Sự tổng hợp của các xung hình thang và xung tam giác

Một phần của tài liệu kỹ thuật xử lý xung số dpp cho hệ đo gamma nai(tl) (Trang 31)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.1. Sự tổng hợp của các xung hình thang và xung tam giác

Trong các hệ phổ kế nói chung, tín hiệu ra từ hệ detector – tiền khuếch đại được truyền qua mạch lọc sơ bộ (mạch khử cực zero, mạch vi phân CR) tạo ra một xung với thời gian tăng ngắn được theo sau bởi đuôi mũ dài. Trong phần nghiên cứu dưới đây, chúng tôi giả sử loại tín hiệu vào này có biên độ chuẩn hóa bằng một và hằng số thời gian suy giảm là τ, đồng thời thời gian tăng của xung là rất ngắn. Hình 2.2 phát thảo một xung vào dạng mũ điển hình.

Hình 2.2. Xung vào dạng mũ

Cần phát triển một giải thuật chuyển xung mũ vào này thành một xung ra có dạng hình thang đối xứng. Đầu tiên chúng tôi sẽ phân tích trong miền thời gian liên tục, sau đó áp dụng kết quả vào miền thời gian gián đoạn.

Tín hiệu ra s(t) của hệ tuyến tính bất biến thời gian được cho bởi tích phân tích chập s(t) = ∫ 𝜈(𝑡′)ℎ(𝑡 − 𝑡′)𝑑𝑡′−∞+∞ (2.1)

Đỉnh bằng

Bờ tăng Độ cao = Năng lượng

VỊ TRÍ ĐỈNH HÌNH THANG

Thời gian (bin x 2048 ns)

B iê n đ ộ (k ênh)

30

với ν(t)là tín hiệu vào và h(t)là đáp ứng xung của hệ. Đối với xử lý tín hiệu thời gian thực, tín hiệu ra tại một thời điểm cho trước chỉ phụ thuộc vào những giá trị của tín hiệu vào tính từ thời điểm hiện tại trở về trước. Do đó cận trên của tích phân trong phương trình (2.1) có thể được giới hạn tại thời điểm t. Mục đích của chúng tôi là tìm ra một hệ nhân quả (causal function) với đáp ứng xung hạn định mà khi được sử dụng vào phương trình (2.1) sẽ cho kết quả là chuyển một tín hiệu vào dạng mũ thành tín hiệu ra dạng bậc thang. Hàm tích chập phải đơn giản và thực tế dễ thực hiện.

Một phần của tài liệu kỹ thuật xử lý xung số dpp cho hệ đo gamma nai(tl) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)