Các loài cá

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học rừng ngập mặn tỉnh sóc trăng (Trang 27)

Cá thòi lòi - Periophthalmus schlosseri

Cá thòi lòi giá trị kinh tế không cao bằng các loài cá khác, nhưng nó mang đậm dấu ấn và nét đặc trưng của RNM. Đây là loài cá đặc biệt, vừa sống được trên bờ vừa sống được dưới

Cá thòi lòi thường chọn nơi “hiểm” để đào hang trú ẩn như các lùm cây, kẹt rễ um tùm. Hang của chúng có thể sâu đến 2m với nhiều ngóc ngách. Khi còn nhỏ, cá thòi lòi thích sống ở bãi bùn, khi lớn lên thì đào hang ở bãi bùn cao, ở dưới tán rừng đước, rừng mắm hay rừng dừa nước.

Thông thường, người ta bắt cá thòi lòi theo hai cách: Dùng cần câu để câu vào ban ngày và dùng đèn để soi cá vào ban đêm. Cá thòi lòi có thể lớn bằng cổ tay trẻ em, nặng 100 – 400g. Thịt dai, thơm và ngọt, đem kho khô hoặc luộc cơm mẻ hay nấu canh chua ăn ngon như thịt cá lóc đồng. Theo người dân tại các vùng có cá thòi lòi sinh sống thì những con cá thòi lòi to cỡ 300-400g càng ngày càng hiếm gặp do tốc độ đánh bắt quá nhanh. Nếu không có những biện pháp kiểm soát, trong tương lại không xa loài cá này có thể đối mặt nguy cơ suy giảm số lượng ở Việt Nam.

Cá bống sao - Boleophthalmus boddarti

Về đặc tính và hình dáng, cá thòi lòi và cá bống sao rất giống nhau, chỉ có điều cá bống sao nhỏ con hơn, thường là bằng ngón tay cái, vảy bống sao có nhiều đốm xanh li ti giống như những chòm sao, chỉ sống trên bãi bùn ngoài trống, còn cá thòi lòi thì sống ở bãi trống và cả trong bụi rậm. Vì trữ lượng cá không nhiều nên bà con ngư dân mỗi khi đánh bắt được chỉ mang bán cho người địa phương, người thành thị ít ai được thưởng thức loại cá này.

Cá bống sao thịt màu hồng, săn chắc. Nếu mổ ruột sẽ thấy lá gan to màu hồng, khi nấu chín có vị béo, bùi và nhân nhẩn đắng do mật tiết ra. Cá bống sao ngon nhất là kho với sả ớt và nấu canh chua trái bần.

(A)

(B)

(C)

Hình 3.15. Cá thòi lòi đang bắt tôm tít (A); ở miền Tây Nam bộ, cá thòi lòi là một món đặc sản, được đánh bắt và bày bán ở nhiều chợ (B). Chúng có thể được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn (C).

(http://fa.wikipedia.org) (http://www.projectnoah.org)

Hình 3.16. Cá bống sao kiếm ăn trên bãi bùn lầy

Cá kèo biển - Parapocryptes serperaster

Thường phân bố ở vùng bãi bồi ven biển, đặc biệt là nơi có rừng ngập mặn. Thịt cá thơm ngon và có giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay cá kèo đang được nuôi ở nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL, tuy nhiên nguồn giống chỉ được bắt từ tự nhiên. Mùa cá kèo giống kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (âm lịch). Giá cá kèo giống dao động từ 1,8-3 triệu đồng/kg nên thu nhập của người bắt cá kèo là rất cao. Nguồn lợi cá kèo giống trên vùng biển Sóc Trăng khá dồi dào. Đây được xem là dấu hiệu tích cực từ sự phục hồi và phát triển hệ thống rừng phòng hộ ven biển của tỉnh.

Cá chét - Eleutheronema tetradactylum

Đây là loài cá nuôi có giá trị thương phẩm cao sống ở tầng đáy vùng ven biển, tạo thành các đàn cá lẻ nhỏ.

Hình 3.18. Cá chét (www.marnex.net)

Cá lưỡi trâu - Cynoglossus robustus

Hình 3.19. Cá lưỡi trâu (http://mayatan.web.fc2.com)

Cá ngát - Plotosus canius

Là một trong những loài cá giá trị cao, thịt cá thơm ngon, kích cỡ lớn và có nhiều giá trị dinh dưỡng. Cá ngát có khả năng sinh sống trên sông rạch nước lợ và cả những vùng nước ngọt. Một số loài trong họ cá ngát có nọc độc từ gai, khi bị đâm có thể gây ra những vết thương nguy hiểm cho con người. Chúng là các loài cá ăn đáy và thường sử dụng râu để phát hiện thức ăn. Cá ngát có tập tính làm hang, hang thường rất sâu và có từ 2 đến 8 nghách. Trong mỗi hang thường có một cặp cá. Hang thường được đào ở ven bờ cách mặt nước lúc thủy triều xuống khoảng 30cm.

Mùa sinh sản chính của cá ngát là từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Cá ngát trong tự nhiên sinh sản một lần trong năm tập trung sinh sản vào mùa mưa nhưng mùa vụ sinh sản của cá có thể kéo dài đến đầu năm sau. Cá ngát bố mẹ có thể cho sinh sản với kích cỡ trung bình 1-1,5kg. Bãi đẻ của chúng là ở vùng cửa sông, sau khi đẻ xong một phần cá con bơi ngược lên vùng nước ngọt sinh sống. Cá ngát sống trong nước ngọt lớn nhanh hơn cá ngát sống tại vùng nước lợ. Và những thành công về nhân giống đã mở ra triển vọng lớn cho nghề nuôi thủy sản ở các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong điều kiện nguồn lợi cá tự nhiên đang suy giảm do đánh bắt quá mức.

Hình 3.20. Cá ngát (http://fugupuff-fugupuff.blogspot.com)

Cá đối – Mugil cephalus

Cá đối là loài rộng muối, chúng có thể sống và sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ, lợ mặn và nước mặn. Cá đối có tập tính sống quần đàn, và tập tính này thể hiện mạnh nhất vào mùa sinh sản, cá thường tập trung thành từng bầy lớn di cư ra các vùng nước sâu ngoài biển để sinh sản. Mùa sinh sản của cá thường kéo dài từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau. Cá đối đạt tới thành thục sinh sản vào 3 năm tuổi. Trứng cá và ấu trùng mới nở thường trôi dạt ngoài khơi vào một thời gian nào đó trong năm (các tháng thuộc mùa sinh sản) và cá bột xuất hiện theo mùa ở vùng cửa sông nơi được coi như các bãi ương cho cá giống.

10mm

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học rừng ngập mặn tỉnh sóc trăng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)