Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014 (Trang 26)

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

2.2.2 Cỡ mẫu

d ) p 1 ( p z n 2 2 /2 - 1 − = α Trong đó:

n: là cỡ mẫu nghiên cứu ước lượng.

α: là mức ý nghĩa 0,05% (xác suất sai lầm loại 1), độ tin cậy 95%. Z: là trị số từ phân phối chuẩn (Z 0,975 =1,96 với α=0,05).

p: là tỷ lệ tăng huyết áp của người dân, chọn p = 0,241 (Theo kết quả nghiên cứu của Trần Phi Hùng thì tỷ lệ tăng huyết áp chung là 24,1%) [13].

d: sai số cho phép của nghiên cứu, chọn d = 5%. Thay vào công thức ta được n = 281 người.

Cộng thêm 15% sai số, hao hụt trong nghiên cứu và làm tròn, cỡ mẫu sau cùng là 400 đối tượng.

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng theo tuổi, giới và đơn vị hành chính.

Bước 1: Lập danh sách các đối tượng nghiên cứu tuổi từ 25 tuổi trở lên.

Bước 2: Lập bảng phân tầng các đối tượng theo tuổi, giới. - Tuổi chia thành 5 nhóm: + Nhóm 1: Từ 25-34 tuổi. + Nhóm 2: Từ 35-44 tuổi. + Nhóm 3: Từ 45-54 tuổi. + Nhóm 4: Từ 55-64 tuổi. + Nhóm 5: Từ 65 tuổi trở lên.

- Giới: Chia thành 2 nhóm nam và nữ.

- Đơn vị hành chính: thị trấn Phong Điền có 5 ấp: ấp Nhơn Lộc 1, ấp Nhơn Lộc 1A, ấp Nhơn Lộc 2A, ấp Nhơn Lộc 2, ấp Thị Tứ. Từ dân sách đối

tượng trên 25 tuổi tại địa phương, chia đối tượng theo 5 ấp dựa trên nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của đối tượng tại địa phương (xem phụ lục 2.1).

Bước 3: Chọn mẫu theo tỷ lệ dân số

Mẫu nghiên cứu gồm 400 đối tượng, từ bảng phân tầng các đối tượng theo tuổi, giới và đơn vị hành chính, dựa trên tỷ lệ dân số thực tế tại mỗi ấp, chọn số đối tượng cụ thể cho mỗi ấp theo độ tuổi, nam, nữ (xem phụ lục 2.2)

Bước 4: Chọn đối tượng nghiên cứu:

Từ danh sách đối tượng trên 25 tuổi tại địa phương được chia theo nhóm tuổi, giới tại mỗi ấp, chọn ngẫu nhiên đối tượng đúng với số đối tượng đã tính tương ứng với mỗi ấp theo nhóm tuổi và giới (phụ lục 2.2) . Đối với một hộ gia đình có nhiều hơn một đối tượng được chọn, dùng phương pháp bốc thăm để chọn ra đối tượng được phỏng vấn. Sau đó tiếp tục chọn cho đến khi đủ đối tượng. Lập danh sách đối tượng nghiên cứu được chọn. Từ danh sách đối tượng đã chọn cụ thể tại mỗi ấp, đến từng hộ gia đình để tìm gặp đối tượng tiến hành thu thập số liệu.

2.2.4 Nội dung nghiên cứu

2.2.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Giới tính: là biến nhị giá, được chia thành 2 nhóm nam và nữ.

Dân tộc: là biến định danh, bao gồm: Kinh, Hoa, Khơ me, khác.

Tuổi: được xác định theo số năm sinh dương lịch của đối tượng nghiên cứu, được chia làm 5 nhóm để so sánh: 25-34, 35-44, 45-54, 55-64, ≥ 65 tuổi.

Trình độ học vấn: là biến số thứ tự, thể hiện cấp học mà đối tượng nghiên cứu đã học qua. Được chia thành các nhóm trình độ như sau:

- Mù chữ: không biết đọc, biết viết.

- Tốt nghiệp tiểu học: hoàn thành chương trình học tiểu học và vượt qua kỳ thi tốt nghiệp tiểu học được Bộ Giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp tiểu học.

