Tổng quan về công tác quản lý, sử dụng đất đai của các tổ chức

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý, sử dụng đất của một số tổ chức trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 30)

2. Mục đích, yêu cầu

1.3. Tổng quan về công tác quản lý, sử dụng đất đai của các tổ chức

1.3.1. Công tác qun lý, s dng đất ca các t chc trong c nước

Theo kết quả của tổng kiểm quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức

được Nhà nước giao đất, cho thuê đất năm 2009 (Kết quả kiểm kê quỹ đất năm

2008 của các tổ chức, 2009), tổng diện tích đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng trên toàn quốc là 7.833.142,70 ha, trong đó chủ yếu là diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp 6.687.695,59 ha (chiếm 85,38%), sử dụng mục đích phi nông nghiệp 845.727,62 ha (chiếm 10,80%), diện tích đất chưa sử dụng 299.719,49 ha (chiếm 3,83%), đất mặt nước ven biển được giao, cho thuê là 0,23%, cụ thể:

* Đất nông nghiệp

Diện tích 6.687.695,59 ha, trong đó hầu hết các loại hình tổ chức đều có diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp (trừ các tổ chức ngoại giao), loại hình tổ chức sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu là: Các nông - lâm trường (chiếm 86,62% tổng diện tích đất nông nghiệp), tổ chức sự nghiệp công (chiếm 5,12%), tổ chức kinh tế (chiếm 4,13%), UBND cấp xã (chiếm 3,12%), các loại hình còn lại diện tích đất nông nghiệp rất nhỏ; đối với diện tích đất nông nghiệp do UBND cấp xã quản lý, sử dụng chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp (chiếm đến 66,43% tổng số diện tích đất nông nghiệp do UBND cấp xã quản lý, sử dụng) phần lớn đây là diện tích đất công ích, đất sản xuất nông nghiệp khó giao,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

* Đất phi nông nghiệp

Tổng số diện tích đất phi nông nghiệp của các tổ chức đang quản lý, sử dụng là 845.727,62 ha, các loại hình tổ chức đều có diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung nhiều nhất là các tổ chức sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh (34,92%), tổ chức kinh tế (24,79%), nông - lâm trường (18,13%), UBND cấp xã (13,79%), tổ chức sự nghiệp công (6,62%),...

Diện tích đất phi nông nghiệp do các tổ chức quản lý, sử dụng như sau: - Đất ở có 15.850,30 ha chiếm 1,87% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của các tổ chức, trong đó chủ yếu là tổ chức kinh tế (44,05% tổng diện tích đất ở), nông, lâm trường (43,62%), tổ chức sự nghiệp công (7,45%), UBND cấp xã (2,49%), các loại hình tổ chức còn lại có tỷ lệ diện tích đất ở thấp.

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 24.341,73 ha, chiếm 2,88% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của các tổ chức, hầu hết các loại hình tổ chức đều có đất trụ sở cơ quan. Trong đó chủ yếu diện tích của các tổ chức sự nghiệp công (25,44%), UBND cấp xã (23,50%), nông, lâm trường (20,33%), cơ quan nhà nước 16,66%, tổ chức kinh tế 7,28%.

- Đất quốc phòng, an ninh có 263.393,51 ha chiếm 31,14% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó: đất quốc phòng là 255.707,09 ha và đất an ninh là 7.686,42 ha.

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có 159.601,44 ha chiếm 18,87% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của các tổ chức, gồm: chủ yếu là các tổ chức kinh tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh (90,73%), nông, lâm trường (4,95%), tổ chức sự nghiệp công (1,84%), cơ quan nhà nước (1,77%), UBND cấp xã (0,37%).

- Đất có mục đích công cộng 119.216,89 ha, chiếm 14,10% tổng số đất phi nông nghiệp do các tổ chức quản lý, sử dụng, chủ yếu là các công trình y tế, văn hóa, giáo dục của cấp xã, đất giao thông trong các khu công nghiệp, các khu dân cư đang trong quá trình kinh doanh hạ tầng,… Trong đó: diện tích đất công cộng của tổ chức sự nghiệp chiếm 31,54%, tổ chức kinh tế chiếm 28,88%, nông - lâm trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

chiếm 22,64%, UBND cấp xã chiếm 14,32%, cơ quan nhà nước chiếm 1,83%. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa có 60.267,76 ha chiếm 7,13% tổng số diện tích đất phi nông nghiệp, phần lớn diện tích là các nghĩa địa, nghĩa trang nhân dân do UBND cấp xã quản lý chiếm 96,42% diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa, một số nghĩa trang, nghĩa địa lớn như: nghĩa trang Trường sơn, nghĩa trang liệt sỹ của tỉnh,... do các tổ chức khác quản lý.

