Đánh giá kết quả thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy kim loại nặng (pb) trong nước rỉ rác của rau muống (Trang 55)

L ỜI CẢM Ơ N

b. Chu ẩn bị vật liệ u

4.4. Đánh giá kết quả thí nghiệm

Ta thấy rằng chỉ với thời gian 20 ngày nhưng kết quả cho ta thấy rằng hàm lượng kim loại nặng trong nước rỉ rác trồng rau muống giảm đáng kểđiều này chứng tỏ rằng rau muống đã hút kim loại nặng rất tốt tại nồng độ NT1- 100: 0,97205 mg/l, NT2-75: 1,20241mg/l, NT3-50: 1,45188 mg/l. Thực tế khi phân tích mẫu thực vật cũng khẳng định rằng là rau muống có khả năng hấp thụ kim loại nặng là rất lớn khi trồng gần những nơi có nguồn ô nhiễm kim loại. Vậy theo TCVN 8126 : 2009 (Pb: 0,05 mg/l) thì ở tất cả nghiệm thức đều vượt tiêu chuẩn cho phép có trong thực vật. Đây là một loại rau được mọi người sử dụng hằng ngày nên hàm lượng kim loại cao như vậy không thể cho phép có trong rau.

Từ kết quả phân tích ta thấy rằng, hàm lượng Pb đo được sau thí nghiệm là đều tăng theo nồng độ pha loãng, riêng NT1-100 thì hàm lượng Pb là thấp nhất, điều này cho ta thấy là rau muống có hút Pb đặc biệt là ở nồng độ pha loãng 50% . Chính vì trong thực tế thì lúc nào nước rỉ rác cũng có nhiều yếu tố chính vì thế khả năng tích lũy Pb trong rau muống sẽ giảm đi, do ảnh hưởng của các yếu tố cũng như các kim loại khác.

Điều này cho ta thấy rằng trong thân rau muống được trồng những nơi có nguồn nước chứa kim loại thì khả năng tích lũy trong rau là một vấn đề đáng được quan tâm. Như chúng ta đã biết mỗi năm có hàng ngàn ca ngộđộc thực phẩm, mà đặc biệt hơn như là các bệnh: ung thư, dị dạng, quái thai, thần kinh và giảm trí nhớ….Con người là một mắc xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn chính vì thế mà qua quá trình tích lũy của kim loại trong thực vật và động vật đã đến mức giới hạn cho phép rồi thì con người lại trực tiếp ăn các thực vật và động vật đó. Đây chính là mối lo lắng cho có nhà sinh thái học cũng như các nhà môi trường.

Qua thí nghiệm cho ta thấy thứ tự hàm lượng tích lũy trong cây rau muống là: NT3-50 > NT2-75 > NT1-100. Điều này chứng tỏ rằng: Độc tố từ môi trường xâm nhập vào thực vật qua sự hấp thu của rễ khi lấy chất dinh

dưỡng nuôi cây. Thông thường kim loại nặng mang tính độc nên những loài thực vật có khả năng tích tụ KLN phải có hệ thống giới hạn sự hấp thụ và phân bố kim loại. Cơ chế chịu đựng của thực vật đối với kim loại nặng thường có các khả năng sau:

- Hấp thu có chọn lọc các ion.

- Giảm tính thấm của màng nhầy và thay đổi của chức năng màng nhầy tế bào để chống lại độc chất tế bào.

- Có khả năng cố định các độc chất dạng ion trong rễ , trong thân, trong lá, trong hạt.

- Có khả năng chuyển đổi tính chất độc tố bởi quá trình lắng tụ trong các phản ứng hay kết tủa với các độc chất KLN.

- Thay đổi phương thức trao đổi chất, tăng hoạt tính hệ thống enzym để giảm thiểu quá trình độc hoặc bởi sự chuyển hóa và hạn chế độc chất KLN.

- Làm giảm bớt sự tập trung của các ion kim loại độc bằng cơ chế đặc biệt của các cành lá hoặc rụng bớt lá, hoặc bởi dẫn truyền và sự bài tiết của rễ.

- Tính thích ứng là kiểu đặc trưng của mỗi loài thực vật với những KLN khác nhau. Tuy vậy, nó không vượt khỏi mức giới hạn nhất định.

- Nhiều loài sinh vật đã được phát hiện có tính chịu được KLN.

