Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014 (Trang 34)

2.2.5.1 Kỹ thuật thu thập số liệu

Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi kết hợp với đo lường các chỉ số nhân trắc, huyết áp của đối tượng nghiên cứu.

Đo huyết áp

Dụng cụ: ống nghe và huyết áp kế thủy ngân có sai số tối thiểu là 1mmHg.

Chuẩn bị đối tượng: đo huyết áp trong phòng mát, đủ ánh sáng, yên tĩnh. Đối tượng nghiên cứu không dùng rượu, không uống cà phê trước khi đo 1 giờ, không hút thuốc lá trước khi đo 30 phút, không sử dụng thuốc cường giao cảm (phenylephrine để chữa xuất huyết niêm mạc muỗi hoặc thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử). Cho đối tượng đo HA cởi bỏ quần áo chặt, đi tiểu tránh bàng quang đầy và ngồi nghỉ 10 phút trước khi đo HA.

Phương pháp đo HA: đo ở tư thế ngồi, thực hiện ở cả 2 tay, cánh tay trần, để tay ngửa lên bàn sao cho phần giữa vòng bít ngang vị trí của tim (vị trí cánh tay được điều chỉnh sao cho băng quấn ở mức của nhĩ phải, khoảng gian sườn 2), thả lỏng cơ thể, cánh tay và các ngón, không nói chuyện khi đo. Đặt trung tâm túi hơi băng quấn lên động mạch cánh tay. Quấn băng của HA kế quanh tay người được đo, áp băng quấn vừa khít, túi hơi của máy đo HA phải bao phủ tối thiểu 80% vòng cánh tay và 2/3 chiều dài cánh tay, mép dưới băng quấn lên lằn khuỷu 3cm. Tiếp theo người đo bắt được mạch cánh tay ở đầu trong nếp gấp khuỷu rồi đặt ống nghe lên vị trí mạch đập. Sau đó bơm hơi vào đến khi kim đồng hồ lên đến mức không còn nghe thấy tiếng đập rồi bơm thêm 30 mmHg. Cuối cùng, xả hơi từ từ với tốc độ 2-3 mmHg/giây. Sử dụng âm thanh pha I và pha V của Korotkoff để xác định HATT, HATTr.

HATT (pha I Korotkoff): được ghi nhận khi nghe tiếng mạch đập đầu tiên. HATTr (pha V Korotkoff): được ghi nhận khi mất tiếng mạch đập hoặc thay đổi âm sắc.

Đo lần 2, mỗi lần cách nhau từ 3-5 phút, sau đó tính trung bình cộng, ghi kết quả dưới dạng HATT/HATTr với đơn vị mmHg. Nếu hai lần đo trên nhau > 5 mmHg, đo thêm lần nữa rồi tính trị số trung bình cộng. Nếu trị số HA hai tay chênh lệch thì lấy giá trị ở tay cao hơn.

Dụng cụ: cân và thước dây có độ chính xác 0,1 kg và 1cm để đo chiều cao, cân nặng.

Chuẩn bị đối tượng và phương pháp đo:

Đo chiều cao: sử dụng thuốc đo độ dài 150 cm, thước đo phải chuẩn xác, dùng thước dây chia độ cao lên tường hoặc cột nhà thẳng đúng. Người được đo đứng thẳng, hai gót chân chạm vào nhau tạo thành hình chữ V, mắt nhìn thẳng ra trước sao cho mắt ngang với mức tai. Hai gót chân, mông, vai, lưng và chẩm tựa nhẹ vào thành thước đo. Người đo dùng thanh chắn chạm nhẹ vào đỉnh đầu, sau đó cho người đo bước ra và đọc kết quả ở mức dưới thanh chắn nơi tiếp xúc trực tiếp với đỉnh đâu. Chiều cao được tính bằng cm.

