Hàm lượng Amylose
Qua kết quả ở Bảng 3.8 cho thấy hàm lượng amylose của 9 cá thể ưu tú được chọn có sự chênh lệch, biến thiên trong khoảng từ 19,95-22,87%. Cá thể có hàm lượng amylose cao nhất là NK-32-1 với hàm lượng amylose là 22,87%. Nổi trội là hai cá thể có hàm lượng amylose thấp nhất chính là NK-38-5 và NK-38-8 với hàm lượng amylose lần lượt là 19,95% và 20,12%. Tất cả các cá thể được chọn đều có hàm lượng amylose thuộc phân nhóm trung bình (thang đánh giá hàm lượng amylose của IRRI, 1988).
Amylose là thành phần hóa học quan trọng nhất quyết định đến độ dẻo, tính mềm hay cứng của hạt cơm (Chang and Smorith, 1979; Juliano, 1972). Các giống lúa có hàm lượng amylose thấp, cơm mềm bóng và vẫn giữ được đặc tính này sau khi để nguội. Các giống có hàm lượng amylose trung bình khi nấu cơm và khi để nguội vẫn xốp. Các giống có hàm lượng amylose cao khi nấu cơm sẽ cứng sau khi nguội và ăn mất ngon.
Bảng 3.8 Hàm lượng Amylose (%), phân nhóm Amylose và hàm lượng Protein của các cá thể được chọn ở vụ 2
STT Tên giống/dòng Amylose (%) Phân nhóm
Amylose Protein (%) 1 NK-32-1 22,87 Trung bình 7,6 2 NK-32-3 22,00 Trung bình 9,8 3 NK-32-4 20,67 Trung bình 5,9 4 NK-38-1 21,67 Trung bình 5,5 5 NK-38-2 20,49 Trung bình 6,5 6 NK-38-3 21,73 Trung bình 7,4 7 NK-38-4 21,20 Trung bình 8,9 8 NK-38-5 19,95 Trung bình 9,2 9 NK-38-8 20,12 Trung bình 10,1
Hàm lượng protein
Mặc dù hàm lượng protein là yếu tố đóng góp cơ bản vào chất lượng dinh dưỡng của gạo (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) nhưng gạo có hàm lượng protein càng cao càng được lưu tâm trong giới tiêu dùng.
Kết quả phân tích hàm lượng protein được trình bày ở Bảng 3.8 cho thấy hàm lượng protein của các cá thể biến thiên trong khoảng 5,5-10,1%. Cá thể NK- 38-1 là có hàm lượng protein thấp nhất là 5,5% và cá thể NK-38-8 có hàm lượng protein cao nhất là 10,1%, cao hơn mức protein trung bình của gạo lức (8%) (Jennings et al., 1979). Mặc dù cá thể NK-32-3 có hàm lượng protein là 9,8%, nhưng lại có hàm lượng amylose cao ( >20%), vì vậy cá thể này không đáp ứng được với nhu cầu của thị trường hiện nay.
Phẩm chất protein của gạo tùy thuộc vào lượng protein trong hạt (Jennings et al., 1979). Ảnh hưởng của môi trường cũng rất mạnh trên sự biến thiên của lượng protein khiến cho khó nhận ra các dòng có hàm lượng protein cao có phải do di truyền hay không. Chỉ khoảng 25-50% sự biến thiên protein được đoán là do các gen điều khiển. Các nhà chọn giống đã cố gắng nâng hàm lượng protein trong các giống lúa mới nhưng rất ít thành công, bởi vì di truyền tính trạng protein trong hạt rất phức tạp và bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường mạnh mẽ (Juliano, 1972).