- Về khả năng nhạy cảm của thực vật với KLN ở mức độ nào đó là vi lượng tối cần thiết, nhưng vượt quá mức độ cho phép ngay lập tức trở thành độc chất.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.2. Kết luận

Rau muống có khả năng tích lũy hàm lượng KLN trong thân cây là cao vượt qua tiêu chuẩn cho phép. Với nồng độ pha loãng 50% thì khả năng tích lũy Pb trong thân rau muống thì cao hơn so với nồng độ pha loãng 75% và 100% nước rỉ rác

Rau muống có thể sống và phát triển bình thường trên môi trường nước rỉ rác ở bãi rác Bình Đức bị ô nhiễm Pb.

Tốc độ phát triển trong môi trường nước rỉ rác của rau muống khá nhanh, sinh trường rất tốt. Sau 20 ngày, thì ở nghiệm thức 50% là phát triển tốt nhất. Khả năng tích lũy Pb của nghiệm thức 50% cao hơn 75% và 100%. Hàm lượng Pb tích lũy trong thân rau muống của NT1-100, NT2-75, NT3-50 sau 20 ngày lần lượt là 0,97205 mg/l; 1,20241 mg/l; 1,45188 mg/l.

5.3. Kiến nghị

- Cần nghiên cứu thêm vềảnh hưởng của các yếu tố khác đến sự tích lũy kim loại nặng của rau muống chẳng hạn như pH, COD, BOD….

- Mở rộng nghiên cứu với nước rỉ rác, rau khác để tìm thêm những loại rau có khả năng tích lũy Pb cao hơn so với rau muống, để góp phần vào trong việc hạn chế Pb phát tán vào môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. 2010. Rau muống. http://vi.wikipedia.org/wiki/Rau_mu%E1%BB%91ng. Ngày đọc 15/12/2010.

Ban công trình quản lý môi trường đô thị thành phố Long Xuyên. 2009. Hiện trạng hệ thống thu gom và quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Long Xuyên. An Giang.

Bùi Cách Tuyến và Phạm Quang Hà. 2010. Quản lý kim loại trong nông nghiệp Việt Nam. Trường Đại học Nông lâm. Tp HCM.

Cao Nguyễn Thị Thanh Thy. 2006. Nghiên cứu quy trình chế biến phân Compost từ rác sinh hoạt tại thành phố Đà Lạt. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Đà Lạt. TP.Đà Lạt.

Doãn Văn Kiệt. 2010. Một số nguyên tố vi lượng thường gặp trong nước và ảnh hưởng của chúng. Bộ môn Hóa. Trường Đại học Tây Bắc.

Google Maps. 2010. Map Việt Nam. http://maps.google.com/. Ngày đọc 28/12/2010.

Hồ Thị Mỹ Trang. 2005.Nghiên cứu khả năng tích lũy KLN (Cd, Zn, Cu, Cr) trong nước thải xỉ mạ của rau nhút và đưa ra khuyến cáo cho người sử dụng. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.

Lê Xuân Thứ. 2009. Nghiên cứu chiết-trắc quang phức Đaligan trong hệ 1-(2-Pyridilazo)-2-Naphtol (Pan)- Pb(II) ccl3cooh và ứng dụng phân tích. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Thái Nguyên.

Nguyễn Thị Vững Vàng. 2010. Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng chế phẩm vi khuẩn quang hợp. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học An Giang. Nguyễn Thị Kiều Phương. 2010. Kim loại nặng và ảnh hưởng của chúng đối với cong người. http://hoahocngaynay.com/vi/phat-trien-ben-vung/an- toan-hoa-chat/232-kim-loai-nang-va-anh-huong-cua-no-doi-voi-con-

nguoi.html. Ngày đọc 28/12/2010.

Phạm Thị Ngọc Xuân và cộng tác viên. 2009. Quản lý và xử lý chất thải rắn. Tài liệu giảng dạy. Đại học An Giang.

Phan Thị Thu Hằng. 2008. Nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích lũy của chúng trong rau tại Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Thái Nguyên.

Thiennhien. 2009. Cải tạo ô nhiễm kim loại nặng trong đất bằng thực vật. http://www.vfej.vn/vn/chi_tiet/11939/ca__i_ta__o_o_nhie__m_kim_loa__i_na __ng_trong_da__t_ba__ng_thu__c_va__t. Ngày đọc 28/12/2010.

VloS. 2008. Nước bị nhiễm kim loại như thế nào?. http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc_b%E1%B B%8B_%C3%B4_nhi%E1%BB%85m_kim_lo%E1%BA%A1i_n%E1%BA%

B7ng_nh%C6%B0_th%E1%BA%BF_n%C3%A0o%3F. Ngày đọc

28/12/2010.

Jean-Louis Morel. 1997. Bioavailality of trace elements to terres trial plants. CRC Lewis Publishers.