Cân nặng: dùng cân điện tử đã được chuẩn hóa, cân được kiểm tra trở về mức 0. Người cân cân lúc đói, tư thế thẳng đứng, mặc quần áo mỏng, bỏ hết các vật dụng có trên người ra. Tiến hành cân và ghi kết quả theo đơn vị tính là kg.

Đo vòng bụng và vòng mông

Dụng cụ: thước dây có độ chính xác 1 cm để đo vòng bụng (VB), vòng mông (VM).

Chuẩn bị đối tượng và phương pháp đo:

Đo VB: đối tượng đứng thẳng tự nhiên, hai chân mở rộng khoảng 25-30 cm trọng tâm cân bằng. Khi đo áp sát thước vào phần mềm và không đo chặt quá. Điểm đo được xác định bằng cách kẻ 1 đường thẳng đi qua điểm thấp nhất của xương sườn thứ 12 và điểm cao nhất của xương chậu, sao đó lấy trung điểm của đoạn thẳng này ở hai bên qua đó tạo một mặt phẳng song song với mặt đất để đo VB. Đo 2 lần lúc hít vào và lúc thở ra lấy kết quả trung bình. Đọc và ghi kết quả theo đơn vị cm.

Đo VM: qua hai mấu chuyển lớn xương dùi tạo một mặt phẳng song song với mặt đất để đo. Đọc và ghi kết quả theo đơn vị cm.

2.2.5.2 Tổ chức thu thập số liệu

Thời gian thu thập số liệu các buổi chiều trong tuần và ngày cuối tuần (thứ 7, chủ nhật), đến từng hộ gia đình để phỏng vấn điều tra.

Điều tra viên là 6 sinh viên cử nhân y tế công cộng năm thứ 4 đã được tập huấn chia làm 3 nhóm. Mỗi nhóm gồm:

- Một người cân đo nhân trắc, đo huyết áp và ghi phiếu. - Một người phỏng vấn đối tượng và kiểm tra phiếu lần cuối.

2.2.5.3 Tập huấn điều tra viên

Những sinh viên có đủ năng lực được lựa chọn để làm điều tra viên và được tham dự tập huấn trước khi thu thập số liệu tại thực địa. Trong quá trình tập huấn, sinh viên được hướng dẫn sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp đối tượng một cách phù hợp và dễ hiểu, giúp đối tượng dễ dàng hiểu được câu hỏi và cung cấp thông tin thật chính xác. Và hướng dẫn thực hành sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị chuẩn theo yêu cầu nghiên cứu.

2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được nhập, phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0.

Mô tả tần số, tỷ lệ các biến số định tính như: giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan đến THA…

Biến định lượng như: tuổi, BMI, WHR…gom nhóm lại thành biến định tính sau đó mô tả theo tần số và tỷ lệ.

Biến định lượng như: HATT, HATTr mô tả giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, độ lêch chuẩn.

Đánh giá sự khác biệt hai biến định tính dùng test γ2. Tỷ số chênh (OR) được sử dụng khi so sánh 2 tỷ lệ áp dụng bảng 2x2. Chọn ngưỡng p = 0,05 để xác định mối liên quan giữa các biến số phân tích.

2.2.7 Sai số và cách khắc phục

Hạn chế của nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang nên những đối tượng đã mắc bệnh do được sự tư vấn của cán bộ y tế nên có thể có chế độ điều trị như giảm ăn mặn, giảm ăn dầu mỡ, luyện tập thể dục, thể thao… sẽ làm giảm sự kết hợp yếu tố nguy cơ và bệnh.

Sai số và cách khống chế sai số:

- Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu.

Biện pháp khắc phục: cộng tác viên và cán bộ nghiên cứu đến từng nhà đối tượng tham gia nghiên cứu giải thích nội dung, các yêu cầu nghiên cứu, vận động đối tượng tham gia nghiên cứu.

- Sai số do thu thập thông tin, sai số do các dụng cụ đo.

