C ĐÁNH GIÁ VAØ ĐỀ XUẤT
1. ĐÁNH GIÁ NHTM TẠI ĐỊA BAØN TPHCM
1.3 Khả năng mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ.
Nhìn chung còn nhiều bất cập. Các NHTM đã tích cực áp dụng các phần mềm trong giao dịch thanh toán, tuy nhiên, do tính liên kết giữa các NH chưa cao nên đã dẫn tới những bất cập nhất định trong triển khai các phần mềm trong quản lý. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm và tính liên kết sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn thấp. Hệ thống dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, các dịch vụ ngân hàng điện tử (thẻ tín dụng, ATM, internet banking, …) chưa phát triển mạnh, vẫn còn hạn chế về chất lượng tiện ích và hiệu quả kinh tế còn thấp.
Theo báo cáo của Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin tại hội thảo về pháp luật thương mại điện tử Việt – Nhật ngày 24/11/2011 Việt Nam được xếp hàng 86/154 so với thế giới năm 2010 và đạt 34.8% dân số sử dụng công nghệ thông tin so với mức trung bình của thế giới là 30,2%. Rủi ro đi kèm là rò rỉ thông tin, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng, bảo mật thông tin …Hiệu quả sử dụng máy ATM, POS… chưa đạt hiệu quả cao.
Thị trường dịch vụ ngân hàng chưa phát triển đúng mức, một số dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ tài khoản, séc, thẻ thanh toán, quản lý tài sản, tín dụng cầm cố,… đã triển khai thực hiện nhưng chưa phát triển mạnh và rộng rãi về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các NHTM thuộc các thành phần kinh tế khác nhau do có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình NHTM, giữa các NHTM trong nước và NHTM nước ngoài. Phương thức cạnh tranh chủ yếu là mở rộng mạng lưới, cạnh tranh giá, chưa thật sự quan tâm đến việc cạnh tranh thông qua chất lượng dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin, thương hiệu của NHTM .