Chiều dài và hình dạng hạt gạo
Dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam năm 2001, phân loại số đo chiều dài hạt và tỷ lệ chiều dài/chiều rộng hạt của các cá thể do được chọn thuộc dạng hạt trung bình (Hình 3.4). Tỷ lệ dài/rộng của 9 cá thể nằm trong khoảng 2,1-2,3, trung bình là 2,2 và được đánh giá là dạng hạt trung bình được thể hiện rõ qua Bảng 3.9
Ở châu Á nhiệt đới đa số các giống lúa có hạt từ trung bình đến dài, với một vài loại rất dài rất được ưa chuộng ở Thái Lan và vài nơi khác. Ở châu Mỹ, dạng hạt dài hoặc rất dài thường được ưa chuộng hơn (Jennings et al., 1979). Chiều dài và hình dạng hạt gạo của các cá thể có sự khác biệt không đáng kể. Do chiều dài hạt gạo là tính trạng ổn định nhất, ít bị ảnh hưởng của môi trường (Ramiah et al., 1931).
Do thị hiếu về dạng hạt của từng thị trường rất thay đổi, nên tùy theo từng thị trường mà sẽ có hướng chọn giống cho phù hợp. Để cải thiện chiều dài và hình dạng hạt giống này nên dùng phương pháp lai để có được giống theo mong muốn.
Bảng 3.9 Chiều dài và hình dạng hạt gạo ở vụ 2
Chiều dài hạt gạo Dạng hạt STT Tên giống/dòng Chiều dài
(mm) Phân dạng Tỷ lệ dài/rộng Phân dạng 1 NK-32-1 5,6 Trung bình 2,1 Trung bình 2 NK-32-3 5,5 Trung bình 2,2 Trung bình 3 NK-32-4 6,0 Trung bình 2,3 Trung bình 4 NK-38-1 5,6 Trung bình 2,1 Trung bình 5 NK-38-2 5,6 Trung bình 2,2 Trung bình 6 NK-38-3 5,6 Trung bình 2,1 Trung bình 7 NK-38-4 5,6 Trung bình 2,2 Trung bình 8 NK-38-5 6,0 Trung bình 2,3 Trung bình 9 NK-38-8 6,0 Trung bình 2,3 Trung bình
Hình 3.4 Chiều dài và chiều rộng hạt gạo đại diện của các cá thể NK-32-1 và NK-38-5 ở vụ 2
Độ trở hồ và độ bền thể gel
Độ trở hồ
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), điều kiện môi trường như nhiệt độ cao trong giai đoạn chín có ảnh hưởng đến độ trở hồ. Nhiệt độ cao trong giai đoạn tạo hột sẽ làm cho tinh bột có độ trở hồ cao. Theo kết quả trình bày ở Bảng 3.10 và Hình 3.5, ta thấy các cá thể đều có độ trở hồ cao, hầu hết đều được phân nhóm cao ở cấp 3. Trong nhóm lúa có cùng hàm lượng amylose, có cùng kích và hình dạng hạt gạo, giống có độ trở hồ trung bình thì được ưa thích hơn.
Độ trở hồ là một tính trạng biểu thị nhiệt độ cần thiết để gạo hóa thành cơm và không hoàn nguyên (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000). Độ trở hồ thấp không
NK-32-1
liên hệ chặt chẽ với hàm lượng amylose cao, thấp hay trung bình. Gạo đạt được phẩm chất tối hảo nếu có độ trở hồ trung bình (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).
Bảng 3.10 Độ trở hồ và độ bền thể gel của các cá thể được chọn ở vụ 2
Độ trở hồ Độ bền thể gel STT Tên giống/dòng Cấp Phân nhóm Cấp Phân nhóm 1 NK-32-1 3 Cao 3 Mềm 2 NK-32-3 3 Cao 3 Mềm 3 NK-32-4 3 Cao 3 Mềm 4 NK-38-1 3 Cao 3 Mềm 5 NK-38-2 3 Cao 3 Mềm 6 NK-38-3 3 Cao 3 Mềm 7 NK-38-4 3 Cao 3 Mềm 8 NK-38-5 3 Cao 3 Mềm 9 NK-38-8 3 Cao 3 Mềm Hình 3.5 Độ trở hồ của 2 cá thể NK-38-5 và NK-38-8 Độ bền thể gel
Tương tự độ trở hồ, thông kết quả số liệu được trình bày Bảng 3.10, cho thấy trong các cá thể đạt độ bền thể gel cấp 3 thuộc phân nhóm mềm. Đều này khá phù hợp với kết quả hàm lượng amylose có trong các cá thể được thể hiện qua Bảng 3.8 vì theo Vương Đình Tuấn (2001), độ bền thể gel và hàm lượng amylose có liên quan chặt chẽ với nhau. Gạo có hàm lượng amylose thấp thường có thể có gel mềm (Jennings et al., 1979).