Biện pháp khắc phục: dụng cụ đo được chuẩn hóa, tập huấn kỹ năng điều tra viên, giải thích cụ thể từng vấn đề, từng nội dung… Điều tra được tiến hành nghiên cứu thử trên 20 đối tượng để rút kinh nghiệm trước khi đưa vào nghiên cứu chính thức. Các thông tin nghiên cứu được kiểm tra lại sau khi kết thúc mỗi trường hợp nghiên cứu để có thể bổ sung kịp thời.

2.3 Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng xét duyệt đề cương. Nghiên cứu đã được thông qua lãnh đạo tại địa bàn nghiên cứu.

Tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung của nghiên cứu để họ tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình nghiên cứu. Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc có thể chấm dứt nghiên cứu trong bất cứ giai đoạn nào của nghiên cứu.

Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Tất cả các thông tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm chung về giới, dân tộc và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu

Đặc tính (n=400) Tần số Tỷ lệ (%)

Giới Nam 189 47,2

Nữ 211 52,8

Dân tộc KinhHoa 3934 98,21,0

Khơ me 3 0,8 Nhóm tuổi 25-3435-44 12098 30,024,5 45-54 83 20,7 55-64 49 12,3 ≥ 65 50 12,5 Nhận xét:

Về giới, nam chiếm 47,2%, nữ chiếm 52,8%.

Về dân tộc, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 98,2%.

Về nhóm tuổi, cao nhất là nhóm tuổi từ 25-34 chiếm 30%, thấp nhất là nhóm tuổi từ 55-64 chiếm 12,3%.

Bảng 3.2 Đặc điểm chung về trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Đặc tính (n=400) Tần số Tỷ lệ (%) Trình độ học vấn Mù chữ 26 6,5 Thấp hơn tiểu học 75 18,7 Tốt nghiệp tiểu học 128 32,0 Tốt nghiệp THCS 83 20,8 Tốt nghiệp THPT 68 17,0 Tốt nghiệp cao đẳng, đại học 20 5,0

Nghề nghiệp Buôn bánNội trợ 10990 27,322,5

Nông dân 68 17,0 Nghỉ hưu 44 11,0 Làm thuê 39 9,8 CBVC 29 7,2 Nghề khác 7 5,2 Nhận xét:

Về trình độ học vấn, mù chữ chiếm 6,5%, thấp hơn tiểu học là 18,7%, tốt nghiệp tiểu học là 32%, tốt nghiệp THCS là 20,8%, tốt nghiệp THPT là 17%, tốt nghiệp cao đẳng, đại học là 5%.

Về nghề nghiệp, chiếm tỷ lệ cao nhất là buôn bán 27,3%, tiếp theo là nội trợ 22,5%, nông dân 17%, nghỉ hưu 11%, làm thuê 9,8%, CBVC 7,2% và nghề khác là 5,2%.

Bảng 3.3. Đặc điểm về thói quen hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động và thói quen uống rượu, bia

Đặc tính (n = 400) Tần số Tỷ lệ (%) Hút thuốc lá Có 137 34,2 Không 263 65,7 Hút thuốc lá ≥ 10 điếu/ngày Có 106 26,5

Không 294 73,5 Hút thuốc lá thụ động Có 48 12,0

Không 352 88,0

Uống rượu bia Có 159 39,8

Không 241 60,2

Nhận xét:

Qua khảo sát có 137 người có hút thuốc lá chiếm 34,3%. Có 106 người hút thuốc lá ≥ 10 điếu mỗi ngày chiếm 26,5%.

Có 48 người có hút thuốc lá thụ động, chiếm 12%. Có 352 người không hút thuốc thụ động, chiếm 88%.

Có 159 người có uống rượu bia, chiếm 39,8%. Có 241 người không uống rượu bia, chiếm 60,2%.