- Tốt nghiệp THCS: hoàn thành chương trình học trung học cơ sở và vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Tốt nghiệp THPT: hoàn thành chương trình học trung học phổ thông và vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được Bộ Giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học: hoàn thành chương trình học cao đẳng, đại học, sau đại học và vượt qua kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học được Bộ Giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghề nghiệp: là biến số định danh, thể hiện qua việc làm chính thức chiếm 50% tổng số thời gian trong ngày của người dân đem lại thu nhập chính cho đời sống cá nhân và gia đình. Nghề nghiệp gồm các loại hình:

- Nông dân: làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi, thợ câu, thả lưới…

- Buôn bán: trực tiếp buôn bán trong tất cả các ngành bao gồm: Bán đồ ăn, đồ uống, quà vặt, buôn bán trên sông, buôn bán nhỏ tại nhà…

- CBVC: công nhân viên chức nhà nước, những người làm các công việc liên quan đến hành chính, văn bản, sổ sách bao gồm nhân viên văn phòng, kế toán, thư kí, giúp việc văn thư, làm việc văn phòng tại các ủy ban nhân dân phường/xã, quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố, giáo viên và trưởng/phó phòng/ban hay cơ quan/đơn vị.

- Làm thuê: là người nhờ vào sức lao động của mình làm việc cho người khác để nhận được tiền công.

- Nội trợ: là người lo mọi công việc hằng ngày trong sinh hoạt gia đình như cơm nước, giặt giũ, chăm sóc con cái …

- Nghỉ hưu: những đối tượng được nghỉ hưu theo quy định của nhà nước.

- Nghề nghiệp khác: là công việc không ổn định hoặc các công việc chuyên ngành, đặc thù bao gồm: tài xế, thợ may, thợ tự do, sửa xe, sửa điện tử, thợ mộc, thợ hồ xây dựng, thợ cơ khí, thợ bạc, thợ in lụa, thợ hớt tóc…

Hút thuốc lá: là biến nhị giá gồm 2 giá trị: có và không. - Có: đối tượng đã từng sử dụng bất kỳ loại thuốc lá nào. - Không: đối tượng không sử dụng bất kỳ loại thuốc lá nào.

Số điếu/ngày: là biến định tính, được xác định bằng số điếu thuốc mà đối tượng hút trung bình trong 24 giờ.

Hút thuốc lá thụ động: là biến nhị giá, gồm 2 giá trị: có và không.

- Có: đối tượng có tiếp xúc với người hút thuốc trong gia đình, nơi sinh sống hoặc nơi làm việc.

- Không: đối tượng không có tiếp xúc với người hút thuốc trong gia đình, nơi sinh sống hoặc nơi làm việc.

Uống rượu, bia: là biến nhị giá gồm 2 giá trị: có và không.

- Có sử dụng rượu bia: đối tượng trong vòng 12 tháng trước ngày điều tra có uống ít nhất 1 ly chuẩn rượu, bia.

- Không sử dụng rượu bia: đối tượng trong vòng 12 tháng trước ngày điều tra không uống 1 ly chuẩn rượu, bia nào.

Sử dụng đơn vị chuẩn để tính lượng ethanol đã uống. Đơn vị uống chuẩn là lượng đồ uống có rượu bao gồm 10 gram rượu nguyên chất [31].

Cách tính một đơn vị uống chuẩn ở các loại đồ uống có rượu: + Bia 6-12% 285 ml.

+ Rượu ngọt 20-15% 60 ml. + Rượu trắng 40-45% 30 ml.

Ăn ít rau quả: là biến nhị giá gồm 2 giá trị có và không. - Có: là người ăn ít hơn 2,5 suất rau xanh, quả chín trên ngày.

- Không: là người ăn nhiều hơn hoặc bằng 2,5 suất rau xanh, quả chín trên ngày.

Để lượng hóa được lượng rau xanh, quả chín ta dùng đơn vị chuẩn tương đương với 80 gram rau xanh (1 chén rau lá xanh = 1/2 chén củ (carot, đậu tươi, củ hành, bí đỏ bắp, cà,…)), quả chín (1 trái (lê, bom) = 3 trái chuối = 1/2 chén nước trái cây ép hoặc trái cây xay nguyên chất). Nên ăn rau xanh, quả chín ≥ 2,5 suất/ngày [30].

Ăn mặn: là biến nhị giá gồm 2 giá trị có và không.

- Có: là người thường xuyên ăn các món kho, dùng nước chấm là nước mắm, muối từ 4-7 ngày/tuần hoặc được các thành viên khác trong gia đình cho là ăn mặn.

- Không: là người ăn các món kho, dùng nước chấm là nước mắm, muối ít hơn 4 ngày/tuần và các thành viên khác trong gia đình cho là không ăn mặn.

