Ảnh hưởng của phân bón lá tới động thái ra lá của hoa đồng tiền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển hoa đồng tiền lùn (gerbera jamesonii bol) trồng chậu tại thái nguyên (Trang 30)

Tốc độ sinh trưởng phát triển của cây hoa đồng tiền chịu ảnh hưởng

rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, phân bón, sâu bệnh…trong đó phân bón, đặc biệt là phân bón lá có tác động mạnh mẽ nhất đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số

23

chế phẩm phân bón lá đến động thái ra lá của cây đồng tiền lùn, trồng chậu có kết quả thể hiện ở bảng 4.2 dưới đây.

Bảng 4.2 Ảnh hƣởng của phân bón lá tới động thái ra lá của cây hoa

đồng tiên lùn trồng chậu.( đơn vị: lá) Công thức sau trồng 20 ngày 40 ngày 60 ngày 80 ngày 100 ngày

CT 1 Phun phân Thiên Nông 8,8 12 14,6 16,8 21 CT 2Phun phân đầu trâu 7,6 10.8 13,8 14,9 18,4 CT 3Phun phân xanh TQ 8,2 11.2 14 15 17,5 CT 4Phun phân Atonik 7,9 11 13,6 15,4 17,8

CT 5Phun nước lã 7,1 10 12,1 13,2 15,4

CV% 8,5 9.0 5,8 5,6 4,9

LSD0.5 1,28 1.42 1,42 1,59 1,58

Sau trồng 20 ngày số lá/cây giữa các công thức không có mấy sự khác biệt. sau trồng 20 ngày số lá dao động giữa các công thức là 7,1- 8.8 lá. Công thức 1 có số lá/cây sau 20 ngày là 8.8 lá cao hơn, công thức 5 ( công thức đối chứng) là 7,1 lá. Ba công thức còn lại tương đối bằng nhau tương đương so với công thức 5.

Sau trồng 40 ngày, tốc độ ra lá của cây đồng tiền ở các công thức bắt đầu tăng dần. Số lá giữa các công thức bắt đầu đã có sự khác nhau. Chênh lệch giữa công thức 1 và công thức 5 (đối chứng) là 2 lá. Các công thức còn lại tương đương nhau và cao hơn so với công thức đối chứng.

Sau trồng 60 ngày, các công thức bắt đầu có sự khác biệt rõ rệt hơn. Chênh lệch giữa công thức 1 ( phun phân bón lá Thiên Nông) với công thức 5 ( công thức phun nước lã) là 2.5 lá. Các công thức còn lại tương đương nhau và hơn hẳn công thức đối chứng.

24

Sau 80 ngày, các công thức khác biệt hơn rất nhiều. chênh lệch giữa công thức 1 ( phun phân bón lá Thiên Nông) và công thức 5 ( phun nước lã ) là 3,6 lá. Các công thức còn lại cũng hơn nhiều so với công thức đối chứng. Sau 100 ngày, cách biệt giữa các công thức rất rõ rệt, chênh lệch giữa công thức 1 (phun phân bón lá Thiên Nông) với công thức 5 (đối chứng) là 5,6 lá, các công thức còn lại mặc dù không được như công thức 1 (phun phân bón lá Thiên Nông) nhưng vẫn chênh lệch số lá so với công thức đối chứng khá cao, công thức chênh lệch so với đối chứng gần nhất cũng là 2,1 lá: công thức 3( phun phân xanh TQ). Công thức tiếp theo đó là công thức 4 (phun phân Atonik) với số lá chênh lệch so với công thức 5 (đối chứng) là 2.4 lá. Và công thức cuối cùng sau công thức 1(phun phân bón lá Thiên Nông) là công thức 2 (phun phân bón lá Đầu trâu) với số lá chênh lệch là 3 lá so với công thức 5.

Hình 4.1 Ảnh hƣởng của phân bón lá tới động thái ra lá của cây hoa đồng tiền lùn trồng chậu.

25

+ Các giai đoạn khác nhau thì động thái ra lá của cây cũng khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm của giống, yếu tố ngoại cảnh… Sau trồng 40 ngày thì cây bắt đầu đẻ nhánh và ra những ngồng hoa đầu tiên nên số lá/ cây có vai trò rất quan trọng, thực hiện quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho quá trình đẻ nhánh và ra hoa. Đây cũng là thời kì cây rất nhạy cảm với phân bón. Việc cung cấp đủ, kịp thời dinh dưỡng sẽ giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, ra lá nhiều, lá đứng hấp thụ nhiều ánh sáng để cung cấp cho quá trình quang hợp. Qua hình 4.2 cho thấy cung cấp phân bón lá cho cây sẽ có sự khác biệt rõ rệt so với công thức đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển hoa đồng tiền lùn (gerbera jamesonii bol) trồng chậu tại thái nguyên (Trang 30)