Hình 3.6 Độ bền thể gel của 3 cá thể NK-32-1, NK-38-5 và NK-38-8 ở vụ 2 3.3.4 Kết quả điện di protein SDS-PAGE ở vụ 2
Tiến hành kiểm tra độ thuần của hai dòng NK-38-5 và NK-38-8 ở vụ 2, bằng phương pháp điện di protein tổng SDS-PAGE, mỗi dòng 5 giếng.
Giếng 1, 2, 3, 4, 5: 5 cá thể của dòng NK-38-5; Giếng 6, 7, 8, 9, 10: 5 cá thể của dòng NK-38-8 (Cá thể được đánh dấu (*) là không được đánh giá)
Hình 3.7 Phổ điện di protein tổng của dòng NK-38-5 và NK-38-8
Giếng 1 2* 3 4 5 6 7 8 9 10 Waxy 60 KDa Proglutelin 57 KDa α-glutelin 37-39 KDa β-glutelin 22-23 KDa Globulin 26 KDa Prolamin 16 KDa Prolamin13 KDa NK-32-1 NK-38-5 NK-38-8
Qua kết quả điện di tổng số ở hai dòng được trình bày ở Hình 3.7 thấy rằng, tất cả các band giếng trong một dòng ăn màu tương đối đều nhau. Chứng tỏ dòng NK-38-5 và NK-38-8 đã thuần về mặt di truyền. Các band Waxy ăn màu tương đối nhạt, cho thấy hàm lượng amylose của các dòng thấp. Vì theo Võ Công Thành và Phạm Văn Phượng (2004), sự thể hiện band Waxy trên gel có sự tương quan với hàm lượng amylose. Hàm lượng protein của các cá thể trong hai dòng cao được thể hiện rõ qua band α-glutelin 37-39 KDa, hầu hết tất cả các band đều ăn màu đậm với thuốc nhuộm CBBR-250.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN
Kết quả sau 2 lần tự thụ, đã chọn được hai dòng NK-38-5, NK-38-8 có phẩm chất tốt và có khả năng chịu mặn cao (8-10‰).
Dòng NK-38-5 ở vụ 2: Có thời gian sinh trưởng 168 ngày thuộc phân nhóm B (lớn hơn 120 ngày), hàm lượng protein 9,20%, hàm lượng amylose 19,95%, độ trở hồ cấp 3, độ bền thể gel trung bình, có dạng hạt trung bình.
Dòng NK-38-8 ở vụ 2: Có thời gian sinh trưởng 166 ngày thuộc phân nhóm B (lớn hơn 120 ngày), hàm lượng protein 10,10%, hàm lượng amylose 20,12%, độ trở hồ cấp 3, độ bền thể gel trung bình, có dạng hạt trung bình.
4.2 ĐỀ NGHỊ
Đưa hai dòng NK-38-5 và NK-38-8 trở lại Bến Tre để sản xuất nhằm tuyển chọn, đánh giá và so sánh với giống lúa Nàng Keo tại địa phương.
Trồng thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và khả năng kháng rầy để tìm ra các cá thể trong quần thể đang sản xuất tại địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang. (2003). Cở sở di truyền tính chống chịu đối với môi trường của cây lúa. Nhà xuất bản (NXB) Nông nghiệp thành phố HCM.
Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang. (2000). Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu. Viện Lúa ĐBSCL, 78 trang.
Đinh Thế Lộc. (2006). Giáo trình kỹ thuật trồng lúa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Lê Thị Dự (2000). Nghiên cứu và khai thác nguồn vật liệu khởi đầu trong công tác
chọn tạo giống lúa cho vùng thâm canh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận án Tiến sĩ khoa học Nông Nghiệp, Viện KHKTNN Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề và Hà Công Vượng. (1997). Giáo trình cây lúa. NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 102 trang.
Nguyễn Ngọc Đệ. (2008). Giáo trình cây lúa. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Phúc Hảo. (2010). Tạo dòng lúa thơm kháng rầy nâu, có năng suất cao và phẩm chất tốt. Luận án Thạc sĩ Khoa học chuyên ngành Trồng Trọt. Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Phước Đằng. (2010). Bài giảng Chọn giống cây trồng. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thạch Cân. (1997). Phân tích một vài tính trạng liên quan đến tính chống chịu sự thiếu lân của 6 giống lúa. Luận án thạc sĩ Nông học, trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Lang. (1994). Nghiên cứu một số ưu thế lai của một số tính trạng sinh lý và năng suất lúa. Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Nông Nghiệp, Viện khoa học Nông Nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Thị Mỹ Phương. (2006). So sánh năng suất và phẩm chất của 10 giống/dòng lúa thơm vụ Đông Xuân năm 2004 tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp, trang 4-12.
Nguyễn Văn Bo. (2010). Ảnh hưởng của Calcium lên sinh trưởng và dinh dưỡng của cây lúa trên đất nhiễm mặn. Luận văn thạc sĩ Khoa học nông nghiệp.
Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen. (2004). Giáo trình côn trình nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Phạm Thị Phấn. (1999). Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày cho vùng canh tác lúa tôm và thuần lúa ở vùng nhiễm mặn ven biển Sóc Trăng và Bạc Liêu. Luận án thạc sĩ Khoa học Nông học. Trường Đại học Cần Thơ.
Tiêu chuẩn Việt Nam. (2001). Trang 104-105.
Tổng Cục Thống Kê. (2012). Niên giám thống kê. NXB Thống Kê-Hà Nội.
Trần Hữu Phúc. (2008). Tuyển chọn hai dòng lúa mùa Một Bụi Đỏ và Tép Hành có chất lượng năng suất và chống chịu sâu bệnh. Tủ sách thư viện khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng, Đại học Cần Thơ.
Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long Trường Đại Học Cần Thơ. (1982). Tập đoàn giống lúa mùa địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Lưu hành nội bộ.
Võ Công Thành và Phạm Văn Phượng. (2004). Một số kết quả ứng dụng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE trong công tác chọn lựa giống lúa chất lượng cao. Tủ sách Đại học Cần Thơ, 176 trang.
Võ Công Thành. (2003). Giáo trình kỹ thuật điện di. Tủ sách Đại học Cần Thơ, 70 trang.
Võ Tòng Xuân (chủ biên dịch) (1979). Cải tiến giống lúa. Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ.
Vũ Đình Hòa, Vũ Văn Liết và Nguyễn Văn Hoan. (2005). Giáo trình chọn giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 101-112
Vương Đình Tuấn. (2001). Một số đặc điểm hóa học, di truyền và công nghệ sinh học của lúa thơm. Tài liệu tham khảo lớp tập huấn chọn tạo giống lúa, Viện lúa ĐBSCL, trang 25-42.
Yoshida, S. (1981). Trần Minh Thành (dịch). Cơ sở cây lúa. Viện Nghiên cứu Lúa Gạo Quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ. Trang 3-7.
TIẾNG ANH
Akbar, M. (1975). Water and chloride absorption in rice seedings. J. Agric. Res.13 (1). pp. 277-284.
Akbar, M., T. Yubano and S. Nakao. (1972). Breeding for Saline-resitant Varieties of Rice: I. Variability for Salt Tolerance among Some Rice Varieties. Japan. J. Breed. Vol. 22. No. 5. pp. 277-284.