- Đất mặt nước chuyên dùng có 44.834,35 ha, chiếm 5,30% tổng số diện tích đất phi nông nghiệp, chủ yếu là diện tích mặt nước chuyên dùng, sông suối trong khu vực đất của các nông - lâm trường (55,30%), đất của tổ chức kinh tế (27,49%), đất của UBND cấp xã (9,59%), và đất quốc phòng, an ninh (5,72%).

- Đất phi nông nghiệp khác có 158.221,64 ha, chiếm 18,71% gồm: nông - lâm trường (51,61%), UBND cấp xã (19,23%), quốc phòng - an ninh (18,22%), tổ chức kinh tế (5,38%); tổ chức sự nghiệp công (4,22%), các loại hình tổ chức còn lại (1,35%).

* Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng của các tổ chức có 299.719,49 ha, chiếm 3,83% diện tích đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng, chủ yếu là diện tích của nông, lâm trường (51,36%), tổ chức sự nghiệp công (40,15%), các tổ chức kinh tế (6,88%), UBND cấp xã (0,87%).

1.3.2. Công tác qun lý, s dng đất ca các t chc trên địa bàn tnh Ninh Bình

- Qua kết quả tổng hợp số liệu đến năm 2013 trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình có 2.093 tổ chức; đang quản lý, sử dụng 7.499,38 ha với tổng số 3.558 khu đất trong đó:

+ Tổ chức kinh tế: có 926 tổ chức, sử dụng 6.915,26 ha, với tổng số 1.285 khu đất.

+ Cơ quan hành chính Nhà nước: Có 104 tổ chức, sử dụng 149,52 ha, với tổng số 183 khu đất.

+ Tổ chức chính trị: có 35 tổ chức, sử dụng 14,80 ha, với tổng số 37 khu đất. + Tổ chức chính trị xã hội: có 38 tổ chức, sử dụng 11,74 ha, với tổng số 42 khu đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

2.016 khu đất.

- Trong tổng diện tích các tổ chức trên địa bàn tỉnh đang quản lý, sử dụng là 7.776,45 ha thì diện tích sử dụng đúng mục đích là 7.476,28 ha chiếm 96,14%, diện tích đang tranh chấp là 141,53 ha chiếm 1,82%, diện tích bị lấn chiếm là 73,88 ha, diện tích lấn chiếm là 0,95 ha, diện tích cho mượn trái phép là 31,59 ha, diện tích chuyển nhượng trái pháp luật là 5,63 ha, diện tích đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa 230,96 ha chiếm 2,97%, diện tích đầu tư xây dựng chậm 92,74 ha.

- Từ kết quả trên cho thấy công tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất chưa chặt chẽ, để hộ gia đình cá nhân vào lấn chiếm đất; việc chuyển nhượng, cho mượn trái pháp luật còn diễn ra khá phổ biến với tổng diện tích 37,22 ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ quỹ đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công, tổ chức kinh tế đang quản lý, sử dụng được nhà nước giao, cho thuê trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cu, đánh giá điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi, cnh quan môi trường môi trường

- Điều kiện tự nhiên: Xác định vị trí địa lý, địa hình vùng nghiên cứu, xem xét các điều kiện khí hậu, chế độ thủy văn, tài nguyên nhân văn, thực trạng cảnh quan và môi trường.

- Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội: Nghiên cứu các đặc điểm về dân số, lao động,...

- Đánh giá chung vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cảnh quan môi trường.

2.2.2. Hin trng qun lý, s dng đất đai trên địa bàn huyn Kim Sơn

- Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai. - Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2013.

- Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai của huyện.

2.2.3. Đánh giá hin trng qun lý, s dng đất ca các t chc trên địa bàn huyn Kim Sơn huyn Kim Sơn

- Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất của các tổ chức. - Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức.

- Đánh giá chung tình hình sử dụng đất của các tổ chức.

2.2.4. Mt s gii pháp nhm nâng cao hiu qu qun lý, s dng đất ca các t chc trên địa bàn huyn Kim Sơn t chc trên địa bàn huyn Kim Sơn

- Giải pháp về chính sách pháp luật. - Giải pháp về kinh tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

- Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong thời gian tới.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp chính được sử dụng để thực hiện đề tài đó là:

2.3.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

Để xây dựng báo cáo, nhiều tài liệu phục vụ cho phần nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu về địa phương được kế thừa, chọn lọc nhằm làm rõ cho các nội dung được trình bày trong báo cáo. Đó là các nghiên cứu cùng đề tài của các tác giả đi trước, được thực hiện ở các địa phương khác. Kết quả nghiên cứu chuyên sâu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũng được kế thừa sử dụng, để làm rõ các đặc điểm của địa phương. Đồng thời, các tài liệu khác của địa phương như các số thống kê, kiểm kê đất đai cũng được thu thập, sử dụng phục vụ tốt nhất cho đề tài nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

Đây là phương pháp được dùng để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Một số phương pháp cụ thể đó là phương pháp điều tra nội nghiệp, điều tra ngoại nghiệp, điều tra phỏng vấn các nhà quản lý, các chuyên gia và người dân,… Các phương pháp điều tra được kết hợp sử dụng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Để đảm bảo nguồn số liệu điều tra được đầy đủ, có tính thống nhất cao, không chồng chéo, mâu thuẫn, báo cáo đã được xây dựng trên cơ sở thu thập tài liệu của các ban ngành ở huyện và các xã trong huyện, thu thập tài liệu - bản đồ và trực tiếp điều tra nguồn số liệu của các tổ chức.

