Thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam những năm gần đây

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và NGUỒN tài TRỢ THÂM hụt NGÂN SÁCH NHÀ nước của VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

3. THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP TÀI TRỢ THÂM HỤT NGÂN SÁCH THỰC TẾ Ở VIỆT NAM

3.1Thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam những năm gần đây

Nếu so sánh với thực trạng thâm hụt NSNN vào giai đoạn những năm 80 thì trong những năm gần đây, tình trạng thâm hụt NS của nước ta đã giảm đi đáng kể.

BẢNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ 2001 – 2010 Đơn vị tính: Tỷ Đồng

Năm Số Bội chi Bội chi so vớiGDP Năm Số Bộichi với GDPBội chi so

2001 25.885 4,67% 2006 48.500 5%

2002 25.597 4,96% 2007 56.500 5%

2003 29.936 4,9% 2008 66.200 4,95%

2004 34.703 4,85% 2009 142.355 6,9%

2005 40.746 4,86% 2010 119.700 6,2%

Giảm thâm hụt ngân sách đạt được là do kết quả của những biện pháp cứng rắn như cắt giảm chi tiêu chính phủ, xóa bỏ dần các loại trợ cấp qua giá, lương, trợ cấp cho xí nghiệp quốc doanh… Tốc độ tăng thu hàng năm bình quân là 18,8%. Tốc độ tăng chi bình quân hàng năm đạt 18,5%. Nhiều năm thâm hụt giảm xuống dưới 5% so với GDP. Đây cũng được coi là thành tựu trong nền kinh tế của nước ta.

Chúng tôi đưa ra bảng dưới đây để làm kết quả so sánh:

BẢNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM TỪ 1987 ĐẾN 1994 Đơn vị tính: Tỷ đồng

1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994

Thâm hụt ngân

sách 130,4 1072 1081 3033 1728 3847 7930 7714

So với GDP (%) 4,9 8,1 8,1 7,9 2,5 3,8 6,3 5,9

Tất nhiên để đạt được thành tựu như vậy, Chính phủ đã có những đổi mới trong quản lý NSNN về hệ thống thuế và chi tiêu NSNN. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế hiện nay, tình trạng thâm hụt của NSNN ta vẫn bị đánh giá là cao. Vấn đề thâm hụt NS mới chỉ

được thảo luận gần đây, đặc biệt là từ đầu năm 2009, khi nhiều người lo sợ chính sách kích cầu để chống đỡ khủng hoảng kinh tế đi liền với sự suy giảm các nguồn thu cũng do khó khăn kinh tế sẽ đẩy thâm hụt lên mức rất cao (7% đến 10%). Quan sát bảng số liệu thâm hụt NSNN từ năm 2001-2010 ta có những nhận định sau:

Từ năm 2005-2009, thâm hụt NSNN có xu hướng tăng, năm 2009 đã giữ trên 5%. Năm 2009, tổng bội chi ngân sách ước khoảng 115,9 nghìn tỷ đồng, bằng 6,9% GDP, cao hơn nhiều so với mức 4,95% của năm 2008 và kế hoạch đề ra (4,82%).

Thực tế thâm hụt còn cao hơn nhiều. Năm 2007, THNS của nước ta là 5% đã được coi là đáng báo động. Song theo ước tính của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thì thâm hụt ngân sách của Việt Nam theo cách tính quốc tế, không bao gồm tiền trả nợ gốc nhưng bao gồm các khoản chi ngoài dự toán - lên tới 7% GDP. Các chuyên gia tư vấn chính sách quốc tế của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã nhiều lần cảnh báo Chính phủ về tỷ lệ thâm hụt ngân sách quá cao và không bền vững. Con số thâm hụt thực cũng được đánh giá cao hơn nhiều so với con số do Chính phủ công bố. IMF cho rằng thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2009 lên đến 9%, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho là 9,8%, khác với con số 6,9% mà Việt Nam đưa ra. Đến năm 2010, thâm hụt NSNN đã giảm từ 6.9% xuống 6.2% nhưng thâm hụt NSNN của nước ta vẫn ở mức cao.

Hậu quả:

Thâm hụt ngân sách trên quy mô lớn, tốc độ cao được coi là nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát và giá cả tăng cao, tác hại đến sự phát triển kinh tế và đời sống dân cư. Lạm phát cao kỉ lục đã diễn ra vào cuối năm 2007-2008. Nhưng nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỉ lục trong vòng hơn một thập kỉ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức hai con số. Điều ấy cũng cho thấy sự cố gắng của Chính phủ trong việc bù đắp thâm hụt NSNN cũng như kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên lạm phát của Việt Nam vẫn luôn ở mức cao trong khu vực và trên thế giới. Ngay cả trong năm 2010, kì vọng chung về mức lạm phát đã là khoảng 10%

Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Ở Việt Nam, mặc dù thâm hụt ngân sách tăng đột biến trong năm 2007 chưa làm suy giảm tiết kiệm nội địa và đầu tư tư nhân nhưng nó đã làm tăng mức thâm hụt tài khoản vãng lai, từ -0,5% năm 2006 lên tới -8% năm 2007.

Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mô của chính phủ. Nó cũng làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân và của các nhà đầu tư vì họ cho rằng Chính phủ trước sau gì cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm hụt. Tóm lại, thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định vĩ mô, và do vậy, khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền. Vì vậy cần thiết phải xem xét các biện pháp tài trợ để giảm THNS.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và NGUỒN tài TRỢ THÂM hụt NGÂN SÁCH NHÀ nước của VIỆT NAM (Trang 25 - 27)