Năng lực cho vay tín dụng.

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG TIỀN gửi và CHO VAY TRÊN địa bàn TPHCM (Trang 33 - 38)

C ĐÁNH GIÁ VAØ ĐỀ XUẤT

2.2Năng lực cho vay tín dụng.

1. ĐÁNH GIÁ NHTM TẠI ĐỊA BAØN TPHCM

2.2Năng lực cho vay tín dụng.

Xử lý nợ xấu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, giảm nợ xấu phải gắn liền với việc xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu chất lượng tín dụng của các NHTM . Tăng trưởng tín dụng hiệu quả thông qua việc đa dạng hoá dịch vụ tín dụng, nhằm phân tán rủi ro cho vay. Trong đó cần quan tâm nắm bắt và đánh giá diễn biến thị trường, đánh giá đúng hiệu quả phương án, dự án cho vay đảm bảo hạn chế thấp nhất rủi ro do biến động thị trường hàng hoá.

Mở rộng cho vay tín dụng tiêu dùng đối với đối tượng khách hàng hưởng lương hàng tháng. Đây là dạng tín dụng nhỏ rủi ro ít, phí thu cao.

Điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, các khách hàng chiến lược, truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của NHTM. Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể. Hoạt động quản lý tín dụng phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

Mở rộng mạng lưới ngân hàng bán lẻ tại những địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, khu du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp sản phẩm tín dụng với các sản phẩm tiện ích khác trong lĩnh vực huy động vốn, tài trợ thương mại,

dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử để hình thành các sản phẩm trọn gói cho một khách hàng hoặc nhóm khách hàng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài về mặt mạng lưới, khả năng tiếp cận, hiểu biết và chăm sóc khách hàng.

Đa dạng các hình thức tín dụng: Nâng cao nghiệp vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu mà cụ thể là hình thức cho vay hàng xuất khẩu theo L/C đã mở, hình thức chiết khấu hối phiếu, chiết khấu chứng từ thanh toán theo hình thức tín dụng chứng từ

Hỗ trợ tín dụng trung và dài hạn đối với các DNNVV

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá dự án đầu tư, thẩm định tài sản bảo đảm. Thẩm định dự án đầu tư là một khâu quan trọng, là cơ sở để Ngân hàng ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dự án đó. Công tác thẩm định tập trung vào các vấn đề sau: thẩm định đầy đủ nội dung để đảm bảo đánh giá dự án một cách toàn diện; Xây dựng phần mềm hiện đại phục vụ trực tiếp cho công tác thẩm định để nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian thẩm định; Đào tạo cán bộ có chuyên môn cao về thẩm định dự án…

Cải cách bộ máy tín dụng hoạt động theo thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của cán bộ các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập.

2.3 Khả năng mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ.

Thực hiện tốt việc phối hợp, liên kết giữa các NHTM và TCTD với nhau trong quá trình phát triển các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giúp cho các NHTM và TCTD sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạn chế được sự lãng phí và kém hiệu quả trong quá trình ứng dụng phát triển công nghệ hiện đại . Các ngân hàng bán lẻ nên tận

dụng cơ sở hạ tầng, tiết kiệm đầu tư vừa có thể phát triển các dịch vụ thế mạnh riêng của từng ngân hàng.

2.4 Về năng lực quản trị – điều hành

Phát triển nguồn nhân lực: Cần thiết hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và phát triển nguồn nhân lực để thu hút nhân tài, cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý có trình độ giỏi thông qua xây dựng hệ thống khuyến khích và chế độ quản lý lao động phù hợp.

Bên cạnh việc đầu tư hiện đại hóa công nghệ, các NHTM cũng cần phải phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có chiến lược chủ động đào tạo nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tiếp cận được công nghệ mới, quan tâm đến môi trường làm việc của cán bộ cũng như các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho nhân viên,… đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong xu thế hội nhập

2.5 Về năng lực công nghệ

Phát triển về công nghệ: Đây là yêu cầu cơ bản trong việc phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng của hệ thống NHTM. Việc ứng dụng công nghệ mới trong ngành ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các NHTM có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng. Các NHTM cần phải:

Tăng cường liên doanh, liên kết và hợp tác giữa các ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng các tổ chức kinh tế khác trong và ngoài nước nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Hiện đại hóa đồng bộ hạ tầng kỹ thuật công nghệ trên phạm vi toàn hệ thống ngân hàng và ngay trong từng TCTD. Thực hiện các giao dịch liên chi nhánh trong toàn

hệ thống một cách nhanh chóng, không còn sự khác biệt về cách thức, tốc độ xử lý giữa giao dịch nội bộ và giao dịch liên chi nhánh.

Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử (internet banking, home banking, mobile banking,…, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng giao dịch tự động nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. Thông qua việc phát triển các dịch vụ mới ATM, internet banking, mobile banking… các ngân hàng không chỉ giảm thiểu chi phí hoạt động mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ

2.6 Về thương hiệu

Chủ động xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa kinh doanh ngân hàng văn minh – hiện đại, bằng cách đẩy mạnh các hoạt động marketing, tuyên truyền, quảng cáo dịch vụ ngân hàng trên thị trường đến khách hàng .

2.7 Về pháp lý

Bổ sung, sửa đổi Luật NHNN và Luật các TCTD, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và ứng dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng; quy định rõ phạm vi hoạt động cũng như loại hình dịch vụ ngân hàng mà các TCTD được phép thực hiện và cung ứng cho nền kinh tế .

Hoàn thiện các quy định về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước theo lộ trình tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính và mở cửa thị trường tài chính.

Tiếp tục định hướng cho các TCTD phát triển các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo cho các TCTD đầu tư đúng hướng và có hiệu quả trong kinh doanh .

Thực hiện cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt trong mọi ngành, mọi cấp của nền kinh tế chớ không chỉ thực hiện ở phạm vi ngành ngân hàng. Bên cạnh đo, Ngân hàng Nhà nước có thể hình thành trung tâm thanh toán bù trừ séc, hối phiếu nhằm tạo

điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tốc độ phát hành, lưu thông và sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế .

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu quốc gia hiện đại, tập trung, thống nhất. Triển khai các đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám sát, quản trị, điều hành, thông tin, báo cáo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật các tổ chức tín dụng ( luật 02/1997/QH10) 2. Luật các tổ chức tín dụng ( luật 47/2010/QH12) 3. Luật ngân hàng nhà nước (12/12/1997) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Luật ngân hàng nhà nước (luật 46/2010/QH12) 5. Nghị định 49/200/NĐ-CP ngày 20/09/2000

6. Quyết định số: 1627/2001/QĐ-NHNN, ngày 31 tháng 12 năm 2001 Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

7. Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

8. Thơng tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03 tháng 03 năm 2011 của Thống đốc NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam

9. Thơng tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG TIỀN gửi và CHO VAY TRÊN địa bàn TPHCM (Trang 33 - 38)