt (g) 200 602 a 104 83 b 80,14 b 26,48 150 590 a 108 88 a 84,67 a 26,88 100 497 b 110 90 a 83,29 a 26,76 F * ns * * ns CV (%) 3,65 5,98 3,17 2,16 0,67

Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%

Đối với nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha và 150 kg/ha thì số bông/m2

được hình thành trên cả thân chính và những chồi được hình thành trong giai đoạn nhảy chồi hữu hiệu, còn ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha do có sự chết đi của chồi vô hiệu, nguyên nhân là do các chồi này không nhận đủ dinh dưỡng và ánh sáng. Do đó số bông thu được ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha chủ yếu là từ những thân chính. Vì vậy khi sạ với mật độ quá dày, thì số bông/m2 có gia tăng nhưng số hạt chắc trên bông bị hạn chế do thiếu dinh dưỡng.

3.3.1.2 Số hạt/bông

Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy, số hạt/bông dao động rất ít từ 104 đến 110 hạt/bông và không khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức. Đây cũng là một yếu tố cấu thành năng suất và ít biến động, giữa các nghiệm thức chỉ chênh lệch khoảng 2 - 6 hạt. Nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha có 110 hạt/bông và nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha có số hạt/bông chỉ đạt 104 hạt/bông.

Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn bông lúa hình thành nhiều hoa thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dưỡng, mực nước trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận lợi. Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cũng cho rằng số hạt/bông được quyết định từ lúc tượng cổ

28

bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực, ngoài ra số hạt trên bông còn tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa, hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết.

3.3.1.3 Số hạt chắc/bông

Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy, số hạt chắc/bông dao động trong khoảng 83 đến 90 hạt và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Số hạt chắc/bông nhiều nhất ở nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha đạt 90 hạt và thấp nhất là nghiệm thức sạ ở mật độ 200 kg giống/ha đạt 83 hạt.

Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, số hạt chắc/bông càng cao thì năng suất lúa càng cao. Số hạt chắc/bông phụ thuộc vào số hoa/bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Sạ với mật độ càng thưa thì số hạt chắc/bông sẽ càng cao và ngược lại. Như vậy, ở một phạm vi nhất định số hạt chắc/bông tỷ lệ nghịch với mật độ sạ, sạ với mật độ càng thấp thì số hạt chắc/bông càng cao.

3.3.1.4 Tỷ lệ hạt chắc (%)

Kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy tỉ lệ hạt chắc cao nhất ở nghiệm thức sạ với mật độ 150 kg giống/ha đạt 84,67% và thấp nhất ở nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg giống/ha đạt 80,14% giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Kết quả này cho thấy mật độ sạ có ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc và kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang và ctv.,

(2010), sạ hàng với mật độ 100 kg giống/ha cũng có tỉ lệ hạt chắc cao nhất so với nghiệm thức sạ mật độ 50 kg giống/ha và với mật độ 200 kg giống/ha có tỉ lệ hạt chắc thấp nhất. Trần Thị Sửu (1986) cho rằng giữa các mật độ sạ khác nhau thì tỉ lệ hạt chắc/bông không có sự khác biệt.

3.3.1.5 Trọng lượng 1000 hạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy, trọng lượng 1000 hạt ở nghiệm thức sạ 150 kg giống/ha đạt 26,88 g, nghiệm thức sạ 100 kg/ha là 26,76g và nghiệm thức sạ

29

200 kg giống/ha đạt 26,48 g, cả ba nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Theo Võ Tòng Xuân (1984), để tăng trọng lượng 1000 hạt, trước khi trổ bông cần bón thúc nuôi đòng để tăng kích thước vỏ trấu, muốn vỏ trấu đạt kích thước lớn nhất thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dưỡng, mực nước trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận lợi. Sau khi trổ cần tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt, tích lũy được nhiều tinh bột thì khối lượng hạt sẽ cao. Như vậy, trọng lượng 1000 hạt không chỉ do ảnh hưởng của mật độ gieo sạ mà còn chịu ảnh hưởng bởi đặc tính giống.

3.3.2 Năng suất

3.3.2.1 Năng suất lý thuyết

Kết quả thí nghiệm trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy năng suất lý thuyết của giống lúa OM5451 biến thiên trong khoảng 11,67 đến 12,79 tấn/ha và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.

