Kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu Bài giảng môn kiểm toán (Trang 49 - 50)

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN 5.1 Mục tiêu và trình tự tổ chức công tác kiể m toán

5.4. Kết thúc kiểm toán

Để kết thúc kiểm toán cần đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Đối với loại hình kiểm toán tài chính để có thể đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán thì KTV cần phải tiến hành hàng loạt công việc cụ thể trong giai đoạn kết thúc kiểm toán.

Những công việc này gồm: xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, xem xét giả thuyết về tính liên tục trong hoạt động của đơn vị, thu thập thư giải trình của Ban giám đốc đơn vị, tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán

- Kết luận kiểm toán là sự khái quát kết quả thực hiện các chức năng kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán cụ thể. Vì vậy để kết luận kiểm toán phải bảo đảm yêu cầu cả về nội dung cũng như tính pháp lý.

- Về nội dung: kết luận kiểm toán phải phù hợp đầy đủ.

- Tính pháp lý của kết luận trước hết đòi hỏi những bằng chứng tương xứng theo yêu cầu của các quy chế chuẩn mực và luật pháp.

Để bảo đảm các yêu cầu pháp lý, trong kiểm toán tài chính kết luận kiểm toán được qui định thành chuẩn mực với 4 loại phù hợp với các tình huống cụ thể:

+ Ý kiến chấp nhận toàn bộ được sử dụng trong tình huống các bảng khai tài chính trung thực, rõ ràng và lập đúng chuẩn mực kế toán.

+ Ý kiến loại trừ được sử dụng khi có những điểm chưa xác minh được rõ ràng hoặc còn có những sự kiện hiện tượng chưa thể giải quyết xong trước khi kết thúc kiểm toán.

+ Ý kiến từ chối được đưa ra khi không thực hiện được kế hoạch hay hộp đồng kiểm toán do điều kiện khách quan mang lại, thiếu điều kiện thực hiện, thiếu chứng từ tài liệu kế toán…

Báo cáo hoặc biên bản kiểm toán là hình thức biểu hiện các chức năng kiểm toán và thể hiện kết luận kiểm toán.

Biên bản kiểm toán thường được sử dụng trong kiểm toán nội bộ hoặc trong từng phần kiểm toán báo cáo tài chính. Biên bản kiểm toán thường cần các những yếu tố cơ bản sau:

- Khái quát lý do kiểm toán

- Nêu cụ thể cơ cấu, chức trách của những người tham gia

- Khái quát quá trình kiểm toán đặc biệt những diễn biến không bình thường - Tổng hợp kết quả kiểm toán.

- Kết luận kiểm toán - Nêu kiến nghị

- Ghi rõ thời gian lập biên bản

Một phần của tài liệu Bài giảng môn kiểm toán (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)