Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn kiểm toán (Trang 40 - 44)

CHỌN MẪU ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN CỤ THỂ 4.1 Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán

4.4. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ

Kĩ thuật chọn mẫu được sử dụng phổ biến đối với các thử nghiệm cơ bản là chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ là cách chọn lấy một đơn vị tiền tệ (1USD, 1 VNĐ, ..) làm đơn vị tổng thể. Do vậy, tổng thể sẽ là tổng số tiền lũy kế của đối tượng kiểm toán và đơn vị mẫu cũng sẽ là từng đơn vị tiền tệ cụ thể.

Đặc điểm cơ bản của kĩ thuật lấy mẫu này là nếu khoản mục nào có số tiền càng lớn (chứa đựng càng nhiều đơn vị tổng thể) thì càng có cơ hội được chọn. Tất nhiên, với đòi hỏi tính chính xác cao khi xem xét đến tiền tệ, đặc biệt trong trường hợp có nhiều sai lầm trong quần thể thì kích cỡ mẫu chọn thong thường cần phải lớn. Tuy nhiên, nếu trường hợp các khoản mục có xu hướng khai giảm giá trị thì việc áp dụng phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ là không phù hợp.

Kĩ thuật chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cũng sử dụng các cách chọn như chọn mẫu dựa theo Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu dựa trên chương trình máy tính và chọn mẫu hệ thống.

Chn mu da trên bng s ngu nhiên

Giả sử cần chọn 5 khoản mục để kiểm toán số dư các khoản phải thu của một đơn vị 20 khoản mục có số dư cụ thể và được cộng dồn trong Bảng 7.5

Bảng số 7.5. Số dư các tài khoản phải thu của đơn vị được cộng dồn (Đơn vị tính: triệu đồng )

Số TT tài khoản Số dư trên sổ Số tiền cộng dồn Số TT tài khoản Số dư trên sổ Số tiền cộng dồn 1 654 654 11 3.4 6.580 2 1.854 2.508 12 190 6.770 3 190 2.698 13 106 6.876 4 373 3.071 14 64 6.940 5 501 3.572 15 120 7.060 6 333 3.905 16 100 7.160 7 1.115 5.020 17 18 7.178 8 378 5.398 18 102 7.280 9 152 5.550 19 120 7.400 10 726 6.276 20 160 7.560

Các phần tử nằm trong tổng thể được chọn là số tiền từ 654 đến 7.560 . Chúng ta cũng áp dụng các bước như đã trình bày ở phần trên đối với chọn mẫu dựa trên Bảng số ngẫu nhiên Việc định lượng cho đối tượng kiểm toán ở đây coi như đã thực hiện vì mỗi khoản mục đều được gắn với một số duy nhất đó chính là các số tiền cộng dồn tương ứng . Vì hệ thống số duy nhất là số gồm 4 chữ số do vậy ở đây kiểm toán viên phải quyết đinh lấy 4 chữ số đầu hay 4 chữ số cuối của số ngẫu nhiên trong bảng để có được mối quan hệ giữa số duy nhất với số ngẫu nhiên .

Giả sử kiểm toán viên lấy 4 chữ số cuối của số ngẫu nhiên. Lộ trình chọn mẫu mà kiểm toán viien quyết định cho trường hợp này giả sử từ trên xuống xuôi theo cột và từ trái qua phải. Điểm xuất phát ngẫu nhiên kiểm toán viên chọn được là dòng 11 cột 2 (số giao nhau giữa dòng 11 và cột 2 là 9.578). Theo đó, số 9.578 này vượt quá phạm vi của đối tượng chọn (654, 7560) do vậy loại bỏ số này và bắt đầu chọn theo lộ trình đã xây dựng ta được các số ngẫu nhiên 0961; 3.969; 1.129; 7.336; và 2.765. Các số dư cần kiểm toán (suy ra từ số ngẫu nhiên chọn được theo cách lấy số cận kề trên số ngẫu nhiên ) sẽ bao gồm:

Số ngẫu nhiên được chọn

Số cộng dồn suy ra Số dư tài khoản Số Thứ tự khoản mục 0961 2.508 1.854 2 3.969 5.020 1.115 7 1.129 2.508 1.854 2 7.336 7.400 120 19 2.765 3.071 373 4

Qua kết quả trên cho ta thấy mẫu chọn được thường rơi vào các khoản mục có số tiền lớn. Trong cách chọn trên, khoản mục 2 được lựa chọn vào mẫu 2 lần. Nếu kiểm toán viên không chấp nhận mẫu lặp lại thì loại bỏ ra và tiếp tục chọn theo hành trình đã xây dựng cho đến khi chọn đủ 5 khoản mục.