Bảng 3.6 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng suất (tấn/ha) giống lúa OM5451 trong vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Mật độ sạ (kg giống/ha) Năng suất (tấn/ha)

Lý thuyết Thực tế 200 150 100 12,79 12,68 11,67 7,11 7,71 7,33 F CV (%) ns 4,03 ns 1,48

Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê

Năng suất lý thuyết được hình thành và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cấu thành năng suất như: số bông/m2, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt. Các thành phần năng suất này có quan hệ mật thiết với nhau, khi các thành phần năng suất này đạt tối hảo thì lúa sẽ đạt năng suất tối đa. Nếu một

30

trong các yếu tố này bị ảnh hưởng thì năng suất lúa cũng sẽ bị ảnh hưởng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Khả năng cho năng suất của lúa phụ thuộc rất nhiều vào các thành phần năng suất. Như vậy, để nâng cao năng suất lúa thì phải tạo điều kiện cho các thành phần năng suất đạt đến mức độ cân bằng về khả năng cho năng suất của các thành phần này (Đào Thế Tuấn, 1984). Do đó, cần phải gieo sạ với mật độ thích hợp để đảm bảo số bông/m2, tỉ lệ hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt.

3.3.2.2 Năng suất thực tế

Năng suất thực tế được trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy, năng suất biến động từ 7,11 tấn/ha đến 7,71 tấn/ha. Trong đó, nghiệm thức sạ với mật độ 150 kg giống/ha (7,71 tấn/ha), kế đến là nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha (7,33 tấn/ha) và thấp nhất là nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg giống/ha (7,11 tấn/ha). Tuy nhiên, giữa 3 mật độ sạ năng suất thực tế không có sự khác biệt qua phân tích thống kê.

Theo Trần Thị Sửu (1986) sạ với mật độ khác nhau thì cho năng suất khác nhau. Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức vẫn không có sự khác biệt nhau qua phân tích thống kê. Kết quả của Nguyễn Trường Giang và ctv. (2010) cũng cho rằng sạ với mật độ 200 kg giống/ha cho năng suất thấp nhất. Ở ĐBSCL, những nghiên cứu về mật độ sạ đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg giống/ha cho năng suất tương đương hoặc cao hơn sạ ở mật độ 200 kg giống/ha (Trịnh Quang Khương, 2010).

3.4 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế

Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.7 cho thấy, giảm mật độ sạ thì năng suất lúa có tăng lên nhưng không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức. Do đó, nghiệm thức sạ 100 kg giống/ha và nghiệm thức sạ 150 kg giống/ha sẽ giảm được một lượng giống lần lượt là 100 kg giống/ha và 50 kg giống/ha, giảm được chi phí dùng thuốc ngâm ủ giống và chi phí công sạ so với nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha. Kết quả thí nghiệm trình bày ở Bảng 3.7 cho thấy, mật độ sạ 150 kg giống/ha mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

31

Bảng 3.7 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Chỉ tiêu

Mật độ sạ (kg giống/ha)

200 (Đối chứng) 150 100

Chi phí giống giảm (đồng/ha) Chi phí công sạ giảm (đồng/ha) Thuốc ngâm giống giảm

(đồng/ha)

Năng suất (tấn/ha) Năng suất tăng (tấn/ha) Giá lúa (đồng/kg)

Tổng chi giảm (đồng/ha) Tổng thu tăng (đồng/ha)

- - - 7,11 - 5.400 - - 600.000 40.000 95.000 7,71 0,60 5.400 735.000 3.240.000 1.200.000 80.000 190.000 7,33 0,22 5.400 1.470.000 1.188.000

Lợi nhuận tăng thêm (đồng/ha) - 3.975.000 2.658.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng suất tăng = Năng suất từng nghiệm thức - Năng suất đối chứng Lợi nhuận tăng thêm = Tổng chi giảm + Tổng thu tăng

32

CHƢƠNG 4

KẾT LU N VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 KẾT LU N

Nghiệm thức sạ ở mật độ 150 kg giống/ha và 100 kg giống/ha có số hạt/bông, tỉ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt cao hơn nghiệm thức sạ ở mật độ 200 kg giống/ha.

Năng suất thực tế ở nghiệm thức sạ với mật độ 150 kg/ha là cao nhất (7,71 tấn/ha). Sạ ở mật độ sạ 150 kg/ha sẽ giảm được chi phí mua giống, thuốc BVTV, công gieo sạ khoảng 735.000 đồng/ha và mang lại lợi nhuận tăng thêm cao nhất đạt 3.975.000 đồng/ha.

4.2 ĐỀ NGHỊ

Có thể khuyến cáo nông dân tại Bình Tân – Vĩnh Long áp dụng sạ thưa với mật độ 150 kg giống/ha nhằm đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất lúa.

33

TÀI LIỆU TH M KHẢO

Akita, 1989. Improving yield potencial in tropical rice. Progress in irrigated Rice Research. IRRI. Philippines. P 13-41.

Đào Thế Tuấn, 1984. Sinh thái đồng ruộng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Đinh Thế Lộc, 2006. Giáo trình kỹ thuật trồng lúa. NXB Hà Nội.