Bảng 3.4. Đặc điểm về chế độ ăn Đặc tính (n = 400) Tần số Tỷ lệ (%) Có 116 29,0 Không 284 71,0 Có 256 64,0 Không 144 36,0 Có 106 26,5 Không 294 73,5 Nhận xét:

Có 29% người có ăn rau củ, trái cây≥ 2,5 suất chuẩn/ngày.

Có 64% người có ăn mặn ≥ 4 ngày/tuần và 36% người không ăn mặn ≥ 4 ngày/tuần.

Có 26,5% người có ăn nhiều dầu mỡ ≥ 5 ngày/tuần.

Bảng 3.5 Đặc điểm về hoạt động thể lực của đối tượng Hoạt động thể lực Tần số Tỷ lệ (%)

Có 367 91,8

Không 33 8,2

Tổng 400 100,0

Nhận xét:

Có 91,8% người có hoạt động thể lực và có 8,2% người có hoạt động thể thao.

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm phân loại chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu Nhận xét:

Trong nghiên cứu có 14,5% người có chỉ số BMI xếp loại gầy, 56,2% người có chỉ số BMI xếp loại bình thường, 17,3% người có chỉ số BMI xếp loại thừa cân, 12% người có chỉ số BMI xếp loại béo phì.

Bảng 3.6 Đặc điểm tỷ số vòng bụng/vòng mông Đặc tính (n = 400) Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ số vòng bụng/vòng mông ở nam ≥ 0,9 53 28,0 < 0,9 136 72,0 Tỷ số vòng bụng/vòng mông ở nữ ≥ 0,85 128 60,7 < 0,85 83 39,3 Nhận xét:

Qua kết quả nghiên cứu, có 28% nam giới có tỷ số vòng bụng/vòng mông ≥ 0,9 và 60,7% nữ giới có tỷ số vòng bụng/vòng mông ≥ 0,85.

Bảng 3.7 Đặc điểm tiền sử gia đình THA và tiền sử đái tháo đường Đặc tính (n = 400) Tần số Tỷ lệ (%)

Tiền sử gia đình THA Có 85 21,3

Không 315 78,7

Đái tháo đường Có 18 4,5

Không 382 95,5

Nhận xét:

Có 21,3% người có tiền sử gia đình THA và 78,7% người không có tiền sử gia đình THA.

Có 4,5% người bị bệnh đái tháo đường và 95,5% người không bị bệnh đái tháo đường.

3.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiện mắc THA của người dân từ 25 tuổi trở lên Nhận xét: Khảo sát 400 người dân tuổi từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014 có 117 người bị THA với tỷ lệ là 29,3% và 283 người không bị THA với tỷ lệ 70,7%.

Bảng 3.8 Huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu

Đặc tính (n = 400) Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Độ lệch chuẩn

Huyết áp tâm thu 90 160 120 13,08 Huyết áp tâm trương 50 100 73 8,04

Nhận xét:

Qua khảo sát, huyết áp tâm thu nhỏ nhất là 90mmHg, HATT lớn nhất là 160mmHg, HATT trung bình là 120mmHg, với độ lệch chuẩn là 13,08. Huyết áp tâm trương nhỏ nhất là 50mmHg, HATTr lớn nhất là 100mmHg, HATTr trung bình là 73mmHg, với độ lệch chuẩn là 8,04.

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ tăng huyết áp mới phát hiện lúc khảo sát Nhận xét:

Trong khảo sát 400 người dân tuổi từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014 có 22 người bị THA mới phát hiện lúc khảo sát chiếm 18,8%.

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ tăng huyết áp theo giới tính

Nhận xét: Tỷ lệ tăng huyết áp giữa nam giới (29,1%) thấp hơn ở nữ giới (29,4).

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ tăng huyết áp theo dân tộc

Nhận xét: Tỷ lệ THA ở là dân tộc Hoa 75%, ở dân tộc Khơ me là 33,3%, dân tộc Kinh 28,8%.

Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn

Nhận xét: Tỷ lệ THA có xu hướng giảm dần theo trình độ học vấn. Nhóm người có tỷ lệ THA cao nhất là người mù chữ 50%, thấp nhất là nhóm người tốt nghiệp THPT 19,1%.

3.3 Một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân trên 25 tuổi

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng với tăng huyết áp

Đặc tính (n = 400) Tăng huyết áp OR (KTC 95%) p Không Tần số (Tỷ lệ %) Tần số (Tỷ lệ %) Giới Nam 55 (29,1) 134 (70,9) 0,99 0,95 Nữ 62 (29,4) 149 (70,6) Học vấn < THCS 81 (35,4) 148 (64,6) 2,05 0,002 ≥ THCS 36 (21,1) 135 (78,9) Nghề nghiệp Nông dân 21 (30,9) 47 (69,1) - - Buôn bán 19 (17,4) 90 (82,6) 0,47 (0,23-0,97) 0,040 CBVC 8 (27,6) 21 (72,4) 0,85 (0,33-2,23) 0,746 Làm thuê 7 (17,9) 32 (82,1) 0,49 (0,19-1,29) 0,147 Nội trợ 22 (24,4) 68 (75,6) 0,724 (0,36-1,46) 0,369 Nghỉ hưu 31 (70,5) 13 (29,5) 5,33 (2,33-12,20) 0,001 Nghề khác 9 (42,9) 12 (57,1) 1,68 (0,61-4,59) 0,313 Nhận xét:

Giới tính và THA chưa có mối liên quan với nhau, p = 0,95. Đối tượng có học vấn < THCS có tỷ lệ THA cao hơn 2,05 lần so với nhóm ≥ THCS, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p = 0,002. Đối tượng làm nghề buôn bán có tỷ lệ THA thấp hơn 0,47 lần so với nông dân, và đối tượng nghỉ hưu có tỷ lệ THA cao hơn 5,33 lần so với nông dân, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Tỷ lệ THA giữa các nhóm nghề còn lại và nông dân khác nhau chưa có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa tuổi của đối tượng với tăng huyết áp Nhóm tuổi Tăng huyết áp OR (KTC 95%) p Không Tần số (Tỷ lệ %) Tần số (Tỷ lệ %) 25-34 7 (5,8) 113 (94,2) - - 35-44 18 (18,4) 80 (81,6) 3,63 (1,45-9,10) 0,006 45-54 28 (33,7) 55 (66,3) 8,22 (3,38-19,99) 0,001 55-64 30 (61,2) 19 (38,8) 25,49 (9,80-66,27) 0,001 ≥ 65 34 (68,0) 16 (32,0) 34,30 (13,03-90,26) 0,001 Tổng 117 (29,3) 283 (70,7) Nhận xét:

Tỷ lệ THA tăng dần theo các nhóm tuổi. Nhóm tuổi từ 35-44 tuổi, từ 45-54 tuổi, từ 55-64 tuổi và ≥ 65 có tỷ lệ người bị THA lần lượt gấp 3,63; 8,22; 25,49; 34,30 lần so với nhóm tuổi từ 25-34 tuổi, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động và thói quen uống rượu, bia với tăng huyết áp

Đặc tính Tăng huyết áp OR (KTC 95%) p Không Tần số (Tỷ lệ %) Tần số (Tỷ lệ %) Hút Có 52 (38,0) 85 (62,0) 1,86 0,006 Không 65 (24,7) 198 (75,3) Hút thuốc lá thụ động Có 15 (31,3) 33 (68,7) 1,11 0,745 Không 102 (29,0) 250 (71,0) Uống rượu, bia Có 56 (35,2) 103 (64,8) 1,60 0,033 Không 61 (25,3) 180 (74,7) Nhận xét:

Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá với tăng huyết áp là có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ tăng huyết áp ở người có hút thuốc lá cao hơn 1,86 lần so với người không hút thuốc lá, p = 0,006.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w