Ăn nhiều dầu mỡ: là biến nhị giá gồm 2 giá trị có và không.

- Có: là người ăn thường xuyên các đồ ăn chiên, xào trong các bữa ăn hằng ngày, ăn từ 5-7 ngày/tuần.

- Không: là người ăn các đồ ăn chiên, xào trong các bữa ăn hằng ngày, ít hơn 5 ngày/tuần.

Vận động thể lực: là biến nhị giá chia làm 2 nhóm có và không.

- Có: là người có tham gia hoạt động thể lực cường độ mạnh ít nhất 10 phút/ngày hoặc hoạt động thể lực cường độ vừa ít nhất 30 phút/ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không: là người không có tham gia hoạt động thể lực cường độ mạnh ít nhất 10 phút/ngày hoặc hoạt động thể lực cường độ vừa ít nhất 30 phút/ngày.

Đánh giá về hoạt động thể chất bao gồm về loại công việc, phương tiện đi lại, thể thao, vui chơi giải trí thường xuyên của các đối tượng:

- Hoạt động nặng: đào đất, cày ruộng, tập tạ, chạy nhanh, khuân vác, gánh đất, cưa xẻ, chạy đường dài, thể thao gắng sức, đạp xe ≥ 16 km/giờ…

- Hoạt động vừa: làm ruộng, đạp xe, đi bộ vừa phải, lau chùi nhà cửa, bơi lội, leo cầu thang, chơi cầu long, bòng chuyền, công nhân điện nước…

- Hoạt động nhẹ: tập thể dục nhẹ, đi bộ chậm, tập dưỡng sinh, bán hàng, làm thủ công, làm vườn cắt hoa/tỉa cảnh, cán bộ văn phòng…

- Nghỉ hoặc không hoạt động: xem tivi, nghe nhạc, đọc sách báo, ngồi/nằm nghỉ thư giãn…

Các đặc điểm về hình thái

- Chỉ số cơ thể (BMI): chỉ số BMI là biến định lượng.

Chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = cân nặng/(chiều cao)2

Được đánh giá và phân loại BMI dành riêng cho người Châu Á theo IDI và WPRO [38].

- Tỷ số vòng bụng/vòng mông (WHR: Waist/Hip Ratio): tỷ số VB/VM là biến định lượng được tính theo công thức: WHR = VB/VM.

Theo WHO: Béo phì vùng bụng khi WHR > 0,90 ở nam, WHR > 0,85 ở nữ [28].

Tiền sử gia đình bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường

- Tiền sử gia đình THA: là biến nhị giá chia làm 2 nhóm: có và không. + Có: người có ông, bà, cha, mẹ, anh chị em được chuẩn đoán THA có giấy chứng nhận (sổ khám bệnh, toa thuốc, giấy xuất viện,..) của bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị.

+ Không: là người không có ông, bà, cha, mẹ, anh chị em được chuẩn đoán THA có giấy chứng nhận (sổ khám bệnh, toa thuốc, giấy xuất viện,..) của bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị.

- Tiền sử ĐTĐ: là biến nhị giá chia làm 2 nhóm là có hoặc không

+ Có: người được chuẩn đoán là bị ĐTĐ có giấy chứng nhận (sổ khám bệnh, toa thuốc, giấy ra viện) của bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị.

+ Không: người không được chuẩn đoán là bị ĐTĐ và không có giấy chứng nhận (sổ khám bệnh, toa thuốc, giấy ra viện) của bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị.

2.2.4.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên Tăng huyết áp: là biến nhị giá gồm 2 giá trị có và không. Tăng huyết áp: là biến nhị giá gồm 2 giá trị có và không.

- Có: đối tượng được xác định là THA khi HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg, hoặc những đối tượng đã được chuẩn đoán THA có giấy chứng nhận (sổ khám bệnh, toa thuốc, giấy xuất viện,..) của bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị.

- Không: là những đối tượng có HATT < 140 và HATTr < 90 hoặc những đối tượng không được chuẩn đoán THA có giấy chứng nhận của bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị.

Huyết áp tâm thu (pha I Korotkoff): được ghi nhận khi nghe tiếng mạch đập đầu tiên.

Huyết áp tâm trương (pha V Korotkoff): được ghi nhận khi mất tiếng mạch đập hoặc thay đổi âm sắc.

Tăng huyết áp mới phát hiện: gồm 2 giá trị có và không

-Có: là những đối tượng có HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg mà trước đây chưa từng được chuẩn đoán THA của bác sĩ hoặc chưa từng điều trị THA.