Akita, S. (1986). Physiological bases of differential response to salinity in rice cultivars. Paper presented in Project Design Workshop for Developing a Collaborative Research Program for the Improvement of Rice Yields in Problem Soils. IRRI, Los Banos, Philippines.
Bollich, C. N. (1957). Inheritance of several economic quantitive characters in rice Research. IRRI, Philippines. pp. 47-73.
Campang G. B. and F. M. Rodriguez. (1980). Methods analysis for screening crops of appropriate qualities.
Clarkson, D.T. and J.B. Hason. (1980). The mineral nutrition of higher plant. Annual Review, Plant physiology 31: 239.
Devit. D, W. M. Jarreli and K. L. Stevens. (1981). Sodium-potassium ratios in soil solution and plant response under saline condition. Soil Sci Soc Amer J 45: 80- 86.
Gain, P., M. A. Mannan, P. S. Pal, M.M. Hossain and S.Parvin. (2004). Effect of Salinity on Some Yield Attributes of Rice, Pakistan Journal of Biological Sciences 7 (5). pp 760-762.
IRRI. (1979). Proceedings of the Workshop on Chemical aspects of rice grain quality.
IRRI. (1988). Standard evaluation system for rice, Los banos, Laguna, Philippines, 3nd. pp. 1-53.
IRRI. (1996). Standard evaluation system for rice, International Rice Research Institute, P.O. Box 993, Manila 1099, Philipines.
IRRI. (1997). Screening rice for salinity tolerance, International rice Reseach Institute, P.O. Box 993, Minila 1099, Philipines.
Javed, A.S and M. F. A. Khan (1975). Effect of sodium chloride and sodium sulphate on IRRI rice, J. Agric. Res. 13. pp 705-710.
Jennings, P.R., W.R. Coffman and H.E Kauffman. (1979). Rice improvement. IRRI. Philipines. pp 31 – 35.
Korkor. S.A and R.M. Abdel-All. (1974). Effect of total salinity and type of salts on rice crop. Agric Res Rev 52 (5): 73-78.
Martinez, V. and A. Lauchi. (1993). Effect of Ca2+ on the salt stress response of barley roots as observed by vivo 31P-nuclear magnetic resonance and in vitri analysis. Planta,1909. pp 519-524.
Mass. E. V and G. J. Hoffman. (1977). Crop salt tolerance-current assessment. J. Irrig. Drainage Div. ASCE. 103, 103 Proc. pap. 12993. 73
Person, G.A., A.D. Ayers and D.L.Eberhard. (1966). Relative salt tolerance of rice during germination and early seedling development. Soil Sci,102. pp 151-156. Ponnamperuma FN. (1984). Role of cultivar tolerance in increasing rice production in
saline lands. Stretegies for crop improvement. John Wiley and Sons. New York. pp 443.
Ramiah. K, S. Jobirthraz and S. D. Mudarliar. (1931). Inheritance characters in rice. Part IV. Mem. Dept. Agr. India Botani Sci 18. pp 229-259.
Saneoka, H., C. Nagasaka, D. T. Hahn, W. Yang, G.S. Premachandra, R. J. Joiy, D. P. Schactman and R.Munns. (1992). Sodium accumulation in leaves of Triticum species that different in salt tolerance. Aust. J. Plant Physiol. 19. pp 331-340.
Shalhevet, J. (1995). Root and shoot growth responses to salinity in maize and soybean. Agron. J.87. pp 512-516.
Tagawa, T. and N. Ishizaka (1965). Physiological studies on the tolerance of rice plants to salinity.7. Osmotic adaptability of rice plants to hypertonic saline media, In Japanese, English summary. Proc. Crop Sci. Soc. Jpn.33. pp 214-220 Tang, S.X., gs. Khush ang B.O Juliano. (1991). Gentics of gel consistency in rice.