Phụ lục bảng

Bng 1: Quá trình phát triển của rau muống trong 4 ngày đối với nước rỉ rác

Kí hiệu mẫu Thân (cm) Lá (cm) NTDC 1 20-21 10-11 NTDC 2 21-23 10-11 NTDC 3 21-23 10-12 NT11-100 18-20 8-9 NT12-100 19-21 8-10 NT13-100 18-20 8-9 NT21-75 18-21 8-9 NT22-75 20-23 8-11 NT23-75 20-23 8-10 NT31-50 18-20 9-10 NT32-50 19-21 9-11 NT33-50 18-21 9-11

Bng 2: Quá trình phát triển của rau muống trong 8 ngày đối với nước rỉ rác

Kí hiệu mẫu Thân (cm) Lá (cm)

NTDC 1 23-24,5 10-11 NTDC 2 24-26,5 10-12 NTDC 3 24-26,5 10-12

NT11-100 23-24,5 10-13 NT12-100 23-24,5 10-14 NT13-100 23-24 10-13 NT21-75 23-25 10-14 NT22-75 25-27 11-15 NT23-75 25-26 10-14 NT31-50 25-26 10-14 NT32-50 27-30 10-14 NT33-50 25-27 10-13

Bng 3: Quá trình phát triển của rau muống trong 12 ngày đối với nước rỉ rác

Kí hiệu mẫu Thân (cm) Lá (cm) NTDC 1 25-26 10-11 NTDC 2 25-27,5 10-12 NTDC 3 25-27,5 10-12 NT11-100 26-28 10-13 NT12-100 26-28 10-14 NT13-100 26-27 10-13 NT21-75 28-30 10-14 NT22-75 30-32 11-15

NT23-75 29-31 10-14 NT31-50 29-31 10-14 NT32-50 30-35 10-14 NT33-50 30-34 10-13

Bng 4: Quá trình phát triển của rau muống trong 16 ngày đối với nước rỉ rác

Kí hiệu mẫu Thân (cm) Lá (cm) NTDC 1 25,5-27 10-11 NTDC 2 26-28,5 10-12 NTDC 3 26-28,5 10-12 NT11-100 26,5-28,5 10-13 NT12-100 26,5-29 10-14 NT13-100 26,5-28 10-13 NT21-75 29-32 10-14 NT22-75 31-33 11-15 NT23-75 30-32 10-14 NT31-50 30-33 10-14 NT32-50 31-35,5 10-14 NT33-50 30,5-35 10-13

Bng 5: Quá trình phát triển của rau muống trong 16 ngày đối với nước rỉ rác Kí hiệu mẫu Thân (cm) Lá (cm) NTDC 1 26,5-29 10-11 NTDC 2 27-30 10-12 NTDC 3 27-30 10-12 NT11-100 27-30,5 10-13 NT12-100 27,5-31 10-14 NT13-100 27,5-31 10-13 NT21-75 30-34 10-14 NT22-75 32-36 11-15 NT23-75 32-35 10-14 NT31-50 31-35 10-14 NT32-50 33-37 10-14 NT33-50 33-36 10-13

Bng 6: Hàm lượng kim loại nặng trong rau muống ở NT11, NT21, NT31

Ký hiệu mẫu Hàm lượng Pb (mg/l) Lần 1 Hàm lượng Pb (mg/l) Lần 2 NTDC 1 0 0 NT11-100 0,8846 1,0433 NT21-75 1,2012 1,2452

NT31-50 1,3906 1,4829

Bng 7: Hàm lượng kim loại nặng trong rau muống ở NT12, NT22, NT32

Ký hiệu mẫu Hàm lượng Pb (mg/l) Lần 1 Hàm lượng Pb (mg/l) Lần 2 NTDC 2 0 0 NT12-100 0,9522 0,9575 NT22-75 1,1948 1,1909 NT32-50 1,4912 1,3992

Bng 8: Hàm lượng kim loại nặng trong rau muống ở NT13, NT23, NT33

Ký hiệu mẫu Hàm lượng Pb (mg/l) Lần 1 Hàm lượng Pb (mg/l) Lần 2 NTDC 3 0 0 NT13-100 1,0223 0,9724 NT23-75 1,1982 1,1842 NT33-50 1,4723 1,4751

Phụ lục hình

Hình 1: Rau muống được trồng được 10 ngày

Hình 3: Rau muống được trồng trong nước rỉ rác

NT1-100 NT2-75

NT3-50 NTDC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy kim loại nặng (pb) trong nước rỉ rác của rau muống (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)