Hill J. C., Bayer D. E., Bocchi S., and Champeet W. S. 1990. Direct seeded rice in the temperate climates of Australia, Italia and North America. Enfield N. H. (USA) and Los Banos (Philippines): Science Publishers, Inc., and IRRI. pp. 155-161.

Hiraoka H, 1996. On the progress and features in the wet seeded rice cultivation in the Mekong Delta in Vietnam. In Rice Research and Development of in Vietnam for the 21st Century.

Jennings, P.R., W.R. Coffman and H.E.Kaufman, 1979. Cải tiến giống lúa. Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế. Trường Đại học Cần Thơ. Trang 87-116. Lê Hữu Toàn, 2009. Ảnh hưởng của mật độ sạ, liều lượng phân đạm và quản lý

chất lượng nước trên đất trồng lúa ba vụ và hai vụ lúa luân canh màu đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh. Luận văn cao học-Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Trường Giang, 2005. Năng suất và lợi nhuận của phương pháp sạ hàng trong sản xuất lúa vụ Đông xuân 2002 – 2003 tại Cần Thơ. Tạp chí khoa học. Trường Đại Học Cần Thơ, tr. 23- 35.

Nguyễn Bảo Vệ, 2003. Một số yếu tố hạn chế và biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở ĐBSCL. Kỹ yếu hội thảo ”Biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở Đồng bằng Sông Cửu Long” ngày 10/01/2003 tại Khoa Nông Nghiệp-Trường Đại Học Cần Thơ, trang 1-8.

Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề và Hà Công Vượng, 1997. Giáo trình cây lương thực, tập 1 – Cây lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

34

Nguyễn Hữu Huân, 2011. Bài viết khái niệm về Ruộng lúa khỏe và mối quan hệ với dịch hại lúa. Tạp chí khoa học Nông nghiệp.

Nguyễn Ngọc Đệ, 2009. Giáo trình cây lúa. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thành Hối, 2003. Năng suất lúa Hè Thu và vấn đề ngộ độc chất hữu cơ. Kỹ yếu hội thảo ”Biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở Đồng bằng Sông Cửu Long” ngày 10/01/2003 tại Khoa Nông Nghiệp-Trường Đại Học Cần Thơ, trang 26-35.

Nguyễn Thành Hối, 2010. Đề cương bài giảng Cây lúa. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Trường Giang, 2010. Ảnh hưởng mật độ gieo sạ đến năng suất lúa MTL645 trong vụ Hè Thu năm 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học – Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Hoan, 1995. Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Văn Hoan, 2003. Cẩm nang cây lúa. Thâm canh cây lúa cao sản. Tập 1 Nhà xuất bản nông thôn.

Nguyễn Văn Luật, 2001. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Xuân Trường, 2004. Ảnh hưởng của ba mức độ vùi rơm rạ vào đất đến sinh trưởng và năng suất lúa hè thu 2003 trên đất phèn nặng xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Giang. Luận văn tốt nghiếp đại học, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD ,Đại Học Cần Thơ .Trang 15-35. Setter. T.L, M.J. Kroff, K.G. Casman and G.S Khush, 1994. Yield potential of

rice: past, present and future perspectives. IRRI. Los Banos, Philippines. 1994. P 21.

SETTER. T.L, M.J. KROFF, K.G. CASSMAN and G.S KHUSH, 1994. Yield potential of rice: past, present and future perspectives. IRRI. Los Banos, Philippines. 1994. P 21.

35

Shuichi Yoshida, 1981. Cơ sở khoa học cây lúa. IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines (Bản dịch của Trần Minh Thành – Trường Đại Học Cần Thơ).

Trần Thị Ngọc Huân, Trịnh Quang Khương, Phạm Sỹ Tân và Hiraoka, 1999. Phân tích tương quan hệ số Path năng suất và thành phần năng suất lúa sạ thẳng dưới ảnh hưởng của mật độ sạ. Tạp chí Omonrice số 7/1999, tr. 85-90.

Trịnh Quang Khương (2010), Cải thiện canh tác bằng biện pháp luân canh, điều chỉnh mật độ sạ, lượng phân đạm và quản lý nước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại Học Cần Thơ, tr 5 – 18.

Võ Tòng Xuân (1984), Đất và cây trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999. Trồng trọt-Kỹ thuật trồng lúa-Tập 3.

Nhà xuất bản Giáo dục.

WASANO K. 1987. Rice culture under the different irrigation systems in Nong wai pioneer agriculture project area of Khou Kean, Thailan, Journal of

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om5451 vụ đông xuân năm 2012 2013 tại xã tân hưng, huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 37)