Chn mu theo h thng đơn v tin t

Chọn mẫu hệ thống theo đơn vị tiền tệ cũng có trình tự giống như trình tự phương pháp này trong chọn mẫu theo đơn vị hiện vật ngoại trừ khoảng cách mẫu cũng được tính theo tiền tệ. Chẳng hạn, trong ví dụ trên, nếu lấy khoảng cách đều thì khoảng cách mẫu k = (7.560 - 654)/5 = 1381.2 (theo nguyên tắc làm tròn xuống thành 1381). Phần tử thứ nhất m1được chọn sẽ nằm trong khoảng từ x1 = 654 và x1 + k = 654 + 1.381, giả sử m1 chọn được một khoảng cách ngẫu nhiên là 756, thì các số tiếp theo sẽ là m2 = 2.137, m3 = 3.518, m4 = 4899 và m5 = 6.280. Các số cộng dồn tương ứng với các số ngẫu nhiên chọn được (lấy số lũy kế lớn hơn kề nó) sẽ là 2.508; 2.508 (bỏ vì trùng lặp); 2.698; 3.572; 5.020 và 6.580. Các số dư được kiểm toán sẽ là 1.854(khoản mục 2); 190 (khoản mục 3); 501 (khoản mục 5); 1.115(khoản mục 7) và 304 (khoản mục 11).

Khác với chọn mẫu theo đơn vị tự nhiên, chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ đã chú ý tới quy mô (một biểu hiện của tính trọng yếu) nên đã khắc phục được nhiều nhược điểm của phương pháp này trong chọn mẫu theo đơn vị hiện vật. Do vậy, trong chọn mẫu, phương pháp chọn mẫu kiểm toán theo đơn vị tiền tệ được ứng dụng khá rộng rãi.

Chương trình vi tính cũng được ứng dụng rộng rãi cho chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ, tất nhiên với những chương trình riêng.

Kết quả chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ dựa theo Bảng số ngẫu nhiên đã cho thấy, các đơn vị mẫu được chọn thường là những khoản mục có số dư lớn, đặc biệt là trong trường hợp có bước nhảy đột biến về mặt lượng (tiền). Vì vậy trong những trường hợp các khoản mục trong tổng thể có tính giống nhau (tiền, hàng tồn kho,…) thì các phần tử mẫu chọn có tính đại diện cao đó tập trung vào những khoản mục trọng yếu. Ngược lại, trong các trường hợp các khoản mục không đồng nhất về tính trọng yếu biểu hiện qua số tiền thì chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ có thể không phát huy được ưu việt nói trên. Đặc biệt trong trường hợp các khoản mục có giá trị bằng 0 sẽ không có cơ hội được chọn ngay cả khi nó đã bị xuyên tạc. Tương tự như vậy, các khoản mục có giá trị nhỏ, nếu chúng là sai phạm xảy ra ở mức đáng quan tâm, thì cần tiến hành kiểm toán riêng cho số dư nhỏ hoặc bằng 0.

Một vấn đề khác cũng cần phải quan tâm đó là tình huống các số dư nhỏ hơn 0 (kể cả dư có của các khoản phải thu hoặc dư Nợ các khoản phải trả). Trong trường hợp này, nếu đưa vào mẫu chọn, số phải xử lý vào số cộng dồn phải là số tuyệt đối song sẽ rất phức tạp trong đánh giá. Vì vậy, trong những trường hợp đặc biệt này thì chúng cần được kiểm tra riêng hoặc dùng các phương pháp khác để chọn mẫu kiểm toán.

CHƯƠNG 5

T CHC CÔNG TÁC KIM TOÁN 5.1. Mục tiêu và trình tự tổ chức công tác kiểm toán

Một phần của tài liệu Bài giảng môn kiểm toán (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)