- Không: là những đối tượng có HATT < 140 và HATTr < 90 và những đối tượng có giấy chứng nhận của bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị là bị THA.

Tỷ lệ tăng huyết áp theo giới. Tỷ lệ tăng huyết áp theo dân tộc.

Tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn.

2.2.4.3. Một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân trên 25 tuổi

- Giới tính: gồm 2 nhóm là nam và nữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình độ học vấn: chia thành 2 nhóm là < THCS và ≥ THCS.

- Nghề nghiệp: gồm các nhóm nông dân, buôn bán, CBVC, làm thuê, nội trợ, nghỉ hưu, nghề khác.

- Tuổi: chia thành 5 nhóm 25-34, 35-44, 45-54, 55-64, ≥ 65.

- Thói quen hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động, uống rượu, bia: chia thành 2 nhóm là có và không.

- Chế độ ăn ít rau quả, ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ: chia thành 2 nhóm là có và không.

- Hoạt động thể lực: chia thành 2 nhóm là có và không.

- Thừa cân béo phì: chia thành 2 nhóm là BMI ≥ 23 và BMI < 23. - Tiền sử ĐTĐ, tiền sử gia đình THA: chia thành 2 nhóm: có và không. - Béo phì vùng bụng ở nam và ở nữ: chia thành 2 nhóm là có và không.

2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.5.1 Kỹ thuật thu thập số liệu

Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi kết hợp với đo lường các chỉ số nhân trắc, huyết áp của đối tượng nghiên cứu.

Đo huyết áp

Dụng cụ: ống nghe và huyết áp kế thủy ngân có sai số tối thiểu là 1mmHg.

Chuẩn bị đối tượng: đo huyết áp trong phòng mát, đủ ánh sáng, yên tĩnh. Đối tượng nghiên cứu không dùng rượu, không uống cà phê trước khi đo 1 giờ, không hút thuốc lá trước khi đo 30 phút, không sử dụng thuốc cường giao cảm (phenylephrine để chữa xuất huyết niêm mạc muỗi hoặc thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử). Cho đối tượng đo HA cởi bỏ quần áo chặt, đi tiểu tránh bàng quang đầy và ngồi nghỉ 10 phút trước khi đo HA.

Phương pháp đo HA: đo ở tư thế ngồi, thực hiện ở cả 2 tay, cánh tay trần, để tay ngửa lên bàn sao cho phần giữa vòng bít ngang vị trí của tim (vị trí cánh tay được điều chỉnh sao cho băng quấn ở mức của nhĩ phải, khoảng gian sườn 2), thả lỏng cơ thể, cánh tay và các ngón, không nói chuyện khi đo. Đặt trung tâm túi hơi băng quấn lên động mạch cánh tay. Quấn băng của HA kế quanh tay người được đo, áp băng quấn vừa khít, túi hơi của máy đo HA phải bao phủ tối thiểu 80% vòng cánh tay và 2/3 chiều dài cánh tay, mép dưới băng quấn lên lằn khuỷu 3cm. Tiếp theo người đo bắt được mạch cánh tay ở đầu trong nếp gấp khuỷu rồi đặt ống nghe lên vị trí mạch đập. Sau đó bơm hơi vào đến khi kim đồng hồ lên đến mức không còn nghe thấy tiếng đập rồi bơm thêm 30 mmHg. Cuối cùng, xả hơi từ từ với tốc độ 2-3 mmHg/giây. Sử dụng âm thanh pha I và pha V của Korotkoff để xác định HATT, HATTr.

HATT (pha I Korotkoff): được ghi nhận khi nghe tiếng mạch đập đầu tiên. HATTr (pha V Korotkoff): được ghi nhận khi mất tiếng mạch đập hoặc thay đổi âm sắc.

Đo lần 2, mỗi lần cách nhau từ 3-5 phút, sau đó tính trung bình cộng, ghi kết quả dưới dạng HATT/HATTr với đơn vị mmHg. Nếu hai lần đo trên nhau > 5 mmHg, đo thêm lần nữa rồi tính trị số trung bình cộng. Nếu trị số HA hai tay chênh lệch thì lấy giá trị ở tay cao hơn.

Dụng cụ: cân và thước dây có độ chính xác 0,1 kg và 1cm để đo chiều cao, cân nặng.

Chuẩn bị đối tượng và phương pháp đo:

Đo chiều cao: sử dụng thuốc đo độ dài 150 cm, thước đo phải chuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014 (Trang 26)