Các loài cua

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học rừng ngập mặn tỉnh sóc trăng (Trang 33)

Nhóm cua (Brachyura) là đối tượng hoạt động mạnh mẽ nhất trong RNM. Hoạt động dinh dưỡng của cua giúp duy trì cân bằng sinh thái, điều chỉnh mật độ các loài trong quần xã sinh vật. Thức ăn của cua rất đa dạng gồm lá cây ngập mặn còn tươi, trầm tích trong nền đáy, ăn mùn bã hữu cơ đang phân hủy của chuỗi và lưới thức ăn mở đầu bằng vụn hữu cơ, khép kín chu trình tuần hoàn vật chất và góp phần vào việc làm sạch môi trường. Đồng thời chúng cũng là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động vật khác trong RNM.

Đào hang trong nền đáy là tập tính của hầu hết các loài cua để hoạt động sống và tự vệ, đã góp phần thay đổi pH giữa các lớp sâu và bề mặt nền đáy, lắng đọng trầm tích, giữ nước và làm thông thoáng nền đáy sau khi thủy triều rút. Ngoài ra còn tạo nơi cư trú an toàn cho ấu trùng và con trưởng thành của nhiều loài sống trong nước và trong nền đáy sàn rừng ngập mặn.

Do thời gian thu mẫu ngắn nên chúng tôi chỉ bắt được một số loài còng cua, chúng tôi có sử dụng thêm một số mẫu của cô Nguyễn Thị Thu Hương (đã thu trước đó) để làm phong phú thêm bộ sưu tập mẫu động vật. Sau đây là một số loài còng cua phổ biến trong khu vực chúng tôi tham quan:

Hình 3.25. Còng xanh Uca urvillei, con đực (A)và con cái (B)

Hình 3.27. Còng nửa càng tím Uca dussumieri

Hình 3.28. Còng xanh càng vàng Uca paradussumieri

Hình 3.29. Dã tràng Dotilla wichmanni

Hình 3.30. Còng gió Ocypode sp.

Càng Còng gió tươi có thể nấu riêu ăn rất ngon, ngọt, thơm và sánh hơn cua đồng. Hoặc luộc chín, tuy to cở ngón chân cái, nhưng vỏ mềm, thịt ngọt và chắc, vị hơi mặn và thơm hơn thịt cua biển.(theo mientayonline.net)

Hình 3.31. Cua biển Scylla olivacea

Cua biển trưởng thành sống trong các vùng cửa sông ven biển, trong các khu vực bãi lầy RNM. Cua sống trong RNM đạt kích thước khoảng 7 – 10 cm chiều rộng mai, trước mùa sinh sản cua di cư ra vùng biển ven bờ, lột xác sau đó giao phối. Cua mẹ đẻ trứng, ấp trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng theo thủy triều vào dần RNM. Chúng thường đào hang sâu dưới gốc cây RNM. Là loài có giá trị kinh tế và được nuôi phổ biến, nguồn giống chỉ được khai thác trong tự nhiên bằng bắt thủ công. Thịt ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, chế biến thành rất nhiều món ăn rất tốt cho sức khỏe.

không chừa khoảng trống nào. Hiện tượng này xuất hiện khoảng 3 ngày rồi đạo quân ba khía tự tan đàn, tản mác và chờ "hội" năm sau đến hẹn lại lên. (theo tiengiang.gov.vn)

Thịt ba khía ngọt, thơm, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, phổ biến là làm mắm, gần đây người ta còn sử dụng ba khía tươi chế biến thành nhiều món như ba khía rang me, ba khía luộc gừng, đến ba khía xào Tứ Xuyên, chiên giòn, hấp bia.

Hình 3.33. Chù ụ Neosarmatium smithi

Chù ụ có hình dáng bên ngoài ù lì hơn, di chuyển cũng chậm chạp hơn ba khía - điều

này hợp tên gọi của nó. Loài này đào hang quanh gốc cây đước, mắm, ăn lá tươi của những

cây này. Có nhiều cách chế biến món ăn, đơn giản nhất là nướng trên vĩ than, chấm muối ớt, chiên giòn và sốt me, cũng có thể luộc hoặc hấp bia.

Hình 3.34. Chù ụ tròn tím Sarmatium germaini

Hình 3.36. Còng mày xanh (?)

Hình 3.39. Gẹm Varuna litterata

Hình 3.40. Rạm Metopograpsus latifrons

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học rừng ngập mặn tỉnh sóc trăng (Trang 33)