Giải pháp về chính sách pháp luật

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý, sử dụng đất của một số tổ chức trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 76)

2. Mục đích, yêu cầu

3.4.1. Giải pháp về chính sách pháp luật

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý trong sử dụng đất của các tổ chức được giao, cho thuê tránh sử dụng lãng phí và đặc biệt có tác động xấu đến môi trường xung quanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

- Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất như lấn chiếm, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng trái phép; kiên quyết thu hồi đất đối với các trường sử dụng đất sai mục đích, các trường hợp lấn chiếm, các trường hợp chưa đưa vào sử dụng đúng tiến độ hoặc để hoang để chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp, giao cho chủ đầu tư có nhu cầu và đủ năng lực đầu tư nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên này.

- Đẩy nhanh công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gắn với việc lập hồ sơ quản lý đầy đủ, chặt chẽ; Phân định ranh giới sử dụng đất rõ ràng ngoài thực địa để tránh việc tranh chấp, lấn chiếm và bị lấn chiếm. Đặc biệt là ranh giới, mốc giới của các tổ chức nông lâm trường Quốc doanh.

- UBND các xã, phường, thị trấn phải công khai danh sách các khu đất do các tổ chức đang quản lý, sử dụng tại trụ sở UBND cấp xã để nhân dân tham gia phát hiện, kiến nghị và xử lý những hành vi, vi phạm pháp luật đất đai của tổ chức sử dụng đất

- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai một cách thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức và sâu rộng trong các cấp, các ngành với mọi tầng lớp nhân dân nói chung, các tổ chức sử dụng đất nói riêng.

- Cần rà soát lại quy hoạch chi tiết các khu du lịch, cụm du lịch, cụm công nghiệp, làng nghề để sử dụng đất có hiệu quả và cân đối với khả năng đầu tư, đảm bảo diện tích đất trồng lúa, đất nuôi trồng thuỷ hải sản; Chú ý dành quỹ đất thích đáng cho công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đô thị và quỹ đất xây nhà ở cho người có thu nhập thấp, đất nghĩa địa, đất cây xanh, đất xử lý môi trường.

- Xây dựng quy chế phối hợp công tác quản lý nhà nước về đất đai giữa chính quyền cấp xã, huyện và các cơ quan chức năng của tỉnh khi cấp đất, giao đất, cho thuê đất tại các địa phương, các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu kinh tế trên địa bàn huyện.

- Có chính sách khuyến khích, thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn hàm lượng công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng lớn, sử dụng lao động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

trình độ cao; các lĩnh vực là thế mạnh của địa phương, ít gây ô nhiễm môi trường, xây dựng nhà xưởng tiêu chuẩn cho thuê đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư, sử dụng đất ở đô thị liền kề để phát triển đồng bộ các hạ tầng xã hội và dịch vụ phục vụ công nhân lao động...

- Đối với khu vực nông thôn cần đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa tránh manh mún ruộng đất để thuận tiện cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, thuận tiện cho việc cơ giới hóa vào trong sản xuất, giải phóng sức lao động, tránh tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp nói chung, quỹ đất 5% công ích UBND xã quản lý nói riêng. - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nói chung, trong lĩnh vực đất đai nói riêng, rà soát lại các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai nhằm tạo cơ chế thông thoáng, thu hút đầu tư.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý, sử dụng đất của một số tổ chức trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 76)