- Các văn bản pháp quy có liên quan. Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình.

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Kim Sơn.

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014 huyện Kim Sơn.

- Số liệu về tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Sơn. Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

- Số liệu về hiện trạng sử dụng đất năm 2013 huyện Kim Sơn. Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn.

- Số liệu về giao đất, thuê đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Kim Sơn.

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình.

- Được tiến hành đối với các thửa đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:

Áp dụng phương pháp điều tra, khảo sát, đo đạc, quan sát, đối chiếu hiện trạng sử dụng đất với hồ sơ giao đất, thuê đất, bản đồ hiện trạng giao đất, thuê đất của thửa đất cần điều tra, và phỏng vấn nhằm xác định rõ tình hình quản lý, sử dụng đất của tổ chức được điều tra, cụ thể như sau:

+ Xác định ranh giới thửa đất thực tế mà tổ chức kinh tế đang quản lý, sử dụng và so sánh với các mốc ranh giới đã được bàn giao tại thực địa.

+ Xác định mục đích đang sử dụng của thửa đất và tiến độ đầu tư các công trình trên đất.

+ Điều tra phỏng vấn trực tiếp các tổ chức kinh tế được giao đất và điều tra phỏng vấn dân cư sở tại về hiện trạng sử dụng đất của tổ chức kinh tế cần điều tra.

- Số lượng mẫu chọn đểđiều tra, phỏng vấn:

Đề tài điều tra 78 tổ chức (04 tổ chức chính trị - xã hội, 03 tổ chức chính trị, 05 cơ quan hành chính nhà nước, 28 tổ chức kinh tế và 38 tổ chức sự nghiệp công) được nhà nước giao đất hoặc thuê đất trên cơ sở tham khảo ý kiến của Phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND các xã, thị trấn.

2.3.3. Phương pháp thng kê, so sánh

Sau khi dùng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành thống kê, so sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu các loại đất.

2.3.4. Phương pháp x lý s liu s dng phn mm vi tính

Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý, tính toán và tiến hành so sánh, từ đó đưa ra, làm rõ các vấn đề trong thực trạng của địa phương. Các số liệu trong báo cáo được xử lý với sự hỗ trợ hiệu quả của các phần mềm vi tính mà chủ yếu là dùng Excel, Microsition và phần mềm kiểm kê theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

2.3.5. Phương pháp tng hp và trình bày kết qu

Báo cáo sử dụng phương pháp tổng hợp trình bày kết quả: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

3.1.1. Điu kin t nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cnh quan môi trường

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý

Kim Sơn là huyện ven biển thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm ở Đông Nam của tỉnh Ninh Bình cách thành phố Ninh Bình 28,00 km, có tọa độ địa lý 19056’00" đến 20009’ vĩ độ Bắc và từ 106002’05" đến 106019’20" kinh độ Đông, diện tích tự nhiên 214,23 km2, bao gồm 25 xã và 02 thị trấn. Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Khánh và huyện Yên Mô; - Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; - Phía Tây giáp huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; - Phía Nam giáp biển Đông.

Với vị trí phía Nam giáp biển Đông với chiều dài gần 18,0 km cùng những đa dạng sinh học nổi bật đã UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận tiện: có Quốc lộ 10 đi xuyên ngang qua 11 xã ở phía Bắc. Phía Nam có Tỉnh lộ 481 nối từ Yên Lộc đến bờ biển Ninh Bình qua 8 xã đang được đầu tư nâng cấp. Phía Bắc huyện có Tỉnh lộ 481D nối từ ngã ba Quy Hậu tới đò 10 sang Nam Định.

Hệ thống giao thông đường thủy rất thuận lợi với 2 tuyến quốc gia qua sông Đáy và sông Vạc. Các tuyến đường thủy khác qua sông Càn, sông Ân, sông Vực, sông Cà Mau,...

Tóm lại, vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có các tuyến đường bộ, đường thủy chạy qua tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện và giao lưu kinh tế với các huyện lân cận.

b) Địa hình, địa mạo

Là huyện có vị trí tương đối bằng phẳng, không có địa hình đồi núi xen lẫn, độ cao dần ra phía biển, nghiêng theo hướng Bắc - Nam và Tây - Đông. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 0,9 - 1,2 m; điểm thấp nhất ở Cồn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý, sử dụng đất của một số tổ chức trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)